Truyện ngắn dự thi: Chiều ngược

NGUYỄN XUÂN VINH |

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.

Từ khi được khánh thành, đã mấy lần bà con ở khu vực này chặn không cho xe rác vào Nhà máy, vì ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nhưng lần nào cũng vậy, Thành phố, Nhà máy và cả Công ty Môi trường Đô thị chỉ hứa, giải quyết qua loa rồi đâu lại vào đấy. Lần này bà con lập chốt, ngày đêm thay phiên nhau canh gác, cương quyết không cho xe rác vào xử lý.

Biết Vân là người của Công ty Môi trường Đô thị, trông thấy Vân, nhiều người xúm lại:

- Cháu làm ở Công ty Môi trường Đô thị, sao không giúp bà con thoát cái nạn ô nhiễm này đi chứ!

- Đúng đấy! Đúng đấy! - Mấy người góp chuyện.

- Thưa các bác, cháu chỉ là một công nhân bình thường thôi. Nhà lại cùng khu phố với các bác, cũng ngày đêm chịu nạn ô nhiễm. Cháu cũng muốn thoát cảnh này chứ. Nhưng chưa biết cách nào các bác ạ!

- Đúng! Cô ấy chỉ là người thực hiện nhiệm vụ thôi, có trách thì trách Nhà máy, trách Thành phố ấy! - Cũng có những người thông cảm!

Từ những lần như vậy, cùng hình ảnh những đống rác mà Vân chụp được trong khu vực Nhà máy, băn khoăn cứ đeo bám cô ngày, đêm. Có lẽ phải di dời Nhà máy đi nơi khác thì mới ổn.

Trong một bữa cơm chiều, Vân nói cho chồng biết ý định của mình. Anh không đồng tình mà còn quyết liệt phản đối:

- Không thể làm vậy! Nhân dân có ý kiến là việc của người ta. Còn em là người của Công ty, cơm áo của mình phụ thuộc vào Công ty. Nhà máy liên quan trực tiếp với Công ty. Họ chung nhau đầu tư vốn, chung nhau lợi nhuận, thậm chí còn liên quan tới cả lãnh đạo Thành phố. Em đấu tranh rồi “tránh đâu”. Mình còn phải nuôi con cơ mà!

- Anh thấy đấy, ruồi, nhặng, mùi hôi thối suốt ngày đêm. Khổ quá! Em là người có chuyên môn, chỉ muốn cùng bà con có tiếng nói với Thành phố. Chả nhẽ mình cũng như một số gia đình, bán nhà đi nơi khác. Nhưng ô nhiễm như vậy, ai còn đến đây mà mua nhà nữa!

- Trong Công ty, mà cả Thành phố này, em tưởng không ai có chuyên môn như em sao? Vậy mà người ta im lặng hết. Trong mắt họ, em chỉ là cô quét rác chứ là gì đâu?

Vân cự lại:

- Anh không nên nói vậy! Họ là họ, còn em là em!

Đêm ấy Vân thao thức không ngủ được. Cô lẳng lặng mở cửa ra ban công ngồi, đưa tầm mắt về phía xa xa. Thành phố sáng rực trong ánh điện. Nhưng là thành phố của những người dân lao động, càng về khuya càng thêm yên tĩnh. Một làn gió hoang đưa mùi hôi thối bủa vây Vân. Lũ nhặng bám vào lan can ngủ bị Vân đánh thức bay nhao nhác, lao cả vào má, mắc vào tóc Vân kêu vo vo. Bất chợt rùng mình, Vân nhớ lại cảnh ruồi nhặng, mùi hôi thối từ Nhà máy rác. Vân tự lục vấn: Mình đang ở đâu? Mình đang làm gì? Kiến thức mình học được không lẽ lại vô dụng?! Quá khứ một thời bỗng chốc hiện về.

Tốt nghiệp Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Vân nộp đơn xin vào Công ty Môi trường Đô thị làm việc. Cán bộ kỹ thuật của Công ty trình độ đại học như Vân có mấy người, đã được sắp xếp đủ chỗ, đủ việc. Đang háo hức muốn có việc làm, Vân tình nguyện về tổ gom rác. Hy vọng đấy sẽ là nơi để Vân có thời gian làm quen với việc phân loại rác thải, thuận cho việc xử lý khi thành phố xây dựng nhà máy. Từ công việc nơi tận cùng đường phố ấy, như một định mệnh, bất ngờ Vân xây dựng gia đình với một anh công nhân làm khai thác mỏ.

Hôm ấy, cả thành phố đã lên đèn. Nhiều gia đình đã sum họp trong bữa cơm chiều. Một mình Vân vẫn đẩy chiếc xe đầy rác về nơi tập kết. Bỗng “xoạch”, chiếc lốp cao su đã bật ra khỏi vành. Dòng người vẫn hối hả ngược xuôi, nhưng biết nhờ ai lúc này. Vân đang loay hoay. Một thanh niên từ đâu đến:

- Xe làm sao vậy em?

- Nó bị bật lốp anh ạ!

Người thanh niên cúi xuống: - Ồ thế này thì đẩy làm sao được!

Định - tên người thanh niên, lấy hết sức đẩy cho chiếc lốp trở lại. Cẩn thận hơn, anh tháo dây buộc hành lý trên xe, quấn vào lốp rồi khóa xe máy, choạng chân cùng Vân đẩy xe rác về nơi tập kết. Sau lần ấy, họ trở nên thân thiết, yêu mến nhau, rồi cùng nhau xây hạnh phúc. Được sự hỗ trợ của đôi bên gia đình, vợ chồng Vân mua đất làm nhà. Hai đứa nhỏ lần lượt ra đời. Vân cần mẫn cho đường phố luôn sạch và lo toan mọi công việc gia đình để chồng gắn bó với đường lò, với tấn than. Giống như chị em đồng nghiệp, cô cũng gom góp những vỏ lon, mẩu sắt, tấm bìa... từ bãi rác, bán để có thêm đồng rau mắm. Định luôn ủng hộ cô trong mọi công việc.

