Trăm năm tính cuộc vuông tròn: Kẻ “thống trị”…

NGỌC THẠCH (Việt Trì - Phú Thọ |

Trong gia đình, ai có bằng cấp, có cái đầu biết nghĩ hơn (đồng nghĩa với chỉ số IQ cao hơn) - người đó sẽ là kẻ "thống trị"! Đó là "chính sách" của mẹ tôi. Chính vì thế mà với tấm bằng đại học, mẹ tôi đã giành được quyền làm chủ gia đình từ tay "anh tú tài" là bố tôi.

Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều phải thông qua mẹ và đợi sự "phê duyệt" của mẹ. Bố tôi thậm chí kiếm được nhiều tiền hơn mẹ, song tiếng nói của bố vẫn không được xem trọng, vì theo mẹ: "Những gì bố mày nói cũng chỉ tương xứng với trình độ của ông ấy thôi". Những việc đại sự trong gia đình, có khi mẹ tôi đem bàn bạc với người ngoài chứ không thèm hỏi ý kiến bố. Bố tôi có tự ái trách mẹ thì mẹ thẳng thừng: "Anh thì biết gì mà bàn"!

 

 Ảnh minh họa. 

Thỉnh thoảng mẹ tôi còn đem những bài trắc nghiệm về chỉ số IQ để cả nhà cùng làm thử, mẹ nói là để giải trí nhưng thực chất là mẹ muốn cứa vào nỗi mặc cảm của bố, muốn nhắc nhở bố về "thân phận" của mình. Rồi những việc tôi và em trai làm mà chỉ hỏi ý kiến bố, mặc dù không sai cũng đều bị mẹ mắng và chẳng coi ra gì: "Người cần hỏi thì không hỏi. Đã không biết lại còn hỏi cái người văn hóa có hạn thì chỉ có phá hoại". Bố tôi giận lắm nhưng nói lại mẹ thì có khi còn phải nghe những lời xúc phạm quá đáng hơn thế nữa. Tốt nhất là im lặng cho êm cửa êm nhà. Mẹ tôi càng được thể lấn lướt. Thực tình có những chuyện mẹ không biết mà bố biết, nhưng dưới sự xảo biện của mẹ thì mẹ vẫn là người hiểu biết hơn cả, thứ mà bố tôi biết hơn đó chỉ là những thứ vớ vẩn mà thôi. Trước mặt tôi, đứa con gái lớn trong nhà, mẹ thường răn dạy: "Điều đáng sợ nhất trong quan hệ vợ chồng là sự chênh lệch về trình độ. Sau này con chọn người yêu thì phải chọn đứa cao hơn mình một cái đầu", và ngay lập tức mẹ lấy bố ra làm ví dụ. Mẹ kêu khổ vì "vô phúc" lấy được ông chồng trình độ thấp, không được tài giỏi như chồng người ta... Mẹ nói mà không cần để ý đến cảm giác của bố như thế nào, cảm nhận của con cái ra sao.

Thằng em tôi sốt sắng: "Thế thì mẹ phải chịu đầu tư cho con thật nhiều vào, để sau này vợ con không thể chê con, không thể trèo lên đầu con được". Mẹ tôi hưởng ứng: "Tất nhiên rồi, con cố gắng học thật giỏi để không như bố con. Còn chị mà học hành lơ mơ thì sẽ bị phế truất làm em cho thằng Cò này". Thằng em tôi đương nhiên rất thích thú với "chế độ" của mẹ. Sức học của nó luôn khá hơn tôi, nhưng nó thường ghen tức vì tôi lấy quyền làm chị để nhắc nhở những khuyết điểm của nó, từ nay nó có thể “trèo" lên đầu tôi mà không sợ bị mắng là hỗn với chị. Hình ảnh mẹ tôi chỉ tay vào mặt chồng quát tháo ầm ỹ: "Im mồm, biết gì mà nói", hay cả bố và mẹ cùng đập đồ không còn là chuyện hiếm, bố có thể tát mẹ và mẹ cũng hất tay chống cự, hoặc phản kháng lại bằng cái điệp khúc về ai mới là kẻ có quyền thống trị gia đình... dường như tác động khá hiệu quả đến thằng em tôi. Nó cũng quát tháo, chỉ tay vào mặt chị, hạch sách và sỉ nhục tôi. Tôi chẳng làm gì được nó vì đằng sau nó có cái bình phong lớn là mẹ. Bao nhiêu lần tôi nói với mẹ về sự hỗn xược, vô lối không thể chấp nhận được của thằng em thì cũng bấy nhiêu lần nhận được phản hồi: "Ai bảo mày học hành không ra gì. Dốt nát thì đành phải chịu phận thấp kém thôi". Câu nói đó không chỉ nhằm vào tôi mà còn ám chỉ cả bố, vì thế nhiều lần bố định bênh vực tôi nhưng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Cứ thế, mọi trật tự trong gia đình tôi bị đảo lộn quay cuồng, vợ coi thường chồng, em cãi lại chị, coi chị như nô bộc trong nhà. Song tệ hơn thế, thằng em tôi cũng bắt đầu có thái độ coi thường chính bố của nó. Nó ăn nói chỏng lỏn với bố, có việc nó tự làm được nhưng không làm mà xẵng giọng nhờ bố. Tôi bảo nó tự làm đi thì nó nói nó còn bận học, học để sau này không bị vợ con coi khinh. Rồi nó nói bâng quơ: Ngoài xã hội có những ông 45 - 50 tuổi mà vẫn phải làm đầy tớ cho thằng ngoài 20, chỉ bằng tuổi con mình! Mẹ tôi gật đầu tán thành, còn bố ủ rũ nhịn nhục, đôi mắt đỏ ngầu. Có lần nhìn bố mà tim tôi đau nhói, tôi lao tới tát thằng em, nhưng liền bị nó đánh lại và gào lên: "Bố chẳng thể khá lên được nữa, còn cái đầu chị cũng chỉ đến thế mà thôi. Khi nào mẹ hết thời, tôi sẽ thống trị cái nhà này. Rồi chị sẽ biết tay tôi!"...

Tôi quay lại nhìn thẳng vào mắt mẹ. Nhưng bà lạnh lùng quay đi.

NGỌC THẠCH (Việt Trì - Phú Thọ
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.