Không ngạc nhiên

Những quy định chung chung

Hà Quang Minh |

Nếu bạn gõ mấy từ khoá “cãi nhau với CSGT” và kiếm tìm trên Youtube, chắc chắn bạn sẽ khá bất ngờ với số lượng kết quả. 18.700 video như thế đang tồn tại trên mạng lưới chia sẻ video lớn nhất toàn cầu hôm nay.

 Và nếu mất thêm chút thời gian để xem vài nội dung tiêu biểu của mục được kiếm tìm này, bạn sẽ không ngạc nhiên chút nào khi rất nhiều nội dung có cùng chung một câu hỏi mà người vi phạm đặt ra cho CSGT rằng: “Ông đã chào tôi chưa?”.

Ví dụ kể trên cho chúng ta nhận ra rằng, khi người dân biết được một quy định cụ thể nào đó của một cán bộ nhà nước, họ sẽ sẵn sàng thắc mắc người cán bộ công quyền đó trong trường hợp người cán bộ chưa thực hiện đúng quy định. Đòi hỏi người khác thực hiện đúng nghĩa vụ của họ, cũng như ý thức rõ ràng về nghĩa vụ của mình, là một thái độ sống cần có trong một xã hội tiên tiến, văn minh và hiện đại. Nhưng dường như ở Việt Nam điều đó còn quá xa xỉ thì phải, khi mà người dân thực sự đang không biết được hết, hay nói đúng hơn, không thể tìm ra nguồn tra cứu được một cách chi tiết những nghĩa vụ nghề nghiệp mà một công chức đối diện họ cần phải thực thi.

Chúng ta có thể dễ dàng gặp ở rất nhiều cơ quan, đoàn thể của nhà nước những quy định, nội quy với những điều a, b, c nào đó để ràng buộc hành vi, nguyên tắc xử sự của nhân viên trong cơ quan đó khi hành nghề. Nhưng thực sự, những quy định mang tính phổ quát ấy đã đủ để ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm hành nghề của những công chức nhà nước hay chưa? Câu trả lời vô cùng dễ dàng là “Chưa”. Và chính việc không có những quy định được chi tiết hoá đã là lý do rất lớn để gây ra tình trạng lười biếng, vô trách nhiệm, và thậm chí là thái độ cửa quyền của cán bộ khi tiếp xúc, làm việc với dân.

Nếu chúng ta đặt câu hỏi với những người đang làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng của các tổ chức nước ngoài… rằng phạm vi công việc của họ thế nào, mô tả chi tiết công việc của họ ra sao, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời rất cụ thể. Tất nhiên, câu trả lời ấy sẽ được tiết lộ trong trường hợp người được hỏi không bị ràng buộc bởi nguyên tắc bảo mật với nơi mình đang làm việc. Thực sự, chuyện xây dựng một phạm vi công việc (Scope of Work - SOW) và những mô tả chi tiết nhiệm vụ (Job Descriptions - JD) là việc hiển nhiên phải có ở những đơn vị như thế. Và với mỗi nhân viên, ở mỗi cấp bậc, vị trí, bộ phận khác nhau, sẽ có những SOW và JD khác nhau. Đính kèm thêm với hai quy định chi tiết ấy có thể là thước đo năng suất (KPI) và tất cả chúng gộp lại thành một công cụ để kiểm soát thái độ và hành vi của người lao động. Người lao động sẽ dựa vào đó để tự nắm bắt nhiệm vụ của mình là gì, mình cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm ra sao, như thế nào. Và cùng tồn tại với các quy định chi tiết ấy, mỗi tổ chức cũng đều có những quy ước xử sự riêng bao trùm cho tất cả, được gọi là Code of Ethics (COE). Chúng đảm bảo được một định hướng rõ ràng cho mọi thành viên, và từ đó, họ tự giác thực hành theo đúng định hướng đề ra và thậm chí tự nhận thức được khi nào mình đã phạm sai lầm, và tự hiểu mình sẽ phải trả giá nào cho sai lầm ấy.

Đó chính là thứ thước đo định hướng mà chúng ta đang thiếu ở tất cả các cơ sở nhà nước hôm nay, từ những doanh nghiệp nhà nước cho tới những cơ quan hành chính. Điều gì sẽ xảy ra nếu như người dân lên UBND phường và nắm rõ (được ghi chú cẩn thận ở bảng chỉ dẫn) rằng việc của mình cần phải tiến hành qua những thủ tục thế nào, gặp gỡ cán bộ nào và những cán bộ ấy phải thực hiện những nhiệm vụ gì theo đúng mô tả công việc của họ? Chắc chắn, lời phàn nàn sẽ rất ít, bởi người cán bộ lúc đó có thể ý thức ngay rằng, mình dễ dàng bị chất vấn công khai bởi người dân, những chất vấn mà họ không thể nói lời nào khác ngoài câu “xin lỗi” nếu như họ làm sai.

Đã đến lúc phải quên đi các quy định chung chung và chỉ tập trung vào phát triển những quy ước phổ quát (như Code of Ethics) song song với những mô tả chi tiết nhiệm vụ cho mỗi công chức nhà nước rồi. Chúng ta đã ở thế kỷ thứ 21 và không thể nào cứ làm việc một cách lạc hậu và đối đế như thể chúng ta đang ở thế kỷ thứ 17 hay 18 gì đó. Chi tiết hoá các nguyên tắc, nhiệm vụ công việc và công khai nó với dân chính là cách kiểm soát cán bộ hữu hiệu nhất, ít tốn kém nhất mà lại giúp xây dựng lòng tin trong dân nhanh chóng nhất.

Hà Quang Minh
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.