Hơn chục năm trời, gắn bó với công việc, Vân thấy dân số thành phố ngày càng đông lên. Mấy chục tấn rác thải ra trong một ngày của gần hai mươi vạn dân thành phố đè lên đôi tay người công nhân gom rác của Công ty Môi trường Đô thị. Hàng trăm lao động, họ thay phiên nhau, quần quật suốt ngày đêm trên mấy chục ki lô mét nội đô...

Không thể kéo dài sự chôn lấp rác sơ sài, thành phố cần có ngay một nhà máy xử lý rác thải. Đề án xây dựng nhà máy do Công ty Cổ phần Việt Ân đầu tư xây dựng với số vốn hơn 110 tỉ đồng, công suất 100 tấn rác/ngày được phê duyệt rồi xây dựng theo đúng quy trình. Ngày khánh thành, Ban Giám đốc công bố những ưu thế của Nhà máy Việt Ân. Lãnh đạo Thành phố và đông đảo người dân khu vực và công nhân Công ty Môi trường Đô thị đến dự, hết sức vui mừng. Nhưng Nhà máy hoạt động được gần một tháng thì đã bộc lộ những nhược điểm không như lời quảng bá của Ban Giám đốc là “rất hiện đại”. Từ đốt bằng nhiệt điện, chuyển sang đốt bằng củi. Máy móc liên tục hỏng hóc. Rác thải ùn ứ lên hàng nghìn tấn. Mùi hôi thối phát tán cả một vùng với bán kính lên tới ba, bốn cây số. Nhiều gia đình bất lực đã treo biển bán nhà.

***

Vân lục tung tất cả những bài vở, những kiến thức đã được học trong trường. Cô tìm bằng được Luật Tài nguyên Môi trường, những Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Hướng dẫn... mới nhất về môi trường, đọc rồi đánh dấu thật kỹ những gì có liên quan tới việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải.

Mặc can ngăn của chồng, mấy hôm sau, Vân rủ bạn cùng đi khảo sát thực địa. Bằng xe máy, sau hai ngày rong ruổi, họ đi hết phường An Điền lại về phường Thanh Phương, vào Mười Khe phường Đông Bắc. Vào khu Miếu Cô Cô trong thung lũng Than Vàng. Chỉ đến khi vào thôn Khe Sim xã Thượng Đồng, họ mới nhận ra được đây là nơi ưng ý nhất.

Vân mạnh dạn đến gặp Giám đốc Công ty trình bày một cách có căn cứ việc bảo vệ môi trường khu dân cư đã đặt Nhà máy. Rồi nêu ý kiến đề nghị chuyển Nhà máy đi nơi khác. Giám đốc lúc đầu còn chăm chú nghe. Một lúc sau ông vụt đứng dậy, vẻ mặt bực tức:

- Tôi hiểu rồi! Cô định chống lại chủ trương của Công ty, của Thành phố chứ gì? Cô phải biết rằng đây là một chủ trương lớn của Thành phố, của Công ty. Vị trí đặt Nhà máy đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Là người có chuyên môn, cô cũng biết Nhà máy đang trong quá trình vận hành thử, máy móc có thể trục trặc, đang từng bước khắc phục. Rồi sẽ tốt lên!

- Tôi biết điều đó! Xin chưa nói về thiết bị, tôi là người dân ở đấy, tôi đồng tình với bà con, họ muốn nói về vị trí đặt Nhà máy ở quá gần dân, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của họ. Tôi có thể cho Giám đốc xem những hình ảnh mà tôi đã chụp được khi tôi vào khu vực Nhà máy. - Vân cự lại Giám đốc.

- Thôi không cần! Cô về đi.

Ngày hôm sau, bằng những điều khoản được trích trong Luật, trong các Thông tư, Hướng dẫn... Vân gửi tới Công ty, gửi tới Ủy ban Nhân dân thành phố một tờ trình đầy lý lẽ.

***

Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban Nhân dân phường Đông Bắc triệu tập cuộc họp nhân dân toàn phường, tìm cách khắc phục.

Hội trường Ủy ban Nhân dân phường chật cứng, nhiều người phải đứng ngoài hành lang. Chủ trì cuộc họp là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Đại diện các phòng ban có liên quan, Công ty Môi trường Đô thị và Công ty Việt Ân... được triệu tập đến. Vân cũng tìm đến dự. Sau những lời thủ tục của Ban tổ chức cuộc họp, ông Giám đốc Công ty Việt Ân lên phát biểu. Ông khẳng định việc xây dựng Nhà máy là đúng theo quy trình, có sự tính toán lỗ lãi kinh doanh khoa học. Ông còn lớn tiếng yêu cầu thành phố trả lời có cho Nhà máy Việt Ân tiếp tục vận hành hay là dừng?

Cả hội trường ồn ào la ó, huýt sáo. Một số người đứng lên vung tay, yêu cầu ông Giám đốc ngừng phát biểu. Một số ông, bà giằng lấy micro, tự phát những lời bực dọc. Phó Chủ tịch Thành phố buộc phải đứng lên:

- Tôi đề nghị bà con trật tự, nếu không, hôm nay chúng ta hoãn cuộc họp để hôm khác!

Mọi người sợ mất thêm buổi khác, lục tục ngồi xuống, nhưng tiếng bàn tán vẫn chưa ngừng.

Một người đàn ông đứng tuổi bước lên sân khấu:

- Tôi là một người dân trong khu đã xây dựng Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Tôi nhận thấy việc xây dựng Nhà máy rất gần với khu dân cư là không hợp lý. Thời gian qua, ruồi, nhặng đã tấn công đến tất cả các khu trong phường Đông Bắc. Một số khu của phường lân cận cũng không tránh khỏi. Bệnh mẩn ngứa, hô hấp, tiêu chảy... đã bắt đầu phát sinh, khiến một số người phải nhập viện. Mùi hôi thối tràn cả vào Ủy ban Nhân dân phường, mặc dù Ủy ban cách Nhà máy tới mấy cây số. Ngay cả bây giờ, đang trong hội trường, các vị cũng ngửi thấy mùi hôi thối ấy. Nhân dân chúng tôi ủng hộ xây dựng Nhà máy, nhưng không phải ở đây, hay ở bất cứ đâu mà lại xây gần khu dân cư.

