Truyện ngắn dự thi: Phía trước đường còn xa

Vũ Trường Anh |

Thy ngồi dậy, em lặng nhìn di ảnh mẹ, hai mắt nhòe đi. Em muốn kêu lên một tiếng thật to:

- Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!

Nhưng em không thể nào gọi nổi. Cổ em nghẹn ứ như có vật gì nén chặt, tay chân nặng trĩu, em ú ớ, choàng tỉnh. Mồ hôi ướt đẫm, Không dám chợp mắt, em thao thức suốt cả đêm.

Ngày mai là ngày giáp năm của mẹ. Thy chẳng biết tính sao đây. Em là con trai cả và cũng là con trai lớn duy nhất của mẹ. Nhà Thy có hai anh em. Em gái Thy đang học lớp tám. Thy học mười một. Bà ngoại tuổi đã ngoài tám mươi. Năm Thy chào đời các cậu đuổi mẹ con Thy ra ở riêng. Bà ngoại thương tình cho miếng đất cạnh bờ ao. Xung quanh toàn bụi rậm, cheo leo giữa sườn đồi, quạnh hiu vắng người qua lại.

Mẹ Thy dựng căn nhà tranh ở tạm. Hàng xóm người giúp rạ, người giúp tre. Nhà vách lá đơn sơ được dựng lên, bà ngoại ra ở cùng hai mẹ con. Ngoại nấu nước xông hơ cho mẹ, tắm rửa cho Thy. Thy nào hay biết gì. Thy lớn lên theo lời dị nghị của mọi người, tiếng chì chiết, mắng chửi của cậu ba, mợ bảy.

Mẹ Thy đẹp nhất làng, thuở ấy, biết bao chàng trai mê mẩn, dòm ngó. Nhiều nhà đã dạm hỏi nhưng mẹ vẫn một mực chưa ưng. Mẹ phải lòng thầy giáo tiểu học. Thầy rất tài hoa, đêm đêm thầy đến nhà ngoại, tay gảy đàn cất lên giọng ca ru hồn người. Mẹ Thy phải lòng thầy. Họ thề thốt bên nhau, trọn đời răng long bạc tóc.

Sự đời, lời thề thường hay trắc trở để thử thách lòng nhau.

Chú Hùng, người chú cùng quê, thấy mẹ Thy dễ thương lại có tài ăn nói, đến rủ mẹ Thy xuống phố, phụ bán hàng, một mai giàu lên trông thấy. Mẹ Thy nghe lời, tạm rời khỏi chốn quê lên chốn thị thành trông mong đổi đời, tạo dựng cơ nghiệp.

Mẹ rời quê từ đó. Và cũng từ đó, hình ảnh mẹ Thy không còn như xưa nữa. Bao lời đồn đại, mỗi lúc một phình to thêm. Thy sinh ra, mẹ Thy âm thầm nín lặng bao dòng nước mắt. Người ta gọi mẹ bằng những cụm từ khốc liệt, khó diễn được hết bằng lời trong đục chốn bụi trần ai. Thầy giáo tiểu học năm xưa, người yêu của mẹ, không chịu nổi, thầy bỏ nhà đi khi mẹ Thy đang mang thai Thy. Nghe đâu thầy vào tận miền tây, trốn chạy cuộc tình vô thừa nhận. Thy không cha. Thy giận mẹ. Thy sống âm thầm, cho đến một ngày...

Thy nhận tin sét đánh vào lúc ba giờ chiều, khi Thy đang cùng bạn bè ôn tập chuyên đề để ngày mai lên đường đi thi Olympic.

Chiều hôm ấy, trời nắng như lửa đốt. Thy vội chạy ra cổng trường, đầu không kịp đội mũ. Thầy chủ nhiệm chạy theo. Thy còn nhớ, lúc sáng, Thy xuống trường, mẹ bảo Thy cố giữ gìn sức khỏe. Cũng như mọi ngày, Thy chỉ chào mẹ bằng một tiếng cộc cằn: Con đi! Thy đâu biết mẹ buồn. Sáng nay mẹ không khỏe. Mẹ cố đi làm. Đã nhiều năm rồi mẹ nhịn ăn sáng. Mẹ dành dụm tiền để sửa nhà, lo cho hai anh em Thy ăn học.

