Thể thao Việt Nam: Mở cửa thấy gì?

ĐĂNG HUỲNH ghi |

Kể từ khi hội nhập đến nay, thể thao Việt Nam đã có những bước tiến dài. Từ HCV Olympic của Hoàng Xuân Vinh đến vé dự U.20 World Cup của ĐT U.19, Việt Nam đã khép lại năm 2016 một vài mốc son. Thế nhưng, vẫn còn đó những vấn đề cần được rút ra trong bối cảnh mà thể thao Việt Nam đang hội nhập và mở cửa mạnh mẽ với thế giới. Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1, Tổng cục TDTT đã có những phân tích, đánh giá về vấn đề này.

1. Những năm 80 của thế kỷ trước, người ta nêu ra khẩu hiệu tham dự Olympic thì tính chất phong trào quan trọng hơn thành tích, khái niệm phong trào Olympic lúc đó là "tham gia quan trọng hơn là chiến thắng", vì mục đích họ muốn tất cả các nước trên thế giới càng tham dự Olympic càng đông càng tốt. Vì vậy đã không có những cuộc thi vòng loại, thậm chí họ đã mời các quốc gia đến với Olympic. Nhưng đến nay thì khẩu hiệu đã được thay đổi, xu hướng chung là đã tham gia thì phải có thành tích, phải giành được huy chương ở các đại hội thể thao như Olympic hay ASIAD.... Các quốc gia đều phải bỏ rất nhiều kinh phí để đào tạo vận động viên, nên họ đến các giải đấu không chỉ để có phong trào mà phải giành thành tích cao. Điều này để chứng minh đất nước, dân tộc ấy có khả năng vươn lên tầm châu lục và thế giới, để khẳng định những VĐV của đất nước họ là những người tài giỏi của thế giới. Đó là một xu hướng tất cả các quốc gia bằng mọi giá phải giành thành tích cao bằng việc đầu tư, thậm chí còn có xu hướng tiêu cực như sử dụng doping hay tung tiền “mua” VĐV về theo con đường nhập tịch. Năm 2000, chính Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Juan Antonio Samaranch có nói rằng một xu hướng tiêu cực của thể thao trong thế kỷ 21 đó là nạn doping và thương mại hóa chuyển nhượng vì các nước muốn giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào.

U.19 Việt Nam giành vé dự U.20 World Cup 2017.

Ảnh: AFC.

2. Muốn giành được thành tích cao thì phải chuyên nghiệp hóa, phải đầu tư cao. Ví dụ nước Anh, khi muốn giành thành tích cao cho môn đua xe đạp lòng chảo ở Olympic (cụ thể với trường hợp 2 VĐV anh em ruột là Alistair và Jonathan Brownlee đã thống trị đường đua “Ironman” Olympic), họ đã phải đầu tư khoảng 39 triệu bảng. Hoặc Lưu Tường (Trung Quốc) để giành HCV 110m rào (từ Olympic 2000 đứng thứ 4 đến Olympic 2004 giành vị trí thứ 1) phải đầu tư 2 triệu USD/năm. Rõ ràng vấn đề được rút ra là phải đầu tư cao. Ngoài ra trong đó phải biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để đào tạo VĐV. Ví dụ như nếu có y học chưa trị chấn thương tốt, có đầu tư cao cho vấn đề này mới có thành tích. Mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn thể thao có thành tích cao đều phải chấp nhận quy luật khắc nghiệt ấy.

Tuy nhiên, những nước đang phát triển vẫn có thể giành được huy chương Olympic chứ không chỉ các cường quốc bởi những nước nghèo họ chỉ đầu tư trọng tâm cho những VĐV có tài năng chứ họ không thể làm trên diện rộng được. Và thể thao Việt Nam cũng nằm trong số đó nên phải lựa chọn hướng đi của mình đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Thế nhưng, cần phải có một chiến lược có hệ thống, vì đầu tư cho những VĐV ấy mất cả tiền bạc và thời gian.

3. Thể thao Việt Nam kể từ Olympic London 2012 không giành được bất kỳ huy chương nào, đến sau SEA Games 2013, vấn đề là đã được xác định mục tiêu cụ thể ở đấu trường nào SEA Games, ASIAD hay Olympic. Và cũng cần xác định rõ luôn với những mục tiêu đó thì mức độ đầu tư như thế nào. Nếu không cụ thể thì không có định hướng. Bởi ở mỗi đấu trường đều có tính chất khác nhau, cần xác định các nội dung thế mạnh để có thể tham dự được một cách hợp lý thì mới có kết quả. Và thực tế đến SEA Games 28 và Olympic 2016 chúng ta đã có thành tích cao ở những môn trọng điểm.

Điều cần nhất của thể thao Việt Nam là những nhà lãnh đạo, quản lý ngành phải lựa chọn để trình với Chính phủ một cách rõ ràng ở từng giải đấu SEA Games, ASIAD, Olympic tham gia ở mức độ nào và đầu tư như thế nào cho các sự kiện ấy. Và những VĐV ưu tú nào cần phải được đầu tư trọng điểm sớm để đạt được mục tiêu đó.

Trên hết, để đầu tư cho thể thao thành tích cao đòi hỏi những người quản lý phải có một thái độ cầu thị. Điều này thể hiện ở chỗ đánh giá đúng thực trạng, thế mạnh, yếu kém của mình và phải dũng cảm trình bày với cấp cao hơn là Bộ VHTT&DL và Chính phủ kế hoạch chuẩn bị cho các sự kiện đó một cách rõ ràng. Phải tập hợp trí tuệ của những người hiểu biết về lĩnh vực này để có một bản báo cáo với Chính phủ về thể thao Việt Nam đi theo hướng nào, tập trung cho các VĐV cụ thể ra sao.

Ngay trong Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2006, những điều gì chưa hợp lý cần phải được điều chỉnh lại. Ví dụ như trong chiến lược có đưa ra nội dung đầu tư 10 môn trọng điểm loại 1, 22 môn trọng điểm loại 2, tổng số 32 môn. Việt Nam là nước nghèo nhưng lại đầu tư đến 32 môn trọng điểm là điều không hợp lý. Ngay loại 1 có 10 môn cũng đã là quá nhiều. Thực tế rút ra, chúng ta đầu tư cho 4 - 6 môn cũng đã rất vất vả. Các cường quốc thể thao như Nga, Mỹ, Trung Quốc họ cũng chỉ đầu tư từ 7 đến 14 môn.

Trong kế hoạch triển khai công tác 2017 vẫn chỉ dừng lại ở đấu trường SEA Games khi ngành thể thao đặt mục tiêu top 3. Đó là điều đáng lo ngại. Tức là những nhà quản lý vẫn lấy SEA Games là chính, trong khi một số môn thể thao có thể vươn lên tầm châu lục chưa có kế hoạch cụ thể. Trường hợp U.19 giành vé dự U.20 World Cup 2017 thì cũng chỉ là đang nhích lên từng bước, chứ đối với đấu trường thế giới chưa có tên tuổi gì cả. Thế nhưng có những môn thể thao có VĐV lọt Top 3 thế giới thì phải đầu tư như cử tạ, bắn súng...

Tóm lại, vấn đề lớn cần rút ra nhất kể từ khi thể thao Việt Nam hội nhập với quốc tế đến nay là cần phải tập hợp những nhà chuyên môn lại để xây dựng được những vấn đề chiến lược với các mục đích khác nhau ở đấu trường SEA Games, ASIAD hay Olympic. Và chiến lược cho từng đấu trường này phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có hệ thống.

ĐĂNG HUỲNH ghi
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.