Tiếng vỗ tay hưởng ứng dậy lên. Ông nói tiếp:

- Dân ở đây đã nghèo, bây giờ lại thêm khổ. Vợ con các đồng chí đều không ở đây nên tôi tin là các đồng chí không thấu được cảnh mà nhân dân ở đây đang bị ruồi, nhặng, mùi hôi thối suốt ngày đêm đeo bám. Các đồng chí có cán bộ chuyên môn, hiểu hơn chúng tôi rất nhiều về môi trường, hãy giúp chúng tôi, trả lại cho nhân dân ở đây cuộc sống bình yên!

- Ý của ông là chuyển Nhà máy đi nơi khác, vậy theo ông chuyển đi đâu?

- Việc ấy, các đồng chí hiểu hơn bà con chúng tôi! Nhưng chúng tôi cương quyết đề nghị chuyển Nhà máy đi nơi khác.

Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay lại rầm rầm như muốn nổ tung hội trường. Vân bỗng thấy trong lòng ấm áp, như được hòa chung niềm vui với mọi người.

***

Sau cuộc họp hôm ấy, mức độ ô nhiễm môi trường không hề thuyên giảm. Bà con công khai báo cho chính quyền biết, họ cương quyết không tháo chốt, không cho xe rác vào Nhà máy. Rác càng ngày càng tồn đọng, ngập tràn khắp Thành phố. Lãnh đạo Thành phố thúc xuống, Công ty Môi trường Đô thị buộc phải tổ chức cuộc họp toàn Công ty, bàn cách khắc phục.

Ông Giám đốc như có lửa trong người. Trước hàng trăm công nhân ông căng thẳng:

- Không hiểu nhân dân Khu Một phường Đông Bắc nghĩ thế nào về lợi ích toàn Thành phố mà lại chặn không cho xe chở rác vào Nhà máy xử lý? Họ phải hiểu rằng Nhà máy mới đang chạy thử. Bây giờ rác ùn đọng khắp nơi, bốc mùi ghê gớm quá! Các anh, các chị có cách nào không?

Từng nhóm công nhân chụm vào nhau rì rầm bàn tán. Lúc lâu sau, ông Cạnh, người công nhân chỉ còn ít tháng nữa là về hưu đứng lên:

- Thưa Giám đốc cùng anh chị em! Tôi là một công nhân trực tiếp ngày đêm gom rác tại khu vực phường Đông Bắc, tôi thấy dân cư ở đấy thưa thớt, vì vậy rác thải ra không nhiều. Nhưng rác của toàn vùng nội đô Thành phố đều đổ về đấy, Nhà máy xử lý không kịp, lại bị các chốt chặn, rác bị ùn ứ đổ đống như núi. Khổ cho bà con ở đấy! Họ phản ứng cũng là phải!

- Theo anh bây giờ phải làm gì? - Ông Giám đốc hỏi.

- Trước mắt liên hệ những địa phương lân cận chuyển rác đến chôn lấp nhờ. Nhưng lâu dài, tôi cũng đề nghị với Công ty, với Thành phố, di dời Nhà máy đi nơi khác. Chỉ có như vậy mới yên được!

Ông Giám đốc đứng dậy đi đi, lại lại: - Chuyển Nhà máy... chuyển Nhà máy!...

Từ cuối hội trường, Vân giơ tay lên:

- Tôi xin có ý kiến!

Giám đốc quay lại nhìn Vân, hơi chau mày. Vân từ từ bước lên với một cặp tài liệu khá dầy, đầy tự tin phát biểu:

- Kính thưa đồng chí Giám đốc và anh chị em, tôi là người dân của phường Đông Bắc, trực tiếp chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ Nhà máy, nhưng là người được học về Bộ môn Xử lý rác thải, tôi thấy có trách nhiệm trong công việc này. Việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải trong tình trạng hiện nay và cho cả mai sau là hết sức cần thiết. Song, xây dựng ở vị trí nào, quy mô đến đâu là phải chọn lựa. Vừa qua, Thành phố cho Công ty Việt Ân xây dựng Nhà máy xử lý rác thải là việc rất nên được hoan nghênh và ủng hộ. Nhưng theo những gì mà tôi được biết và những điều, khoản trong Luật Tài nguyên Môi trường, trong các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn, đặc biệt là Quy định mà tôi mang theo đây về cự ly xây dựng nhà máy cách khu dân cư là bao nhiêu mét, thì rõ ràng việc xây Nhà máy của Thành phố tại vị trí hiện nay là không phù hợp. Tại hội trường hôm nay, không đủ thời gian để tôi trình bày những nội dung cần thiết trong các văn bản này. - Vân dơ tập tài liệu lên rối nói tiếp: Nếu có thể tôi xin được trình bày những nội dung này ở một hội nghị chuyên đề khác. Tại đây tôi chỉ xin được có ý kiến như sau: Nhà máy mặc dù đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt dự án, nhưng xây dựng tại vị trí chỉ cách khu dân cư không đầy 100 mét là không đúng quy định. Vì quy định là không được dưới ba ngàn mét. Bãi tập kết rác luôn chứa hàng trăm, hàng ngàn tấn rác chờ xử lý. Điều đó gây ô nhiễm cho khu dân cư và phát sinh bệnh tật là không tránh khỏi.

Vân nói tiếp: Ở đây ai cũng biết từ thành phố vào khu dân cư Than Vàng là một khe suối mà hai bên là đồi rừng. Nhà máy nằm ở vị trí mà mùa Đông gió cuốn từ Than Vàng ra không thể không cuốn theo mùi hôi thối từ Nhà máy ra thành phố. Và ngược lại, mùa hè, gió từ biển thổi vào sẽ cuốn mùi hôi thối ấy vào khu dân cư Than Vàng. Tôi xin chưa nói đến chất lượng của thiết bị và quy trình kỹ thuật khi vận hành.