Với đồng lương khiêm tốn của một công nhân bốc vác chẳng thấm vào đâu. Học phí mỗi năm một tăng, sinh hoạt phí ngày càng đắt đỏ. Cả đời mẹ khổ cực vì Thy. Mẹ rất tủi thân, vì muốn có Thy. Mẹ bất chấp. Thy giận mẹ, vì mẹ mà Thy là đứa con vô thừa nhận. Rồi cái Thảo, em Thy. Nó là con ai? Bao lời đồn đại gần xa. Thy là đứa trẻ không cha. Lí lịch bạn học của Thy, có mẹ có cha. Ngày họp phụ huynh, vắng cha còn mẹ. Riêng Thy, mẹ đến rồi về. Thy không muốn có mẹ mà không cha.

Nào ngờ, chiều nay, Thy không cha giờ cũng không còn mẹ. Chiếc máy xoắn gỗ níu lôi mẹ vào guồng quay của vòng xay nghiệt ngã. Nó nghiền thân thể mẹ. Người ta cắt điện, lôi xác mẹ ra. Thy về, cánh tay mẹ không còn. Khuôn mặt xinh xắn ngày nào, cô gái đẹp nhất làng giờ chỉ còn đống xương tàn bên guồng quay của máy cắt.

Từ ngày mẹ sinh Thy, mẹ không làm tiếp thị nữa. Cái nghề rót bia cho người ta uống đã làm mẹ khổ suốt đời. Mẹ chuyển sang làm công nhân. Nhà máy dăm gỗ mọc lên ở sát gần nhà. Mẹ về nộp đơn xin việc. Việc của mẹ là đưa gỗ vào dây chuyền cho máy vận hành cắt xén từng khúc băm ra dăm. Mẹ làm công nhân cũng được mười lăm năm.

Lúc Thy mới sinh ra vừa tròn sáu tháng, giờ Thy đã vào lớp mười. Cái Thảo em Thy nhỏ hơn Thy hai tuổi. Thy không cha, nó cũng lại không cha. Thy giận lắm! Ngoại buồn, các cậu giận. Mẹ Thy âm thầm. Mẹ chịu đựng tất cả. Mẹ sống vì Thy, vì em Thy. Mẹ mong sao, các con lớn lên, hiểu mẹ và thứ tha cho cuộc đời mẹ.

Đám tang mẹ rất đông. Người ta đến thắp hương cho mẹ, ái ngại nhìn Thy. Thầy hiệu trưởng trường chuyên, nơi Thy đang theo học, viết thư kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho Thy. Thy lẳng lặng cúi đầu. Thy đã quen với cảnh một mình. Và đêm nay cũng vậy. Giữa căn phòng trống lạnh, Thy ngồi dậy, nhìn vào di ảnh mẹ, nếu không có cuốn sổ tròn tròn ẩn giấu nơi góc thùng phuy đựng lúa, được con mèo lôi ra, đêm khuya chỉ mình Thy nhìn thấy.

Thy đọc, những dòng chữ của mẹ viết gấp gáp, in hằn lên tâm trí Thy. Bóng mẹ lại hiện lên. Người con gái năm xưa, tuổi mới độ trăng tròn còn bao ngây ngô khờ dại.

Thủy, tên gọi của mẹ Thy, người đẹp nhất làng, giờ là cô gái tiếp thị của hãng bia Heineken, hãng bia sang trọng nhất trong làng bia thời ấy. Lúc đầu, chú Hùng nói với Thủy xuống phụ giúp chú quản lí nhân viên, coi việc chấm công, bảo ban chị em nhân viên nhiệt tình trông coi quán xá. Chú cho Thủy mượn tiền, thưởng công hậu hĩnh.

