Nghiên cứu khoa học chưa thực sự đến với doanh nghiệp

đặng tiến |

Tại diễn đàn mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường khoa học và công nghệ” do Bộ KHCN tổ chức ngày 30.8, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, trình độ công nghệ của các DN Việt vẫn lạc hậu và gần 60% DN đang sử dụng các giải pháp công nghệ có tuổi đời trên 6 năm.

60% số Doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu

Theo kết quả khảo sát tại 10 ngành nghề của VCCI năm 2016, trong đó có 7 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cho thấy, có đến gần 60% DN vẫn đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Công nghệ đến chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc. Tỉ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005. Qua đó có thể thấy phần nào thực trạng trình độ công nghệ và máy móc thiết bị của các DN ngành chế biến chế tạo của Việt Nam.

Từ thực tế đó, Chủ tịch VCCI cho rằng cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại các DN. Việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt trong CMCN 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam. Rất nhiều DN đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động để đổi mới công nghệ. Để thực hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KHCN đã có nhiều các chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ. Trong khi hiện nay thị trường KHCN tại Việt Nam chưa thực sự phát triển để hỗ trợ DN có thể tìm kiếm và mua các công nghệ hay những thứ họ cần. Bên cạnh đó, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các viện/trường, các nhà khoa học để chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện/trường cho các DN.

Thiếu sự gắn kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp

Cùng đó, theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong DN thuộc dự án First-Nasati thực hiện mới đây, có tới gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có khoảng 14% DN đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm. Hiện các DN chủ yếu đổi mới quy trình thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp hoặc chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KHCN đến doanh nghiệp lại rất thấp. Điều này cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường KHCN) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) còn rất hạn chế.

Theo các chuyên gia, việc gắn kết giữa các nhà khoa học với DN đã được đề cập nhiều. Nhưng đến nay vẫn còn một khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ SXKD của DN với các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện, trường. Trong khi đó, vấn đề liên kết chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện, trường cho các doanh nghiệp dường như là yếu tố quyết định giúp phát triển thị trường KHCN, nhằm nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam. Trong khi đó tại các nước trong khu vực rất quan tâm đến sự liên kết này, cụ thể như Malaysia đã xây dựng hẳn một chương trình chuyển giao tri thức (Knowledge Transfer Program – KTP), với sự hợp tác giữa 3 đối tác chính là: DN - các viện trường và các tổ chức trung gian, trong đó coi DN là trọng tâm.

Cũng theo TS Vũ Tiến Lộc hiện Việt Nam mới chỉ thành công trong việc thu hút các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhưng chưa thành công trong việc liên kết các DN đa quốc gia với DN Việt cùng sự lan tỏa của công nghệ. Trong khi đó có đến 72% lượng hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam ra thế giới là của khối DN FDI. Do đó, việc hội nhập của các DN nội địa với thế giới sẽ tùy thuộc vào hai chuẩn mực quan trọng về quản trị và công nghệ do đó cần phải khắc phục vấn đề này.

“Việc đẩy mạnh phát triển DN là hướng đi quan trọng. Trong việc kết nối phát triển thị trường khoa học, DN phải đóng vai trò trung tâm. Các nhà khoa học là những đối tác và cùng doanh nghiệp cộng sinh trong chuỗi giá trị. Tinh thần doanh nghiệp và cuộc cách mạng 4.0 sẽ là hai động lực chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời gian tới", ông Lộc nhấn mạnh.

đặng tiến
TIN LIÊN QUAN

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Ngắm 4 bộ hiện vật đang đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

NGUYỄN LUÂN - HỒNG NHUNG |

HUẾ - Thừa Thiên Huế vừa hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 4 bộ hiện vật có từ thời nhà Nguyễn.

Cần một đề án thu hút vốn trong dân làm đường sắt tốc độ cao

PHẠM ĐÔNG |

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa kiến nghị có đề án thu hút nguồn vốn trong nhân dân để làm 2 siêu dự án cao tốc Bắc - Nam và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.