Ngày nghỉ, Vân tìm vào Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Trước mắt Vân là những đống rác cao ngất, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen. Những con chuột béo mầm, rúc rích đuổi nhau. Hàng ngày tiếp xúc với rác, với những phế thải mà trước cảnh ấy, cô cũng không khỏi rùng mình. Bằng điện thoại, Vân chụp lại những hình ảnh mà cô vừa gặp.

Từ khi được khánh thành, đã mấy lần bà con ở khu vực này chặn không cho xe rác vào Nhà máy, vì ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nhưng lần nào cũng vậy, Thành phố, Nhà máy và cả Công ty Môi trường Đô thị chỉ hứa, giải quyết qua loa rồi đâu lại vào đấy. Lần này bà con lập chốt, ngày đêm thay phiên nhau canh gác, cương quyết không cho xe rác vào xử lý.

Biết Vân là người của Công ty Môi trường Đô thị, trông thấy Vân, nhiều người xúm lại:

- Cháu làm ở Công ty Môi trường Đô thị, sao không giúp bà con thoát cái nạn ô nhiễm này đi chứ!

- Đúng đấy! Đúng đấy! - Mấy người góp chuyện.

- Thưa các bác, cháu chỉ là một công nhân bình thường thôi. Nhà lại cùng khu phố với các bác, cũng ngày đêm chịu nạn ô nhiễm. Cháu cũng muốn thoát cảnh này chứ. Nhưng chưa biết cách nào các bác ạ!

- Đúng! Cô ấy chỉ là người thực hiện nhiệm vụ thôi, có trách thì trách Nhà máy, trách Thành phố ấy! - Cũng có những người thông cảm!

Từ những lần như vậy, cùng hình ảnh những đống rác mà Vân chụp được trong khu vực Nhà máy, băn khoăn cứ đeo bám cô ngày, đêm. Có lẽ phải di dời Nhà máy đi nơi khác thì mới ổn.

Trong một bữa cơm chiều, Vân nói cho chồng biết ý định của mình. Anh không đồng tình mà còn quyết liệt phản đối:

- Không thể làm vậy! Nhân dân có ý kiến là việc của người ta. Còn em là người của Công ty, cơm áo của mình phụ thuộc vào Công ty. Nhà máy liên quan trực tiếp với Công ty. Họ chung nhau đầu tư vốn, chung nhau lợi nhuận, thậm chí còn liên quan tới cả lãnh đạo Thành phố. Em đấu tranh rồi “tránh đâu”. Mình còn phải nuôi con cơ mà!

- Anh thấy đấy, ruồi, nhặng, mùi hôi thối suốt ngày đêm. Khổ quá! Em là người có chuyên môn, chỉ muốn cùng bà con có tiếng nói với Thành phố. Chả nhẽ mình cũng như một số gia đình, bán nhà đi nơi khác. Nhưng ô nhiễm như vậy, ai còn đến đây mà mua nhà nữa!

- Trong Công ty, mà cả Thành phố này, em tưởng không ai có chuyên môn như em sao? Vậy mà người ta im lặng hết. Trong mắt họ, em chỉ là cô quét rác chứ là gì đâu?

Vân cự lại:

- Anh không nên nói vậy! Họ là họ, còn em là em!

Đêm ấy Vân thao thức không ngủ được. Cô lẳng lặng mở cửa ra ban công ngồi, đưa tầm mắt về phía xa xa. Thành phố sáng rực trong ánh điện. Nhưng là thành phố của những người dân lao động, càng về khuya càng thêm yên tĩnh. Một làn gió hoang đưa mùi hôi thối bủa vây Vân. Lũ nhặng bám vào lan can ngủ bị Vân đánh thức bay nhao nhác, lao cả vào má, mắc vào tóc Vân kêu vo vo. Bất chợt rùng mình, Vân nhớ lại cảnh ruồi nhặng, mùi hôi thối từ Nhà máy rác. Vân tự lục vấn: Mình đang ở đâu? Mình đang làm gì? Kiến thức mình học được không lẽ lại vô dụng?! Quá khứ một thời bỗng chốc hiện về.

Tốt nghiệp Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Vân nộp đơn xin vào Công ty Môi trường Đô thị làm việc. Cán bộ kỹ thuật của Công ty trình độ đại học như Vân có mấy người, đã được sắp xếp đủ chỗ, đủ việc. Đang háo hức muốn có việc làm, Vân tình nguyện về tổ gom rác. Hy vọng đấy sẽ là nơi để Vân có thời gian làm quen với việc phân loại rác thải, thuận cho việc xử lý khi thành phố xây dựng nhà máy. Từ công việc nơi tận cùng đường phố ấy, như một định mệnh, bất ngờ Vân xây dựng gia đình với một anh công nhân làm khai thác mỏ.

Hôm ấy, cả thành phố đã lên đèn. Nhiều gia đình đã sum họp trong bữa cơm chiều. Một mình Vân vẫn đẩy chiếc xe đầy rác về nơi tập kết. Bỗng “xoạch”, chiếc lốp cao su đã bật ra khỏi vành. Dòng người vẫn hối hả ngược xuôi, nhưng biết nhờ ai lúc này. Vân đang loay hoay. Một thanh niên từ đâu đến:

- Xe làm sao vậy em?

- Nó bị bật lốp anh ạ!

Người thanh niên cúi xuống: - Ồ thế này thì đẩy làm sao được!