Một năm, hai năm rồi ba năm, Thủy trở thành cô chủ quản lí đội bay. Thủy ăn nói có duyên, dáng vẻ thanh tao, thoăn thoắt đôi bàn tay điệu nghệ. Đi như múa, nói như hát. Khách ai cũng hài lòng, quán đông nhờ có Thủy.

Hảo, người thầy giáo ấy bỏ đi. Anh không chấp nhận người tình đi làm tiếp thị. Thủy âm thầm chịu đựng bao nỗi đau.

... Anh có nghe thấy không? Anh trọng danh dự còn em trọng gì đây? Anh bỏ đi vì chữ thầy trong anh rất lớn. Em trọng tình yêu của chúng mình. Em đã hi sinh tất cả vì anh. Vì hai đứa con thơ. Nó là tất cả của đời em.

... Còn anh... anh có còn nhớ lời thề hẹn năm xưa? Nghe theo anh, em bỏ nghề tiếp thị. Em vì ai? Ai vì con thơ của chúng mình?

... Em ngỡ anh về, chấp nhận sống cùng em, cùng con.

... Nào ngờ, anh lại ra đi. Giờ thì danh dự anh còn hay mất khi mảnh giấy nguệch ngoạc đôi dòng xin lỗi vì anh đã có vợ và hai con.

... Anh có nghe không? Những đứa con anh không cha, nó trách mẹ đi làm tiếp thị bia. Nó là đứa trẻ vô thừa nhận.

Em đã trở về với con người thật của chính mình. Về với niềm hi vọng. Hàng ngày em vác từng khúc gỗ, nặng hơn cả người em. Chiếc máy cắt chạy hết công suất giằng lấy sức lực em. Bắt em phải theo. Em theo vì con. Vì phận đời nghiệt ngã.

Người đàn ông ấy không về. Thủy nuôi con, không một niềm hi vọng.

Giờ thì Thy đã biết, mình là con ai? Cái Thảo là con ai? Nỗi buồn của mẹ. Căn phòng trống lạnh đêm gió luồn vào se sắt trái tim Thy. Ngực nhói nỗi đau. Chỉ còn một tháng nữa thôi, năm học sẽ trôi qua, Thy sẽ lên lớp mười hai, em Thy vào lớp mười phổ thông trung học. Hai anh em có vào học cùng trường được không chưa biết. Khi chiều, bác phân hội trưởng cha mẹ học sinh đến thăm, động viên Thy hãy cố lên. Quyết chí lập thân. Phải biết vượt lên nỗi đau, mọi việc đang chờ Thy ở phía trước

Người đàn ông ấy tìm về, thắp nhang cho mẹ Thy. Thy không biết. Nghe ngoại lầm bầm. Hắn tiều tụy trong bộ quần áo xốc xếch, khuôn mặt bơ phờ. Lẳng lặng cúi đầu bước ra khỏi cửa. Người đàn ông trốn chạy khỏi sự thật ấy làm sao đủ tư cách thắp nén nhang trầm cho mẹ. Ngoại nói thế, rồi bước ra đầu ngõ nhìn vào hư vô.

Thy bận ở lại trường, lo ôn luyện hết kì thi này đến kì thi khác. Mà có biết cũng vậy thôi. Là người đàn ông không được yếu đuối. Lời bác phân hội nói vậy. Thy đứng lên đốt nhang cho mẹ. Mắt Thy nhòa lệ. Mẹ nhìn Thy, đôi mắt mẹ ươn ướt giọt đời. Giọt thời gian làm Thy mãi hoài thao thức. Thy lật vở, ghi lấy đôi dòng: Làm người không gục ngã, phía trước đường còn xa.

Ngoài vườn, tiếng gà trống đã gáy gọi ngày sang.

Tam Kỳ, 10.5.2023.

