Văn hóa - Xã hội

Nhà Việt Nam học Daria Mishukova: “Người Việt thường ít tôn trọng luật lệ giao thông”

Nhật Lệ ghi |

“Nói về người Việt, bao nhiêu người là bấy nhiêu tính cách khác nhau. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có những nét tiêu biểu về tính cách. Một lần, có thư ký người Việt đã nói với tôi một ý tưởng hay, mà tôi đã không suy nghĩ trước. Ý kiến của người nước ngoài về tính cách người Việt chủ yếu xuất phát từ việc quan sát tính cách của Việt kiều ở nước ngoài. Nhìn chung, có thể khẳng định là người Việt có những đức tính như cần cù lao động, có tinh thần đoàn kết cao, đó là những nét đẹp mà người Việt ở nước ngoài biểu hiện và người nước ngoài nhìn thấy, đưa ra kết luận.

Điều này có một mặt đúng. Nhưng mặt khác, không phải lúc nào ý kiến này cũng chính xác. Đó là những nét tốt của người Việt vốn có tính cách tích cực, năng động để đi học, làm việc ở nước ngoài. Trình độ của sinh viên Việt Nam (ít người so với tổng dân số) khi họ học thật sự nghiêm túc ở các trường đại học nước ngoài và được khen là sinh viên tốt trong gần 100% trường hợp, và trình độ của sinh viên Việt tại Việt Nam (nhiều người, đại diện của cả thế hệ trẻ hiện đại) rất khác nhau. Tỉ lệ phần trăm Việt kiều và sinh viên Việt ở nước ngoài thể hiện ở những đặc điểm chung như học tập chăm chỉ, nghiêm túc, cần cù lao động… sẽ cao hơn so với cả cộng đồng người Việt tại Việt Nam. Những nhóm nhỏ này tạo ra cơ sở để hình thành quan điểm về tính cách người Việt. Sang Việt Nam, chính Việt kiều và người nước ngoài thấy ngạc nhiên: Số người Việt lười biếng cao hơn so với người cần cù lao động.

Daria Mishukova, nhà Việt Nam học Nga, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Việt Nam - Đất nước con rồng, cháu tiên” và nhiều bài viết trong các tạp chí hàng không về văn hóa, du lịch, đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Năm 2012, cô được Bộ VHTTDL Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch với nhiều đóng góp vào việc xây dựng và phát triển ngành. Chuyên gia quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu, người trong nhóm nhà sáng lập dự án Media Business & Leisure, chuyên về kinh doanh và du lịch tại 8 nước, 26 điểm đến, trong đó có Việt Nam. Cô cũng là tác giả các chuyên mục về Việt Nam bằng tiếng Nga đang được chuyên gia ngành du lịch và ngoại thương sử dụng nhiều nhất khi tham khảo về Việt Nam, bộ sưu tập bài viết hay nhất về Việt Nam bằng tiếng Nga năm 2016 là “91 chuyện hãy về Việt Nam: Từ huyền thoại đến quan hệ ngoại giao”.


Số người nghiêm túc tuân theo luật lệ giao thông ít hơn, so với người điều khiển xe ôtô, gắn máy thường tranh thủ “lách luật”, chạy ẩu. Phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, cứ mỗi 100m có đèn giao thông với chức năng người đi bộ có thể bấm nút để có đèn xanh đi qua đường. Khi đó, đèn xanh cho người đi bộ sẽ được bật lên, đèn đỏ cho người đi xe dừng lại. Nhưng không ai dừng lại cả, cả xe ôtô lẫn xe máy vẫn tiếp tục đi, vi phạm đèn đỏ. TPHCM đầu tư vào đèn giao thông đường Nguyễn Huệ để làm gì? Để mỗi ngày khẳng định với du khách nước ngoài: Việt Nam không tôn trọng luật lệ giao thông?

Cách đây không lâu, tôi từng đọc bài viết về việc du khách Việt bị người Australia đánh tại nước sở tại vì lái xe ôtô không nghiêm túc, đã có hình ảnh nhân vật bị đánh chảy máu mũi. Đại đa số người nước ngoài đọc bài viết này đã phản hồi ngay và ghi bình luận: Đúng, đó là việc họ muốn làm mỗi ngày khi lái xe tại Việt Nam. 

Tất nhiên, không phải là 100% người Việt là như thế, nhưng thật sự đại đa số người Việt không tôn trọng luật lệ giao thông và mỗi ngày, mỗi giờ đều thể hiện tính cách này. Đó là “nét tiêu biểu” mà cả thế giới biết đến.

Người nước ngoài có đối tác Việt Nam hoặc từng làm việc tại Việt Nam có một bức chân dung về phong cách Việt trong làm ăn, kinh doanh. Đối với người Việt, chuyện khá tiêu biểu là khi có công việc mà họ không muốn giải quyết, họ sẽ không nghe điện thoại, trả lời “tôi rất bận việc”, hoặc trì hoãn, kéo dài “thời gian cao su”… Trong phạm vi rộng hơn, đối với khách du lịch sang Việt Nam, cách giải quyết vấn đề kiểu “xin thông cảm” là một phần xã giao tiêu biểu của người Việt khi họ mắc lỗi.

Người Việt có cởi mở hay không? Tùy theo định nghĩa “cởi mở” là gì. Chủ yếu, tính cởi mở được thể hiện với việc người Việt đặt ra câu hỏi cá nhân cho người gặp lần đầu tiên trong đời: Bao nhiêu tuổi, đã có gia đình chưa? Tuy nhiên, phạm trù này được coi là xuất phát từ cội nguồn văn hóa. Để ngắn gọn hơn, tôi sẽ tạm dừng tại đây về tính cách cởi mở, vì đối với người nước ngoài, tính cách này được cảm nhận như sự thiếu tôn trọng đến chuyện riêng tư”.

Nhật Lệ ghi
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.