Định - tên người thanh niên, lấy hết sức đẩy cho chiếc lốp trở lại. Cẩn thận hơn, anh tháo dây buộc hành lý trên xe, quấn vào lốp rồi khóa xe máy, choạng chân cùng Vân đẩy xe rác về nơi tập kết. Sau lần ấy, họ trở nên thân thiết, yêu mến nhau, rồi cùng nhau xây hạnh phúc. Được sự hỗ trợ của đôi bên gia đình, vợ chồng Vân mua đất làm nhà. Hai đứa nhỏ lần lượt ra đời. Vân cần mẫn cho đường phố luôn sạch và lo toan mọi công việc gia đình để chồng gắn bó với đường lò, với tấn than. Giống như chị em đồng nghiệp, cô cũng gom góp những vỏ lon, mẩu sắt, tấm bìa... từ bãi rác, bán để có thêm đồng rau mắm. Định luôn ủng hộ cô trong mọi công việc.

Hơn chục năm trời, gắn bó với công việc, Vân thấy dân số thành phố ngày càng đông lên. Mấy chục tấn rác thải ra trong một ngày của gần hai mươi vạn dân thành phố đè lên đôi tay người công nhân gom rác của Công ty Môi trường Đô thị. Hàng trăm lao động, họ thay phiên nhau, quần quật suốt ngày đêm trên mấy chục ki lô mét nội đô...

Không thể kéo dài sự chôn lấp rác sơ sài, thành phố cần có ngay một nhà máy xử lý rác thải. Đề án xây dựng nhà máy do Công ty Cổ phần Việt Ân đầu tư xây dựng với số vốn hơn 110 tỉ đồng, công suất 100 tấn rác/ngày được phê duyệt rồi xây dựng theo đúng quy trình. Ngày khánh thành, Ban Giám đốc công bố những ưu thế của Nhà máy Việt Ân. Lãnh đạo Thành phố và đông đảo người dân khu vực và công nhân Công ty Môi trường Đô thị đến dự, hết sức vui mừng. Nhưng Nhà máy hoạt động được gần một tháng thì đã bộc lộ những nhược điểm không như lời quảng bá của Ban Giám đốc là “rất hiện đại”. Từ đốt bằng nhiệt điện, chuyển sang đốt bằng củi. Máy móc liên tục hỏng hóc. Rác thải ùn ứ lên hàng nghìn tấn. Mùi hôi thối phát tán cả một vùng với bán kính lên tới ba, bốn cây số. Nhiều gia đình bất lực đã treo biển bán nhà.

***

Vân lục tung tất cả những bài vở, những kiến thức đã được học trong trường. Cô tìm bằng được Luật Tài nguyên Môi trường, những Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Hướng dẫn... mới nhất về môi trường, đọc rồi đánh dấu thật kỹ những gì có liên quan tới việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải.

Mặc can ngăn của chồng, mấy hôm sau, Vân rủ bạn cùng đi khảo sát thực địa. Bằng xe máy, sau hai ngày rong ruổi, họ đi hết phường An Điền lại về phường Thanh Phương, vào Mười Khe phường Đông Bắc. Vào khu Miếu Cô Cô trong thung lũng Than Vàng. Chỉ đến khi vào thôn Khe Sim xã Thượng Đồng, họ mới nhận ra được đây là nơi ưng ý nhất.

Vân mạnh dạn đến gặp Giám đốc Công ty trình bày một cách có căn cứ việc bảo vệ môi trường khu dân cư đã đặt Nhà máy. Rồi nêu ý kiến đề nghị chuyển Nhà máy đi nơi khác. Giám đốc lúc đầu còn chăm chú nghe. Một lúc sau ông vụt đứng dậy, vẻ mặt bực tức:

- Tôi hiểu rồi! Cô định chống lại chủ trương của Công ty, của Thành phố chứ gì? Cô phải biết rằng đây là một chủ trương lớn của Thành phố, của Công ty. Vị trí đặt Nhà máy đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Là người có chuyên môn, cô cũng biết Nhà máy đang trong quá trình vận hành thử, máy móc có thể trục trặc, đang từng bước khắc phục. Rồi sẽ tốt lên!

- Tôi biết điều đó! Xin chưa nói về thiết bị, tôi là người dân ở đấy, tôi đồng tình với bà con, họ muốn nói về vị trí đặt Nhà máy ở quá gần dân, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của họ. Tôi có thể cho Giám đốc xem những hình ảnh mà tôi đã chụp được khi tôi vào khu vực Nhà máy. - Vân cự lại Giám đốc.

- Thôi không cần! Cô về đi.

Ngày hôm sau, bằng những điều khoản được trích trong Luật, trong các Thông tư, Hướng dẫn... Vân gửi tới Công ty, gửi tới Ủy ban Nhân dân thành phố một tờ trình đầy lý lẽ.

***

Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban Nhân dân phường Đông Bắc triệu tập cuộc họp nhân dân toàn phường, tìm cách khắc phục.

Hội trường Ủy ban Nhân dân phường chật cứng, nhiều người phải đứng ngoài hành lang. Chủ trì cuộc họp là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Đại diện các phòng ban có liên quan, Công ty Môi trường Đô thị và Công ty Việt Ân... được triệu tập đến. Vân cũng tìm đến dự. Sau những lời thủ tục của Ban tổ chức cuộc họp, ông Giám đốc Công ty Việt Ân lên phát biểu. Ông khẳng định việc xây dựng Nhà máy là đúng theo quy trình, có sự tính toán lỗ lãi kinh doanh khoa học. Ông còn lớn tiếng yêu cầu thành phố trả lời có cho Nhà máy Việt Ân tiếp tục vận hành hay là dừng?

Cả hội trường ồn ào la ó, huýt sáo. Một số người đứng lên vung tay, yêu cầu ông Giám đốc ngừng phát biểu. Một số ông, bà giằng lấy micro, tự phát những lời bực dọc. Phó Chủ tịch Thành phố buộc phải đứng lên:

- Tôi đề nghị bà con trật tự, nếu không, hôm nay chúng ta hoãn cuộc họp để hôm khác!

Mọi người sợ mất thêm buổi khác, lục tục ngồi xuống, nhưng tiếng bàn tán vẫn chưa ngừng.

