Góc nhìn Bát quái

Nhật ký Hà Lạc

Xuân Cang |

Khoảng 7 năm nay tôi thường xuyên viết nhật ký Hà Lạc (HL). Hôm nay được quẻ gì, hào mấy, lời hào bảo (một cách khái quát) sẽ xảy ra việc gì, trong thực tế diễn biến thế nào, đối chiếu với dự đoán HL đúng sai thế nào. Một là để trắc nghiệm công thức tính Ngày HL (đúng sai).

Hai là để biết trước, và tự răn bảo mình, dự tính việc mình cho hôm nay, cho ngày mai. Mở máy tính, chỉ mất khoảng 15 phút, nhiều lắm 30 phút. Một công việc thú vị. Xin trích dẫn mấy ngày gần đây để bạn đọc thưởng lãm, chia sẻ. Trong văn bản nhật ký có đôi chỗ chỉ viết tắt, nhưng văn bản cho bạn đọc thì phải lai rai một chút thì mới rõ, mong được thông cảm.

12.11.2016 (Được quẻ Trạch Phong Đại quá, hào 6: Vì việc chung mà hoạn nạn). Thứ Bảy. Bắt đầu làm bài lập quẻ Hà Lạc năm Đinh Dậu (2017) cho anh bạn nhà báo vừa mất việc làm báo, chuyển lên cơ quan trên “ngồi chơi xơi nước”. Năm Đinh Dậu, cậu ta được quẻ Phong Trạch Trung Phu, chủ mệnh hào 3. Trung Phu là chí thành, tin tưởng, nhưng hào 3 cực xấu: Tâm trí không bình thường, khi vui quá khi buồn quá, tính tình thay đổi luôn, người thân xa lánh, thầy bạn không bằng lòng, công việc bê bối. Giống hệt XC khi xưa đang làm Tổng Biên tập báo, bỗng được “đá” lên làm Trưởng ban Tuyên giáo, (thời ấy) chỉ đi họp và đi họp. (Nhân thế được thả rông đi thăm thú khắp nước). Việc làm bài cho anh bạn (Vì việc chung mà hoạn nạn) rơi vào đúng ngày của mình, hào 6 quẻ Đại quá: “Vì việc chung mà hoạn nạn”. Hóa ra ngày HL của mình, chủ thể, người làm bài, lại ứng cả với khách thể, đối tượng làm bài. Hình như có giời xui đất khiến, chọn ngày này của mình làm bài cho anh bạn giống hoàn cảnh của mình một thời.

19.11 (Trạch Địa Tụy hào 3: Tụ họp chẳng hay ho gì đâu, nhưng cứ phải đi). Thứ Bảy. Sáng uống ấm trà Ngô Mai Phong cho, thong thả, đọc truyện ngắn “Biết kể làm sao?” của Boris Petrovich Ekimov (Nga - 1938). Phạm Xuân Loan dịch. In 10 cột báo trên Tuổi Trẻ Cuối tuần. Truyện giản dị mà thật hay, lâu lắm mới được đọc một truyện hay như thế. Một công nhân, bỏ mười ngày nghỉ phép đi tàu hỏa về một vùng giá rét, xa xôi sông Đông nói là để câu cá và thỏa mãn những ham muốn du lịch của mình. Nhưng thực ra là để thăm những ông bà già quen biết, không phải người thân, hay họ hàng, trong một xóm nhỏ cô quạnh, xem ai còn ai mất, giúp họ sửa sang những dụng cụ sinh sống, cuốc hộ mảnh vườn trồng khoai. Rồi về. Một chuyện như thế, biết kể làm sao với mọi người thân. Nhưng tôi đọc đến đâu muốn nuốt từng câu văn đến đấy. Đọc xong kinh ngạc cho ngày Trạch Địa Tụy hào 3 của mình (tụy là tụ), “tụ họp chẳng có gì hay ho đâu, nhưng cứ phải đi”. Lan man nghĩ đến Nguyễn Văn Trương, muốn viết một truyện về ông, nhưng (tòa soạn giao hẹn mục GNBQ chỉ có 1.000 chữ), viết làm sao đây!

26.11 (Thủy Địa Tỷ, hào 5: Có đức thì được mọi người gần gũi với mình). Chiều các con cho xe về quê Sủi thắp hương, mai giỗ Nguyễn Xuân Nhân. Gặp đầy đủ các cháu (cả chắt nữa). Lâu lắm mới được thở không khí quê. Nhà chưa làm cỗ, các cháu mời ăn món bánh đúc quê chấm tương quê Sủi, chả có mâm cao cỗ đầy nào bằng. Đi dạo trong vườn nhà, nói chuyện với các cháu: Ông sinh ra chỗ góc vườn này, trước có cây mít. Chả là cụ bà bụng to như cái trống còn phải đi cấy, đến khoảng chín giờ đau bụng phải về nhà, không kịp vào buồng, rặn đẻ ngay dưới gốc mít. Các cháu hỏi tại sao các cụ đặt tên ông là Cang. Cũng chả biết nữa, chỉ biết lúc không ngoan, các cụ mắng ông là “cái đồ cang chĩnh”. Mới biết các cụ lấy cái cang tức cái chum nhỏ đựng thóc giống, đặt tên cho. Ai ngờ cũng là giời xui đất khiến. Khi lớn lên cụ ông ra Hà Nội xin nhà thơ Tản Đà một quẻ Hà Lạc, hỏi cụ đặt tên thằng bé này là Cang có được không. Cụ Tản Đà cười bảo, nó có quẻ tên là Sơn Thiên Đại Súc. Đại Súc là Chứa lớn. Đặt là Cang đúng với mệnh nó rồi.

27.11 (Thủy Địa Tỷ, hào 6: Không có đầu mối để gần gũi, xấu). Chủ nhật. Sáng đọc Báo Văn Nghệ, số mới 48, 26.11. Rất ấn tượng về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu - lãng tử trong đời, chí thú trong văn - (bài của Ngô Hoàng Hoa), chính là một người “không có đầu mối để gần gũi”. Một nhà văn khởi đầu từ những cuộc trốn lính quân lực Việt Nam Cộng hòa liên miên, trốn lính, bị bắt lại, bị giam giữ như những tên tử tù, lại trốn, sống một đời du tử, lãng tử cho đến năm 1975. Về sau là tác giả của những tiểu thuyết có tính tự thuật với những tên như: “Con đường đêm”, “Đi qua bóng tối”, “Nỗi buồn đi qua”. Giá biết được ngày giờ sinh và có trong tay tác phẩm của NHT thì viết được một chân dung nhà văn dưới ánh sáng Kinh Dịch thật hay. Tiếc thay. Lại đọc báo Lao Động, biết thêm một chân dung kỳ lạ khác mà mình không có cơ hội để gặp gỡ. Nguyễn Như Ý, có tài năng mỹ thuật, đã học Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu, suốt đời đi đánh dậm, tát vét, bắt cá tép, vừa kiếm ăn vừa sáng tác. Đẽo gọt tượng (ngành điêu khắc), tác phẩm có đến đâu bán hết đến đấy!

Xuân Cang
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.