Thể thao: Vỡ sân Hàng Đẫy

HOÀI ĐAN |

Là vỡ thật chứ không phải “vỡ” sân vì quá đông khán giả. Mới đây, ban quản lý sân Hàng Đẫy đã phải gắn biển cấm CĐV ngồi ở khu vực nguy hiểm bên phần khán đài A bị nứt gãy.

Sau khi Thể Công giải thể vào năm 2009, SVĐ Hàng Đẫy đã biến thành “sân nhà” của Hải Phòng, Than Quảng Ninh, SLNA và thậm chí là Thanh Hóa. Bởi lẽ, chỉ khi các đại diện của bóng đá Thủ đô gặp những đội bóng này thì Hàng Đẫy mới có không khí bóng đá theo đúng nghĩa. Những đội bóng như Hà Nội T&T, CLB bóng đá Hà Nội, CLB Hà Nội (sau chuyển thành Sài Gòn FC), thậm chí là CLB Viettel (hậu duệ của Thể Công) cũng không thể kéo khán giả đến sân như thời hoàng kim của bóng đá Thủ đô. Một phần vì bóng đá Việt Nam không còn sức hút, nhưng phần nhiều nằm ở chính nội tại bản thân các đội bóng vẫn chưa xây dựng cho mình được truyền thống và bản sắc gắn với người Hà Nội. Ngay cả như Hà Nội T&T với 2 lần lên ngôi vô địch vào các năm 2010 và 2013, được đầu tư theo hướng căn cơ, bài bản. Thế nhưng, sau 10 năm gắn bó, Hà Nội T&T vẫn chưa thể biến Hàng Đẫy sống dậy những ký ức năm xưa mà Công An Hà Nội hay Thể Công đã từng có. Thế nên chuyện “vỡ” sân Hàng Đẫy chỉ còn là hình ảnh trong quá khứ và đọng lại như một ký ức đẹp chưa biết ngày nào trở lại.

 Khán đài sân Hàng Đẫy tại mùa giải 2016 trong trận đấu giữa Hà Nội T&T và SLNA.
Ảnh: Đ.H.

Còn bây giờ, sân Hàng Đẫy vỡ thật, vỡ theo đúng nghĩa đen khi đã gần 60 năm tuổi. Tình trạng xuống cấp khiến khán đài A đã nứt giữa phần nối 2 khán đài khi cơi nới. Ban quản lý sân đã phải gắn biển cảnh báo “khu vực nguy hiểm cấm ngồi”. Bởi thế mới có chuyện, trong các trận đấu cuối mùa giải 2016 của Hà Nội T&T tại V.League và CLB Viettel tại hạng Nhất, luôn có một lực lượng an ninh làm nhiệm vụ nhắc nhở các CĐV không được ngồi vào khu vực nguy hiểm. Được biết, SVĐ Hàng Đẫy đang thuộc quyền quản lý của Trung tâm HL&TĐ TDTT Hà Nội. Theo ông Phó giám đốc Phan Anh Tú - người đang phụ trách Trung tâm thì tình trạng này đã được báo cáo bằng văn bản lên Sở VH-TT&DL Hà Nội để xin ý kiến và kinh phí để sửa chữa. Bởi theo ông Tú thì số tiền để tu sửa sân không phải nhỏ.

Hàng Đẫy từng là SVĐ quốc gia, là nơi tổ chức các trận thi đấu của ĐTQG Việt Nam cũng như các đội tuyển nữ, Olympic. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hóa của Hà Nội và Việt Nam. Năm 1998, các trận khai mạc, bảng B và chung kết Tiger Cup (tiền thân AFF Cup) đã diễn ra tại đây. Thế nhưng, theo thời gian sự xuống cấp của sân bóng đã khiến công suất sử dụng chỉ còn một nửa kèm theo đó là sự nguy hiểm cũng cận kề. Chẳng nói đâu xa, trong trận lượt đi giữa Hà Nội T&T và Hải Phòng tại V.League 2016, lượng khán giả đất Cảng kéo lên đông, được bố trí ngồi ở cả tầng 1 và 2 khu vực khán đài B, nhiều người đã không khỏi thót tim khi mỗi lần đứng lên hò hét lại lo ngay ngáy vì khán đài rung bần bật.

 

 

Biển cảnh báo nguy hiểm ở khán đài A sân Hàng Đẫy. 

Ảnh: Đ.H

Ngay từ đầu mùa giải 2016, BTC V.League và Công ty CP BĐCN Việt Nam (VPF) đã tiến hành khảo sát một loạt các SVĐ và đề nghị sửa sang các hạng mục không đạt tiêu chuẩn từ phòng chức năng đến việc lắp ghế trên khán đài. Hàng Đẫy vẫn được coi là một trong những sân bóng tiêu chuẩn, thế nhưng khi sự xuống cấp đã lộ rõ ra từng vết nứt gãy lớn chính là một lời cảnh báo cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho bóng đá Thủ đô nói riêng và ngành thể thao Hà Nội nói chung.

Vào ngày 11.9 VCK U.19 Đông Nam Á sẽ diễn ra và SVĐ Hàng Đẫy là một trong hai địa điểm sẽ đăng cai giải đấu. Theo biện pháp mà những người tổ chức đưa ra để đối phó với tình trạng khán đài Hàng Đẫy nứt gãy là hạn chế số lượng khán giả đến sân. Thiết nghĩ với một giải đấu tầm quốc tế, không hiểu họ sẽ nghĩ gì về hình ảnh của Việt Nam khi đăng cai giải đấu trên một SVĐ mà khán đài đã gắn biển cảnh báo sự nguy hiểm. Với bất kỳ giải bóng đá nào thì khán giả vẫn luôn là đối tượng được hướng đến để quyết định sự thành công, vậy mà ở một giải trẻ tầm cỡ khu vực số lượng lại bị hạn chế chỉ vì khán đài… vỡ.

SVĐ Hàng Đẫy vỡ như một điều bình thường của một công trình thể thao đã đi vào sử dụng hơn nửa thế kỷ. Thế nhưng, đáng buồn là trong gần một thập niên trở lại đây, nó chưa bao giờ “vỡ” vì quá đông khán giả. Còn sắp tới, Hàng Đẫy sẽ lại mang một bộ mặt “xấu xí” để tiếp đón những vị khách quốc tế.

HOÀI ĐAN
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.