Một người đàn ông đứng tuổi bước lên sân khấu:

- Tôi là một người dân trong khu đã xây dựng Nhà máy Xử lý rác thải Việt Ân. Tôi nhận thấy việc xây dựng Nhà máy rất gần với khu dân cư là không hợp lý. Thời gian qua, ruồi, nhặng đã tấn công đến tất cả các khu trong phường Đông Bắc. Một số khu của phường lân cận cũng không tránh khỏi. Bệnh mẩn ngứa, hô hấp, tiêu chảy... đã bắt đầu phát sinh, khiến một số người phải nhập viện. Mùi hôi thối tràn cả vào Ủy ban Nhân dân phường, mặc dù Ủy ban cách Nhà máy tới mấy cây số. Ngay cả bây giờ, đang trong hội trường, các vị cũng ngửi thấy mùi hôi thối ấy. Nhân dân chúng tôi ủng hộ xây dựng Nhà máy, nhưng không phải ở đây, hay ở bất cứ đâu mà lại xây gần khu dân cư.

Tiếng vỗ tay hưởng ứng dậy lên. Ông nói tiếp:

- Dân ở đây đã nghèo, bây giờ lại thêm khổ. Vợ con các đồng chí đều không ở đây nên tôi tin là các đồng chí không thấu được cảnh mà nhân dân ở đây đang bị ruồi, nhặng, mùi hôi thối suốt ngày đêm đeo bám. Các đồng chí có cán bộ chuyên môn, hiểu hơn chúng tôi rất nhiều về môi trường, hãy giúp chúng tôi, trả lại cho nhân dân ở đây cuộc sống bình yên!

- Ý của ông là chuyển Nhà máy đi nơi khác, vậy theo ông chuyển đi đâu?

- Việc ấy, các đồng chí hiểu hơn bà con chúng tôi! Nhưng chúng tôi cương quyết đề nghị chuyển Nhà máy đi nơi khác.

Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay lại rầm rầm như muốn nổ tung hội trường. Vân bỗng thấy trong lòng ấm áp, như được hòa chung niềm vui với mọi người.

***

Sau cuộc họp hôm ấy, mức độ ô nhiễm môi trường không hề thuyên giảm. Bà con công khai báo cho chính quyền biết, họ cương quyết không tháo chốt, không cho xe rác vào Nhà máy. Rác càng ngày càng tồn đọng, ngập tràn khắp Thành phố. Lãnh đạo Thành phố thúc xuống, Công ty Môi trường Đô thị buộc phải tổ chức cuộc họp toàn Công ty, bàn cách khắc phục.

Ông Giám đốc như có lửa trong người. Trước hàng trăm công nhân ông căng thẳng:

- Không hiểu nhân dân Khu Một phường Đông Bắc nghĩ thế nào về lợi ích toàn Thành phố mà lại chặn không cho xe chở rác vào Nhà máy xử lý? Họ phải hiểu rằng Nhà máy mới đang chạy thử. Bây giờ rác ùn đọng khắp nơi, bốc mùi ghê gớm quá! Các anh, các chị có cách nào không?

Từng nhóm công nhân chụm vào nhau rì rầm bàn tán. Lúc lâu sau, ông Cạnh, người công nhân chỉ còn ít tháng nữa là về hưu đứng lên:

- Thưa Giám đốc cùng anh chị em! Tôi là một công nhân trực tiếp ngày đêm gom rác tại khu vực phường Đông Bắc, tôi thấy dân cư ở đấy thưa thớt, vì vậy rác thải ra không nhiều. Nhưng rác của toàn vùng nội đô Thành phố đều đổ về đấy, Nhà máy xử lý không kịp, lại bị các chốt chặn, rác bị ùn ứ đổ đống như núi. Khổ cho bà con ở đấy! Họ phản ứng cũng là phải!

- Theo anh bây giờ phải làm gì? - Ông Giám đốc hỏi.

- Trước mắt liên hệ những địa phương lân cận chuyển rác đến chôn lấp nhờ. Nhưng lâu dài, tôi cũng đề nghị với Công ty, với Thành phố, di dời Nhà máy đi nơi khác. Chỉ có như vậy mới yên được!

Ông Giám đốc đứng dậy đi đi, lại lại: - Chuyển Nhà máy... chuyển Nhà máy!...

Từ cuối hội trường, Vân giơ tay lên:

- Tôi xin có ý kiến!

Giám đốc quay lại nhìn Vân, hơi chau mày. Vân từ từ bước lên với một cặp tài liệu khá dầy, đầy tự tin phát biểu:

- Kính thưa đồng chí Giám đốc và anh chị em, tôi là người dân của phường Đông Bắc, trực tiếp chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ Nhà máy, nhưng là người được học về Bộ môn Xử lý rác thải, tôi thấy có trách nhiệm trong công việc này. Việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải trong tình trạng hiện nay và cho cả mai sau là hết sức cần thiết. Song, xây dựng ở vị trí nào, quy mô đến đâu là phải chọn lựa. Vừa qua, Thành phố cho Công ty Việt Ân xây dựng Nhà máy xử lý rác thải là việc rất nên được hoan nghênh và ủng hộ. Nhưng theo những gì mà tôi được biết và những điều, khoản trong Luật Tài nguyên Môi trường, trong các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn, đặc biệt là Quy định mà tôi mang theo đây về cự ly xây dựng nhà máy cách khu dân cư là bao nhiêu mét, thì rõ ràng việc xây Nhà máy của Thành phố tại vị trí hiện nay là không phù hợp. Tại hội trường hôm nay, không đủ thời gian để tôi trình bày những nội dung cần thiết trong các văn bản này. - Vân dơ tập tài liệu lên rối nói tiếp: Nếu có thể tôi xin được trình bày những nội dung này ở một hội nghị chuyên đề khác. Tại đây tôi chỉ xin được có ý kiến như sau: Nhà máy mặc dù đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt dự án, nhưng xây dựng tại vị trí chỉ cách khu dân cư không đầy 100 mét là không đúng quy định. Vì quy định là không được dưới ba ngàn mét. Bãi tập kết rác luôn chứa hàng trăm, hàng ngàn tấn rác chờ xử lý. Điều đó gây ô nhiễm cho khu dân cư và phát sinh bệnh tật là không tránh khỏi.

