Góc nhìn Bát quái

Sự tích lò cao trong hang núi

Xuân Cang |

Đó là tên cuốn sách Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TPHCM mới phát hành, sưu tầm những tư liệu lịch sử “nhiều người chưa biết” về một sự tích anh hùng của ngành Quân giới Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
Đó là cuộc xây dựng khu công nghiệp luyện gang trong rừng sâu thuộc huyện Như Xuân - Thanh Hóa, thí nghiệm và sản xuất thành công. Luyện gang (từ quặng sắt) là một kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ. Nước ta lúc đó chưa có công nghiệp luyện kim. Ngành Quân giới Việt Nam ra đời vào lúc cách mạng vừa mới thành công, chúng ta không có có sở vật chất kỹ thuật cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí. Công nhân làm quen với công nghiệp lò cao (haut fourneau) với câu hỏi đầu tiên: Lò cao là gì? Vậy mà chúng ta đã xây dựng được lò cao trong rừng, thoạt tiên ở dưới chân núi với lò cao có tổng chiều cao 15 mét, sau cho lò cao “chui” vào hang núi lớn với nguyên tầm vóc như thế, mang tên Lò cao NX3 ngày nay còn giữ được di sản, được nhà nước công nhận là di sản cấp quốc gia, vừa mới khánh thành ở huyện mang tên mới là Như Thanh (do Như Xuân tách đôi). Một dấu ấn trong lịch sử chiến tranh. Từ trước đến nay, viết về lịch sử chiến tranh, người ta chỉ ghi chép về các trận chiến (một ý của nhà sử học Dương Trung Quốc hôm làm lễ khánh thành công trình di sản). Nhưng nay đã có một công trình, một khu công nghiệp trong rừng, bắt đầu được kể lại với cái tên “Lửa trong rừng sâu” truyện kể của Trịnh Tam Tỉnh, người đảm nhiệm việc từ A đến Z. Câu chuyện trong một chùm hồi ký của nhiều nhân vật trong ngành Quân giới, in trên giấy thô sơ, một cuốn sách nhỏ nằm khép mình trong một thư viện xưa cũ, nay được tìm lại. Cùng với “Lửa trong rừng sâu” là một chùm bài viết và tư liệu trích dẫn, làm sáng tỏ một công trình kháng chiến mà “cha đẻ” của nó là hàng trăm dân công, công nhân cộng với tập thể các nhà lãnh đạo, các nhà kỹ thuật làm việc quên mình, phối hợp ăn ý, đoàn kết như anh em… (Lương Ngọc Hải, hồi ức về cha mình, kỹ sư Lương Ngọc Khuê). Thoạt tiên cuốn sách nhỏ chỉ nhằm tưởng nhớ lại và thầm cảm phục một thế hệ cha ông anh hùng. Nhưng khi sách “ra lò”, bỗng hiện lên một tiếng nói mới: Tiếng nói của sự thật lịch sử. Cuốn sách cho biết rằng không ai là “vua”, là “cha đẻ” của sự tích anh hùng này. Có những người làm sử đã kết luận về những “cha đẻ” như thế, trong những bức ảnh in to, trong diễn văn khai trương, cả trong một phim tài liệu lịch sử, một hội thảo. Những nhầm lẫn trong lịch sử, vì nhiều lý do, đã diễn ra trong lịch sử Thế giới và Việt Nam, xưa và nay, là chuyện thường. Các thế hệ sau, với ký ức và các câu chuyện truyền miệng của nhân dân, với các nhà làm sử có lương tâm cùng các hiện vật từ cái cửa hang, vòm hang hút gió, những hang giấu máy, sẽ phơi bày tất cả dưới ánh sáng trung thực. Tôi biết những người biên soạn sách. Có người hoàn toàn không có “tay nghề” sưu tầm và trích dẫn. Đó là Nghiêm Dục Tú, con dâu của Trịnh Tam Tỉnh. Đó là Lê Thị Như Xuân, con gái Lê Quang Thiệu, người sinh ra khi lò cao trong rừng lên lửa, mang tên lò và tên