Góc nhìn Bát quái

Thái Ất của mọi nhà

Xuân Cang |

Có một thuật toán dự báo được coi là “bí điển” (phép tắc, sách bí mật) của các tiên hiền Bách Việt xưa, mật truyền trong hậu thế để người sau lấy đó làm nền tảng cho tri thức (theo Nguyễn Vân Liên trong Giải mã Thái Ất - NXB Hồng Đức 2015).
 Đó là thuật Thái Ất Thần kinh. Môn học được coi là khó nhất trong các môn dự báo phương Đông. Khó bởi muốn nắm được Thái Ất phải giỏi về Kinh Dịch và nhiều môn toán xung quanh như Lục Nhâm, Độn Giáp, Tử Vi, Hà Lạc, Tứ Trụ, Bốc Phệ, Phong Thủy. Khó nhưng giá trị cao, là môn dự trắc học ở cấp độ cao nhất, có thể giúp cho những người trị nước “phò tá quân vương, an dân trị nước”. Theo tác giả “Giải mã Thái Ất”, đây là môn toán được coi là “toán miếu đường” chỉ dùng để dự liệu các việc trong cung cấm, việc quốc gia đại sự, việc binh bị… mà thôi. Chính vì thế mà sách viết về Thái Ất luôn được giữ gìn cẩn trọng - “bí mật” - chỉ có các bậc vua chúa, hoàng hậu, vương tôn có địa vị cao và các đại thần hữu trách mới được phép tiếp cận; còn sĩ lại bình thường, dân chúng không được phép biết, thậm chí bị cấm ngặt việc học và lưu trữ. Mặt khác đạo học Thái Ất vốn là đạo “tâm truyền” nên nội dung “tàng ẩn”, nghĩa lý vô cùng cao sâu, vi diệu, che đậy kín đáo. Tuy nhiên, từ sau cuộc đổi mới 1986 đến nay các sách về Dịch học và riêng sách Thái Ất đã ra đời với công chúng. Nhiều người kêu tiếp cận với Thái Ất rất khó, nhưng đến chơi nhà bạn bè tôi thấy “Thái Ất Thần kinh” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Thái Ất dị giản lục” của Lê Quý Đôn bày trên những kệ sách quý. Riêng trong nhà tôi còn có bản thảo sách gia truyền của Gia tộc họ Lê đã được giáo sư Lê Quang Châu (biệt hiệu Hồng Nguyên Tử) dịch và biên soạn lại dưới các hình thức toán học hiện đại và các công thức toán có thể mở Exel bấm giải (sách chưa xuất bản). Sách có tên “Thái Ất Bảo Giám Khâm Địn” và có phụ đề “Chân Kinh Lê Gia Thư Các Kim Bất Hoán” (Sách gốc thư viện họ Lê vàng không đổi). Bìa sách có bài thơ chữ Hán dịch âm Việt, 8 câu 7 chữ, được biết là mật ngữ để giải mã việc an (cài đặt) thần Thủy Kích, một phụ tướng của thần Thái Ất, vào cung nào trong 16 cung Lá Ất. Đây là một vị hung thần nên phải cài đặt đúng chỗ, riêng nhà họ Lê phải có mật mã. GS Lê đã giải mã để sách Thái Ất trở thành sách của muôn nhà. Một ý tưởng thật đẹp. Riêng tôi đã an được Thỷ Kích (một tên cố ý gọi chệch trong sách). Nhưng trong khi học, nhiều lần tôi phải dừng lại vì nhiều lẽ (có lẽ tôi họ Nguyễn chăng?). May mắn cho tôi, khi gặp và than thở với một bạn cùng theo đuổi “dịch học”, tôi bỗng có trong tay cuốn “Giải mã Thái Ất” của Nguyễn Vân Liên, sách bắt nguồn từ những “tư liệu cổ” trong “tàng thư” của họ Nguyễn Vân. Nhờ cuốn sách này mà tôi nắm bắt thêm những chỗ còn hiểm hóc trong bản thảo của GS. Lê. Và cũng nhờ hai cuốn tư liệu này tôi bỗng có một “Thái Ất Thần kinh” của Trạng Trình với những “hạt châu ngoài biển” (tên một cuốn sách của Trạng trong TÂTK) hiện lên trên bàn đọc. Không phải dễ mà có những hạt châu này lọt vào tầm mắt. Cần phải nói đến một ý tưởng rất đẹp khác của dịch giả “Thái Ất Thần kinh”: “Cái hay của bản dịch là cụ Thái Quang Việt đã dùng quốc ngữ để chuyển cả những thuật ngữ từ Hán tự sang tiếng Việt, khiến cho ai cũng hiểu được nghĩa lý, nhưng xét trong toàn bộ vấn đề, thì việc cụ làm như thế lại khiến người ta bỡ ngỡ và đôi khi không hiểu hoặc khó hiểu, ví như tên gọi các sao: Đại Du, Tiểu Du, Thái Ất, Thủy Kích, Thái Âm, Thái Dương… dịch là Du lớn, Du nhỏ, Ất cả, Mới kích, Âm cả, Dương cả… (việc chuyển dịch sang lời Việt như thế là do chủ trương của Hội Nghiên cứu văn hóa Dân tộc khuyến khích). [Lời đề đáp sách trên của Nguyễn Đoàn Tuân]. Cũng “xét toàn bộ vấn đề” như thế, tôi có cảm nghĩ khác: Chúng ta đã sang một thời đại mới, việc chủ trị đất nước đã thuộc về nhân dân. Sách Thái Ất không còn là của riêng các cung đình nữa, không còn chỉ riêng các đại thần hữu trách mới được phép tiếp cận. Nhân dân làm chủ đất nước có quyền và có đủ năng lượng để biến sách thành của mình, “dự báo, trắc nghiệm trong công cuộc bảo vệ non sông đất nước, giữ gìn bờ cõi và cuộc sống bình yên của nhân dân” (Nguyễn Vân Liên). Tôi xin chân thành cảm ơn những người thuộc thế hệ hôm nay, có ý tưởng tốt đẹp đem Thái Ất đến với mọi nhà. Cái thời ấy đã đến: Thái Ất của mọi nhà.
Xuân Cang
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.