Thành công nhờ chỉ một chữ HỌC

kiều bích hậu |

Thế Hùng là nhà thơ, nhà lý luận phê bình nghệ thuật, họa sĩ, nhạc sĩ, mảng nào cũng có những thành tựu nổi bật. Nhưng để kể chi ly ra, thì ông là 9 nhà trong 1. Ông “khởi nghiệp” là một nhà báo, nhà nhiếp ảnh, nhà giáo, nhà hùng biện, nhà huấn luyện kỹ năng marketing,... Bạn hữu trong giới văn nghệ sĩ gọi đùa ông là “Liên Nhà”, hoặc “Phố” Thế Hùng. Ông luôn vui với biệt danh đó mà mọi người đặt cho. Nhưng trên hết, tôi nghĩ ông là một nhà doanh nghiệp trong mọi nhẽ.

Thế Hùng là người liên tài. Ông luôn học những người giỏi hơn mình, tài hơn mình và giầu hơn mình. Ông nói vui: “Đi theo ruồi thì đến nhà vệ sinh. Đi theo ong thì đến với hoa thơm trái ngọt. Đi theo người giỏi giang trí tuệ thì học được thêm tri thức. Đi theo người giầu có, học được cách kiếm tiền và đi theo người ăn mày thì học được cách xin ăn”. Sách là người Thầy mà Thế Hùng mê nhất. Ông nghiện sách, đọc mọi khi có thể những sách thuộc chuyên môn ông giảng dạy và thuyết trình... Ông không nhớ đã đọc bao nhiêu cuốn, nhưng ông chỉ còn giữ lại một cuốn ghi chép đã ố vàng từ năm 1971 (52 năm) ông ghi chắt lọc kiến thức từ những cuốn ông đã đọc.

Thế Hùng muốn lựa chọn giới tinh hoa, tập hợp họ xung quanh mình để tạo động lực cho nhau cùng phát triển bản thân và doanh nghiệp, sự nghiệp của mình một cách lành mạnh nhất. Tất cả cốt là để vui thôi mà. Ông lấy sự VUI làm đạo. Có nhẽ do theo đạo VUI, nên ông trẻ trung lâu dài. Nay ở tuổi 75, mà ông chỉ như cỡ lục tuần, tóc vẫn sáng bóng dày dặn, giọng nói sang sảng khỏe khoắn và truyền cảm hứng, câu chuyện dù tếu táo đến đâu thì vẫn chứa đựng những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, khơi dậy một khả năng phát triển công việc cho chính ông hoặc người được tiếp chuyện ông.

Tranh Sen trăng của Thế Hùng. Ảnh: NVCC
Tranh Sen trăng của Thế Hùng. Ảnh: NVCC

Thua ông gần 30 tuổi, nhưng tôi cảm phục sức làm việc của Thế Hùng. Ông có thể chỉ ăn một bữa sáng nhẹ thôi, rít một tẩu thuốc, rồi vẽ tranh khổ lớn cả ngày không biết mệt. Dường như chữ “mệt” không có trong từ điển sống của Thế Hùng. Ông vẫn tập khí công hàng ngày một cách kiên trì bền bỉ, và giữ cơ bắp, dáng vóc săn chắc. Tôi đã thử hết sức dùng tay đấm, chém thật lực lên lưng, vai, cánh tay ông, mà kết quả là tôi đau tay chứ ông chẳng mảy may hề hấn gì. Trong làm việc, Thế Hùng có nguyên tắc “đam mê, ý chí, tập trung cao độ” để đạt bằng được mục tiêu. Ông làm việc với hiệu suất cao. Cùng chừng đó thời gian làm việc, nhưng hiệu quả ông đạt được thường gấp 5 lần so với người khác. Sự thành công trong việc ông làm thì cũng ít người sánh được. Bí quyết nào làm nên sự khác biệt ấy, ông cho rằng chỉ là một chữ HỌC.

Thế Hùng ham học, hẳn rồi. Khi đã muốn biết một chuyên môn, kỹ năng nào, thì ông dày công học hỏi, nghiên cứu, đến mức ám ảnh, bất chấp hoàn cảnh hay điều kiện. Ví như khi ông muốn học piano, nhà không đủ điều kiện mua cây đàn quý tộc đó, ông dùng giấy cắt ra làm phím đàn rồi cứ thế mà luyện đàn “khô”. Luyện tới mức thành thục và dạy được cho cả người sở hữu đàn thật. Rồi từ một người không có điều kiện mua đàn, ông trở thành thày dạy đàn, thu học phí 500 ngàn đồng/giờ dạy. Tất nhiên đến nay thì ông muốn có cả 10 cây đàn piano cũng không khó khăn gì. Ngón đàn của ông điệu nghệ tới mức, ông có thể chinh phục cả một nàng hoa hậu chỉ qua một bản nhạc chơi ngẫu hứng.