rừng. Trịnh Đông A, con trai Trịnh Tam Tỉnh khởi nghiệp từ những công trình khám phá bom từ trường của giặc Mỹ. Trong sách có những chuyện thần kỳ. Một đoàn dân công đã cơm nắm muối vừng khoác ba lô lên rừng Bắc Giang, khuân về hàng trăm viên gạch chịu lửa tháo dỡ từ lò cao Mai Tâm cất giấu trong hang núi. Một đoàn công nhân khác do Lê Quang Thiệu dẫn đầu, lên chiến khu Việt Bắc, nơi có Bộ Tài chính, mỗi người giấu trong balô 1 triệu đồng (tất cả 50 triệu), lặn lội đèo suối, đi qua cả dưới tầm súng đồn giặc, mang tiền về Như Xuân cất giấu nơi nào chỉ một mình Lê Quang Thiệu biết, trả lương dần cho công nhân. Sau này những chuyện trên được kể lại như giai thoại, huyền thoại. Cả một chuyện này do Lương Ngọc Hải kể. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới, đạp xe từ Việt Bắc về Thanh Hóa trực tiếp quan sát lò cao. “Nhà máy muốn có một tiệc nhỏ chiêu đãi ông, nhưng lại e có dị nghị không hay. Vì vậy bảo cha tôi về nói với mẹ, coi như nhà mình với tư cách riêng đứng ra mời thiếu tướng. Cha tôi là một trí thức học ở Pháp về, làm kỹ thuật, không dính dáng gì đến kinh tế của nhà máy, đứng lên mời sẽ tránh được lời xì xào không hay có thể xảy ra. Thực phẩm do nhà máy đem đến. Bữa tiệc vui vẻ, chẳng đông đúc gì, chắc chỉ mươi người, vì nhớ lại gia đình tôi lúc đó ở nhờ nhà bà Cầu tại Mực cũng chỉ rộng khoảng 30 - 40m2, kể cả đồ đạc, không thể tiếp đông khách được. Bây giờ nghĩ lại sao nghiêm minh làm vậy. Chiêu đãi một thủ trưởng đạp xe đạp hàng trăm ki-lô-mét về thị sát mà cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng đến thế. Có lẽ sự nghiêm minh tuyệt đối thời đó cũng là một nguyên nhân quan trọng cho sự thành công của cuộc kháng chiến”. Đó là cuộc xây dựng khu công nghiệp luyện gang trong rừng sâu thuộc huyện Như Xuân - Thanh Hóa, thí nghiệm và sản xuất thành công. Luyện gang (từ quặng sắt) là một kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ. Nước ta lúc đó chưa có công nghiệp luyện kim. Ngành Quân giới Việt Nam ra đời vào lúc cách mạng vừa mới thành công, chúng ta không có có sở vật chất kỹ thuật cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí. Công nhân làm quen với công nghiệp lò cao (haut fourneau) với câu hỏi đầu tiên: Lò cao là gì? Vậy mà chúng ta đã xây dựng được lò cao trong rừng, thoạt tiên ở dưới chân núi với lò cao có tổng chiều cao 15 mét, sau cho lò cao “chui” vào hang núi lớn với nguyên tầm vóc như thế, mang tên Lò cao NX3 ngày nay còn giữ được di sản, được nhà nước công nhận là di sản cấp quốc gia, vừa mới khánh thành ở huyện mang tên mới là Như Thanh (do Như Xuân tách đôi). Một dấu ấn trong lịch sử chiến tranh. Từ trước đến nay, viết về lịch sử chiến tranh, người ta chỉ ghi chép về các trận chiến (một ý của nhà sử học Dương Trung Quốc hôm làm lễ khánh thành công trình di sản). Nhưng nay đã có một công trình, một khu công nghiệp trong rừng, bắt đầu được kể lại với cái tên “Lửa trong rừng sâu” truyện kể của Trịnh Tam Tỉnh, người đảm nhiệm việc từ A đến Z. Câu chuyện trong một chùm hồi ký của nhiều nhân vật trong ngành Quân giới, in trên giấy thô sơ, một cuốn sách nhỏ nằm khép mình trong một thư viện xưa cũ, nay được