 
Đồng hành cùng chương trình.
Đồng hành cùng chương trình.
Vũ Trường Anh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Ngày mai là nắng ấm

Lê Minh Hải |

Chị đã tìm được việc làm sau mấy tháng thất nghiệp. Nơi làm việc là một xưởng sản xuất ván ép cách nhà gần hai mươi cây số. Xưởng nằm trên một quả đồi cách xa khu dân cư. Con đường bêtông dẫn đến xưởng chạy ngoằn ngoèo giữa hai hàng bạch đàn cao vút, khiến cho chị có cảm giác cô đơn, lạc lõng mỗi ngày đi làm.

Truyện ngắn dự thi: Tâm sự loài cỏ dại

Vũ Trường Anh |

Lần thứ năm, Khải ngồi dậy trong một đêm khó ngủ. Vợ cằn nhằn, không ngủ thì ra ngoài cho người ta chợp mắt. Anh lẳng lặng ra bàn, bật ngọn đèn bàn nhỏ soi lên bàn phím.

Truyện ngắn dự thi: Màu xanh

Hoàng Anh Linh |

“Chao ôi, lại trốn!” - tiếng ông chủ trọ cục cằn, gay gắt vang lên ở cuối dãy trọ, trước cửa căn phòng được khóa bằng cái ổ khóa Nhật to đùng rỉ sắt của Lương. Vốn hôm nay tiền phòng đã trễ đến 5 ngày mà Lương vẫn chưa có tiền để trả. Chuyển đến đây mới 5 tháng nhưng đã hết 4 tháng Lương trễ tiền nhà. Lần nào, anh cũng phải trốn chui trốn nhủi.

Trao 12 giải thưởng cho giải golf "Kết nối Doanh nghiệp"

Bin Linh |

12 giải thưởng được trao cho các golfer tham gia giải golf "Kết nối Doanh nghiệp - 2024".

CII chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào loạt dự án mới

Lục Giang |

CII có những động thái đầu tư vào loạt dự án mới. Trong khi đó, công ty phải lùi thời gian trả cổ tức để cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư và trả nợ trái phiếu.

"Đánh thuế bất động sản giúp giảm giá nhà là không thực tế"

Linh Trang - Vũ Linh |

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nhận định về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham gia làm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.

Giám đốc VP đăng ký đất đai nói về vụ thu hồi hơn 300 sổ đỏ

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc thu hồi hơn 300 sổ đỏ cấp sai, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phù Mỹ khẳng định thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Truyện ngắn dự thi: Ngày mai là nắng ấm

Lê Minh Hải |

Chị đã tìm được việc làm sau mấy tháng thất nghiệp. Nơi làm việc là một xưởng sản xuất ván ép cách nhà gần hai mươi cây số. Xưởng nằm trên một quả đồi cách xa khu dân cư. Con đường bêtông dẫn đến xưởng chạy ngoằn ngoèo giữa hai hàng bạch đàn cao vút, khiến cho chị có cảm giác cô đơn, lạc lõng mỗi ngày đi làm.

Truyện ngắn dự thi: Tâm sự loài cỏ dại

Vũ Trường Anh |

Lần thứ năm, Khải ngồi dậy trong một đêm khó ngủ. Vợ cằn nhằn, không ngủ thì ra ngoài cho người ta chợp mắt. Anh lẳng lặng ra bàn, bật ngọn đèn bàn nhỏ soi lên bàn phím.

Truyện ngắn dự thi: Màu xanh

Hoàng Anh Linh |

“Chao ôi, lại trốn!” - tiếng ông chủ trọ cục cằn, gay gắt vang lên ở cuối dãy trọ, trước cửa căn phòng được khóa bằng cái ổ khóa Nhật to đùng rỉ sắt của Lương. Vốn hôm nay tiền phòng đã trễ đến 5 ngày mà Lương vẫn chưa có tiền để trả. Chuyển đến đây mới 5 tháng nhưng đã hết 4 tháng Lương trễ tiền nhà. Lần nào, anh cũng phải trốn chui trốn nhủi.