Vân nói tiếp: Ở đây ai cũng biết từ thành phố vào khu dân cư Than Vàng là một khe suối mà hai bên là đồi rừng. Nhà máy nằm ở vị trí mà mùa Đông gió cuốn từ Than Vàng ra không thể không cuốn theo mùi hôi thối từ Nhà máy ra thành phố. Và ngược lại, mùa hè, gió từ biển thổi vào sẽ cuốn mùi hôi thối ấy vào khu dân cư Than Vàng. Tôi xin chưa nói đến chất lượng của thiết bị và quy trình kỹ thuật khi vận hành.

Xem tiếp trang 16...

Nghe đâu đã phải dùng củi để thay điện, rất có thể những thứ cần xử lý sẽ không được triệt để. Bởi thế bà con đề nghị Thành phố cho di dời Nhà máy Việt Ân đi nơi khác là hoàn toàn đúng đắn!

Hội trường im lặng. Ông Giám đốc chăm chú nhìn Vân. Vân nói tiếp:

- Kính thưa các đồng chí! Tôi đã có hai ngày lặn lội đến các vùng ven rừng, ven bãi sông trên mấy chục cây số từ đầu Thành phố đến cuối Thành phố, nhưng không có ở đâu thuận lợi hơn thôn Khe Sim, xã Thượng Đồng. Khu vực này nằm trọn trong một thung lũng, chỉ có hơn chục hộ dân, nếu xây dựng nhà máy ở đây, khoản đền bù cho di dời dân sẽ ít. Nhà máy đặt tại đây, mức độ phát tán sẽ không đáng kể vì khoảng cách đến khu đông dân cư là rất xa. Cũng phải nói thêm rằng trong điều kiện phát triển đô thị như hiện nay, ở địa phương nào cũng vậy, sẽ không có chỗ nào đặt nhà máy xử lý rác thải là lý tưởng. Nó còn phụ thuộc vào công nghệ, vào thiết bị xử lý. Nhưng với Thành phố ta thì Khe Sim vẫn là nơi thuận lợi hơn cả!

Hội trường lại râm ran bàn tán. Ông Giám đốc gật gật, ra chiều tán thưởng:

- Tôi sẽ báo cáo lên lãnh đạo Thành phố. Nhưng trước mắt buộc phải nhờ địa phương lân cận, chuyển rác đến chôn lấp!

Hôm sau, những chuyến xe chở rác nối đuôi nhau sang vùng lân cận.

Sau buổi họp tại Công ty, Vân nhận được những lời khuyên và cả lời đe dọa từ những số máy rất lạ.

Vân được mời về thành phố họp, có cả đại diện các Công ty và Phòng, Ban liên quan tham dự. Một hội nghị cởi mở diễn ra. Vân trình bày một cách khoa học những luận cứ mà cô đã chuẩn bị kỹ càng. Nhưng cô không quên buổi họp của bà con phường Đông Bắc:

- Thưa các đồng chí. Tôi đã có mặt tại buổi họp của bà con phường Đông Bắc, tôi nhớ ông Giám đốc Công ty Việt Ân hôm đó còn nêu: Yêu cầu Thành phố trả lời có cho Nhà máy tiếp tục vận hành hay là dừng? Tôi cho đó là một thách thức đối với Thành phố. Hôm nay, có các đồng chí lãnh đạo Thành phố, có lãnh đạo của Công ty Môi trường Đô thị và đặc biệt là lãnh đạo Công ty Việt Ân, tôi xin đề nghị Thành phố cho Nhà máy ngừng hoạt động và sớm chuyển vị trí về Khe Sim, xã Thượng Đồng như tôi đã có ý kiến ở trên!

- Vậy trong khi chờ chuyển Nhà máy, rác ứ đọng, Công ty xử lý thế nào? - Ông Phó Chủ tịch ngắt lời Vân.

- Báo cáo đồng chí, chúng tôi sẽ cố gắng dọn dẹp cho thành phố sạch như khi chưa xây dựng Nhà máy.

Vài ngày sau, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh vào thôn Khe Sim xem xét. Nửa tháng sau, Ủy ban Nhân dân tỉnh có Quyết định di dời nhà máy xử lý rác thải từ Khu Một, phường Đông Bắc vào thôn Khe Sim, xã Thượng Đồng.

Vào một ngày cuối năm, khi toàn Công ty Môi trường Đô thị cùng Nhân dân thành phố đang bận rộn cho việc đón năm mới với tinh thần xanh, sạch, đẹp và rực rỡ cờ hoa, Vân được ông Giám đốc Công ty mời lên phòng làm việc. Vẻ mặt bình thản, ông nói:

- Lãnh đạo Thành phố đánh giá cao những ý kiến có căn cứ khoa học của cô. Việc di dời Nhà máy sẽ phải mất thêm vài chục tỉ đồng nữa. Nhưng cũng không thể khác được! Ban lãnh đạo Công ty đã bàn bạc và thống nhất rút cô từ bộ phận trực tiếp lên làm việc tại Phòng Nghiệp vụ - Kỹ thuật của Công Ty. Cô thấy thế nào?

Đột ngột quá, Vân ngập ngừng:

- Các anh cứ nghiên cứu kỹ đi ạ!... Việc điều chuyển nhân sự đúng với khả năng để làm việc là rất hệ trọng! Em sợ không đảm nhiệm được, làm khó cho Công ty.

Giám đốc cười:

- Thôi, cứ thế nhé! Về đón Tết vui vẻ, ra giêng nhận nhiệm vụ mới!.

Hóa ra, vốn kiến thức ít ỏi của mình, đã bị mùi xú uế của rác thải làm cho gần như quên lãng, lại góp một phần có ích cho người dân Thành phố. Một thời gian khá dài gắn bó với chị em tổ gom rác, nơi tận cùng đường phố mà bây giờ phải chia tay... Công việc sắp tới rồi sẽ thế nào đây? Cứ vậy, Vân rạo rực niềm vui.