Đến nhà Thế Hùng, ngoài tranh treo khắp trên tường, để la liệt các góc, xếp đầy ban công, thì mở bất cứ cái tủ tường nào ra, ta sẽ thấy không phải là quần áo sang trọng hay sưu tập đồ đạc quý giá, mà là sách. Sách thơ, sách lý luận phê bình, sách kỹ năng được chất chồng khắp hốc tường, đầy tủ, dưới cả gầm giường! Ai đến nhà ông thì tùy người mà ông tặng sách, hoặc bán sách, khoe sách!

Tôi hiểu triết lý HỌC mà ông nhắc đến khi hỏi bí quyết thành công của ông trong hơn 9 ngành ông từng dấn thân qua. Sách là chuyên chở kiến thức, là động lực và kết quả của sự HỌC mà ông nghiện cả đời mình. Ông đã viết hàng chục cuốn sách kỹ năng, mà hai cuốn tôi cầm trên tay là “Văn hóa ứng xử - Kỹ năng giao tiếp”; “Thành công bằng các kỹ năng”. Sách kỹ năng ông viết tái bản nhiều lần. Tất cả sách các loại Thế Hùng viết đã in lên tới 25.000 cuốn để phục vụ cho 1.500 cuộc thuyết trình trên cả nước. Có thể nhận định ông là một bestseller sách kỹ năng. Trong các buổi ông đi thuyết trình, giảng dạy kỹ năng sống, 15 phút giải lao là vui nhất với việc học viên tranh nhau mua sách và thầy ký mỏi tay. Như vậy, Thế Hùng là một trường hợp hiếm hoi ở Việt Nam khi ông tạo ra một vòng tròn khép kín từ việc viết sách, tới giảng dạy, nói chuyện xung quanh nội dung sách và bán sách. Những diễn giả truyền động lực của thế giới cũng thường thực hiện các tour giảng dạy, phát hành sách của chính mình, rồi sau đó tiếp tục phát triển các cuốn sách mới và vòng lặp bắt đầu.

Thơ và tranh minh họa của Thế Hùng. Ảnh: NVCC
Thơ và tranh minh họa của Thế Hùng. Ảnh: NVCC

Thế Hùng là người lập nhiều kỷ lục. Ngoài việc được tổ chức Kỷ lục Việt Nam cấp bằng Kỷ lục gia hạng mục Tiến sĩ Mỹ học có những đóng góp quan trọng và để lại dấu ấn đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và sáng tạo văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Có thể kể đến kỷ lục giảng dạy kỹ năng sống, mang lại nguồn thu hàng tỉ đồng cho ông mỗi năm, hay kỷ lục bán tranh, vào một buổi trưa khi đến thăm ông, tôi tận mắt chứng kiến một doanh nhân mua hơn hai chục bức tranh của Thế Hùng với tổng số tiền rất lớn.

Trong cả 9 ngành từng dấn thân qua, nếu có thời gian, tôi tin với ngành nào Thế Hùng cũng có thể viết ra những cuốn sách nhập môn hoặc thậm chí là coaching (huấn luyện) ở mức cao. Ngoài 500 bài thơ, 150 bài hát, 500 bức tranh,... ông đã sáng tạo, thì ông còn đạt đến mức bậc Thầy ở các ngành lẻ như khiêu vũ, chơi đàn chẳng hạn.

Sống nhiều đời trong một, bí quyết với ông chỉ từ một chữ HỌC mà thôi!

kiều bích hậu
TIN LIÊN QUAN

Huế tiếp nhận tranh vẽ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường

Tường Minh |

Huế - Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận tranh chân dung Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường.

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Họa sĩ Mai Đại Lưu: Tôi để nghệ thuật dẫn lối và đưa tôi đến những miền cảm xúc

Việt Văn (thực hiện) |

Nếu không có gì thay đổi, ngày 14.4.2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Mai Đại Lưu sẽ diễn ra. Sau  khởi đầu của “Tôi là Mai Đại Lưu” vào tháng 7.2020, lần này là “Trong rừng sâu” với một cách tiếp cận khác. 

Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều chức vụ

Lương Hà |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Hot girl billiards sớm dừng bước tại Hanoi Open Pool Championship

HOÀNG HUÊ - MINH PHONG |

Ngày 8.10, giải billiards Hanoi Open Pool Championship 2024 đã khởi tranh tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình, Hà Nội.

Cứu hộ đưa người dân thoát khỏi vùng cô lập do mưa lũ

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Các lực lượng cứu hộ đã nỗ lực sơ tán các hộ dân có nhà cửa bị ngập sâu và cô lập trong mưa lũ.

Nhập 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.1.2025 sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang.