Trẻ em Việt Nam thiệt thòi vì không được “lên tiếng”

KHẢ HÂN thực hiện |

Thái độ thiếu tôn trọng con bằng cách tự mình quyết định mọi thứ trong cuộc đời con hay lo lắng thái quá, bao bọc quá mức sẽ khiến trẻ thiếu tự tin, ỷ lại vào người khác và dần dần trở nên thụ động trong cuộc sống và công việc.

Thưa TS. Vũ Thu Hương, nhiều phụ huynh với mong muốn con mình được thành đạt đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện khiến trẻ em không được là chính mình. Bà nhận định thế nào về hiện tượng trên.

- Theo tôi, điều này xuất phát từ sự lo lắng thái quá của phụ huynh và suy nghĩ đơn giản: Lớn lên nó tự biết. Vì thế, mọi chuyện nếu định đoạt được là các vị phụ huynh quyết định thay cho trẻ. Điều này còn thể hiện sự thiếu tôn trọng trẻ. Chúng ta có thể nghe thấy rất nhiều câu nói như: “Nó còn bé, nó biết gì”, hay “Lớn lên con sẽ hiểu” của các vị phụ huynh. Đây chính là những câu nói thể hiện rằng, các vị phụ huynh không tin tưởng vào con mình. Ngoài ra, phụ huynh cũng lo ngại những tác động xấu của xã hội sẽ ảnh hưởng đến con trẻ. Tâm lý bao bọc con, quyết thay con tưởng đã chấm dứt từ rất lâu nhưng sự thật là vẫn tồn tại rất nhiều trong thời buổi hiện nay.

Khi trẻ em không được quyền làm theo ý thích của mình, trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, thưa bà?

- Khi bé bị bao bọc quá mức, trẻ rất dễ thiếu tự tin. Điều này có thể dễ hiểu khi bạn quan sát chú chim non ở trong ổ. Nếu bố mẹ chăm quá mức, không cho con ra ngoài rìa ổ ngắm nghía xung quanh, không tập cho con bay thì chắc chắn con chim non sẽ cảm thấy hoảng sợ mà không dám ra ngoài đời.

Ngoài ra, các con sẽ nảy sinh tính ỷ lại vào người khác và không chịu cố gắng. Các con thấy cha mẹ lo lắng hết rồi thì thường rất thờ ơ với chính mình và với mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ nảy sinh tính vô trách nhiệm. Đây là hậu quả không chỉ bây giờ mà cả trong tương lai trẻ sẽ phải chịu đựng. Từ sự ỷ lại, con trẻ dần dần trở nên thụ động trong cuộc sống và công việc.

Đó là chưa nói đến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ bị nới rộng khi cha mẹ tỏ thái độ thiếu tôn trọng con bằng cách tự mình quyết định mọi thứ trong cuộc đời con. Đã có cháu tâm sự với tôi rằng: "Bố mẹ con cứ nghĩ như con không có não vậy". Câu nói này cho chúng ta thấy rõ sự ức chế của cháu với thái độ của cha mẹ.

Theo ghi nhận, không chỉ ở nhà mà cả ở trường học, các em học sinh cũng thường nghe theo thầy cô một cách dập khuôn, thụ động mà cũng ít khi lên tiếng. Bà thấy nhận định trên có đúng không?

- Điều này là chính xác nhưng nó đã tồn tại hàng chục năm qua với phong cách giảng dạy của Việt Nam. Ngay cả khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có những thay đổi về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì các giáo viên vẫn theo nếp cũ để dạy trẻ. Điều này không những khiến trẻ trở nên thụ động mà còn làm giảm đi sức sáng tạo của các cháu.

Có vẻ như xã hội đang lãng quên sự lên tiếng của trẻ em?

- Đã từ lâu, trẻ em Việt Nam bị coi thường. Trẻ đôi khi bị đem ra làm trò chơi, trò trêu đùa ác ý của người lớn. Ý kiến của trẻ thường bị mắng át đi. Mọi quyết định quan trọng đều không được có ý kiến. Vì thế, tôi vẫn cho rằng, trẻ em Việt Nam rất thiệt thòi.

Theo bà, nguyên nhân khiến trẻ em không dám/không được lên tiếng?

- Bạn chắc chắn sẽ không dám lên tiếng khi vài lần bạn đã thử và bị mắng, thậm chí còn bị đánh vì điều đó. Đôi khi, đứa trẻ lên tiếng còn bị coi là bất thường khi cháu có những suy nghĩ ngược với người lớn. Đó là chưa kể toàn xã hội vẫn coi con trẻ là những người quá bất ổn, không thể tin tưởng nổi. Như tôi dạy các cháu những kỹ năng thoát hiểm, vẫn có rất nhiều ý kiến cho rằng, trẻ em không làm được và không nên dạy như thế.

Vậy người lớn cần làm gì để trẻ em có thể vừa thể hiện được sở thích, ý muốn lại vẫn đi đúng hướng?

- Điều mà các cha mẹ cần làm là phân biệt rõ những nguyên tắc trong cuộc sống và những quyết định liên quan đến con. Nếu đã là nguyên tắc, con hay bố mẹ cũng cần tuân thủ. Với những nguyên tắc được xây dựng và thông báo ngay từ đầu, con trẻ không được phép vi phạm. Còn những vấn đề thuộc về cá nhân của riêng con như đồ dùng, bạn bè, việc học tập, trường lớp, nghề nghiệp... cha mẹ chỉ có quyền đưa ra lời khuyên chứ không nên xông vào can thiệp hoặc quyết định thay con.

Xin cảm ơn TS!

KHẢ HÂN thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.