***

Sắp giao thừa, Định sốt ruột, hết ra lại vào. Hai đứa trẻ mong mẹ về thắp hương cúng trời đất, tổ tiên rồi xem thành phố bắn pháo hoa mà mãi chẳng thấy mẹ đâu, chúng buồn rười rượi. Định dắt xe ra khỏi nhà lao nhanh về cuối thành phố. Trời ơi! Vân trong bộ bảo hộ lao động lấp lánh dạ quang đang ra sức đẩy chiếc xe rác đầy ắp về nơi tập kết. Không ngần ngại, Định khóa xe, choạng chân cùng đẩy.

Dòng người, dòng xe ngược chiều với vợ chồng Vân. Họ vào chùa cầu lộc!

NGUYỄN XUÂN VINH
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Giá trị ảo

Châu Hoài Thanh |

Ở trong phân xưởng may, Thoảng là một công nhân thuộc loại điển hình. Một tay máy giỏi cừ khôi và chăm chỉ. Dù mùa nắng hay mùa mưa, dù hàng nhiều hay ít. Trăm ngày như một, mười ngày như chục, Thoảng đều đến xưởng mà chưa nghỉ ngày nào. Những công đoạn may khó, đòi hỏi tính tỉ mẫn luôn được giao cho Thoảng. Thoảng trở thành tấm gương để tổ trưởng Hiếu luôn nhắc đến mỗi khi ai đó may hàng cẩu thả hay chây lười. Vậy mà hôm nay không ai thấy Thoảng ngồi ở bàn máy của mình. Đúng là chuyện lạ!

Truyện ngắn dự thi: Chuyện ở xóm nghèo

Vương Tâm |

Vũ nhanh chân nhảy qua cây gỗ chắn đường sau đợt giải tỏa mặt bằng ở mặt phố để đi vào ngõ nhà mình. Nhiều gia đình thật may mắn, bỗng chốc trở thành triệu phú. Họ có nhà mới và còn được đền bù một số tiền lớn. Thế mà nhiều người vẫn còn kêu ca kiện tụng chả bù cho gia đình anh. Hai mẹ con ở tít sâu trong ngõ đã vài chục năm nên hầu như chẳng có chút mảy may hy vọng vào đợt giải phóng mặt bằng vừa qua. Không biết có phải vì nhà nghèo đến nỗi Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện vợ con nữa hay không. Ai hỏi lúc nào anh cũng lấy cớ phải lo nuôi mẹ già và nhà cửa lại chật chội, lấy vợ biết ở vào đâu.

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Man United thua đậm Tottenham ngay trên sân nhà

Nhóm PV |

Tối Chủ nhật, Man United thua 0-3 trên sân nhà trước Tottenham trong trận đấu mà Bruno Fernandes nhận thẻ đỏ từ cuối hiệp 1.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.

Truyện ngắn dự thi: Giá trị ảo

Châu Hoài Thanh |

Ở trong phân xưởng may, Thoảng là một công nhân thuộc loại điển hình. Một tay máy giỏi cừ khôi và chăm chỉ. Dù mùa nắng hay mùa mưa, dù hàng nhiều hay ít. Trăm ngày như một, mười ngày như chục, Thoảng đều đến xưởng mà chưa nghỉ ngày nào. Những công đoạn may khó, đòi hỏi tính tỉ mẫn luôn được giao cho Thoảng. Thoảng trở thành tấm gương để tổ trưởng Hiếu luôn nhắc đến mỗi khi ai đó may hàng cẩu thả hay chây lười. Vậy mà hôm nay không ai thấy Thoảng ngồi ở bàn máy của mình. Đúng là chuyện lạ!

Truyện ngắn dự thi: Chuyện ở xóm nghèo

Vương Tâm |

Vũ nhanh chân nhảy qua cây gỗ chắn đường sau đợt giải tỏa mặt bằng ở mặt phố để đi vào ngõ nhà mình. Nhiều gia đình thật may mắn, bỗng chốc trở thành triệu phú. Họ có nhà mới và còn được đền bù một số tiền lớn. Thế mà nhiều người vẫn còn kêu ca kiện tụng chả bù cho gia đình anh. Hai mẹ con ở tít sâu trong ngõ đã vài chục năm nên hầu như chẳng có chút mảy may hy vọng vào đợt giải phóng mặt bằng vừa qua. Không biết có phải vì nhà nghèo đến nỗi Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện vợ con nữa hay không. Ai hỏi lúc nào anh cũng lấy cớ phải lo nuôi mẹ già và nhà cửa lại chật chội, lấy vợ biết ở vào đâu.

Truyện ngắn dự thi: Vết thương

Xuân Quỳnh |

"Cho chừa tội ăn cắp, khổ thân sắp nhận thưởng tết rồi mà còn dại..."

Tôi dựng xe lách qua đám đông đang bàn tán cạnh cửa sổ phòng bảo vệ. Bên trong, bác bảo vệ đặt đôi giày màu hồng, tờ giấy A4, chiếc bút bi lên bàn bảo chị Lụa ký vào biên bản về hành vi trộm cắp tài sản công ty. Chị Lụa bật khóc kêu oan, bàn tay run rẩy, ngòi bút chưa đặt xuống nước mắt đã ướt nhoè trang giấy. Nhìn đôi vai gầy đang rung lên của chị tôi nghĩ đến trưa nay khi hai chị em từ nhà ăn trở về xưởng may. Chị chỉ vào đôi giày trong phòng trưng bày mẫu nói với tôi, "nhận tiền thưởng tết chị sẽ mua đôi giày như thế kia cho con bé út. Tối nào đi ngủ con bé cũng nhắc, mà chị còn bao nhiêu khoản phải lo!"

Chiếc máy may réo lên những tiếng lạch tạch khô khốc khiến hai chị nén nỗi lo âu tiếp tục công việc mưu sinh giữa buổi trưa.