tìm lại. Cùng với “Lửa trong rừng sâu” là một chùm bài viết và tư liệu trích dẫn, làm sáng tỏ một công trình kháng chiến mà “cha đẻ” của nó là hàng trăm dân công, công nhân cộng với tập thể các nhà lãnh đạo, các nhà kỹ thuật làm việc quên mình, phối hợp ăn ý, đoàn kết như anh em… (Lương Ngọc Hải, hồi ức về cha mình, kỹ sư Lương Ngọc Khuê). Thoạt tiên cuốn sách nhỏ chỉ nhằm tưởng nhớ lại và thầm cảm phục một thế hệ cha ông anh hùng. Nhưng khi sách “ra lò”, bỗng hiện lên một tiếng nói mới: Tiếng nói của sự thật lịch sử. Cuốn sách cho biết rằng không ai là “vua”, là “cha đẻ” của sự tích anh hùng này. Có những người làm sử đã kết luận về những “cha đẻ” như thế, trong những bức ảnh in to, trong diễn văn khai trương, cả trong một phim tài liệu lịch sử, một hội thảo. Những nhầm lẫn trong lịch sử, vì nhiều lý do, đã diễn ra trong lịch sử Thế giới và Việt Nam, xưa và nay, là chuyện thường. Các thế hệ sau, với ký ức và các câu chuyện truyền miệng của nhân dân, với các nhà làm sử có lương tâm cùng các hiện vật từ cái cửa hang, vòm hang hút gió, những hang giấu máy, sẽ phơi bày tất cả dưới ánh sáng trung thực. Tôi biết những người biên soạn sách. Có người hoàn toàn không có “tay nghề” sưu tầm và trích dẫn. Đó là Nghiêm Dục Tú, con dâu của Trịnh Tam Tỉnh. Đó là Lê Thị Như Xuân, con gái Lê Quang Thiệu, người sinh ra khi lò cao trong rừng lên lửa, mang tên lò và tên rừng. Trịnh Đông A, con trai Trịnh Tam Tỉnh khởi nghiệp từ những công trình khám phá bom từ trường của giặc Mỹ. Trong sách có những chuyện thần kỳ. Một đoàn dân công đã cơm nắm muối vừng khoác ba lô lên rừng Bắc Giang, khuân về hàng trăm viên gạch chịu lửa tháo dỡ từ lò cao Mai Tâm cất giấu trong hang núi. Một đoàn công nhân khác do Lê Quang Thiệu dẫn đầu, lên chiến khu Việt Bắc, nơi có Bộ Tài chính, mỗi người giấu trong balô 1 triệu đồng (tất cả 50 triệu), lặn lội đèo suối, đi qua cả dưới tầm súng đồn giặc, mang tiền về Như Xuân cất giấu nơi nào chỉ một mình Lê Quang Thiệu biết, trả lương dần cho công nhân. Sau này những chuyện trên được kể lại như giai thoại, huyền thoại. Cả một chuyện này do Lương Ngọc Hải kể. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới, đạp xe từ Việt Bắc về Thanh Hóa trực tiếp quan sát lò cao. “Nhà máy muốn có một tiệc nhỏ chiêu đãi ông, nhưng lại e có dị nghị không hay. Vì vậy bảo cha tôi về nói với mẹ, coi như nhà mình với tư cách riêng đứng ra mời thiếu tướng. Cha tôi là một trí thức học ở Pháp về, làm kỹ thuật, không dính dáng gì đến kinh tế của nhà máy, đứng lên mời sẽ tránh được lời xì xào không hay có thể xảy ra. Thực phẩm do nhà máy đem đến. Bữa tiệc vui vẻ, chẳng đông đúc gì, chắc chỉ mươi người, vì nhớ lại gia đình tôi lúc đó ở nhờ nhà bà Cầu tại Mực cũng chỉ rộng khoảng 30 - 40m2, kể cả đồ đạc, không thể tiếp đông khách được. Bây giờ nghĩ lại sao nghiêm minh làm vậy. Chiêu đãi một thủ trưởng đạp xe đạp hàng trăm ki-lô-mét về thị sát mà cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng đến thế. Có lẽ sự nghiêm minh tuyệt đối thời đó cũng là một nguyên nhân quan trọng cho sự thành công của cuộc kháng chiến”.
Xuân Cang
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.