Lãi suất nào là hợp lý với vay tiêu dùng?

Gia Miêu |

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư hướng dẫn về vay tiêu dùng của công ty tài chính. Theo đó, có những nội dung đáng chú ý như cho phép các bên tự thỏa thuận lãi suất vay và yêu cầu phải tính theo tỷ lệ %/năm, hạn mức vay tối đa là 10 triệu đồng/khách hàng, việc tính lãi suất vay đối với các khoản quá hạn gốc cũng như quá hạn lãi. Đã có nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện lãi suất này.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2017, có điều khoản lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng cần phải có hướng dẫn, quy định riêng đối với cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính (CTTC). Cũng có ý kiến cho rằng nên có mức trần lãi suất đối với cho vay mà thực tế cũng đã gây ra nhiều tai tiếng trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến lại cho rằng đó là biện pháp phi thị trường, vì vốn dĩ mức lãi suất 20% là rất thấp đối với các khoản vay có hình thức tín chấp đầy rủi ro.
Ngay cả  chi phí vốn của các CTTC cũng ở mức cao hơn nhiều so với các ngân hàng, do những quy định giới hạn huy động vốn từ cá nhân, đồng thời bị hạn chế vay vốn trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn thông tư 06/2016/TT-NHNN của NHNN đưa ra yêu cầu các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 200% xuống còn 100% và sẽ giảm tiếp xuống 90% vào đầu năm 2017 và 80% vào đầu năm 2018.
Những quy định này đòi hỏi các công ty tài chính phải tăng cường huy động vốn, trong đó có biện pháp tăng lãi suất, do đó chi phí vốn sẽ càng chịu áp lực tăng. Nếu áp trần lãi suất đối với hình thức cho vay này sẽ có thể khiến một bộ phận khách hàng không thể tiếp cận được các khoản vay do các CTTC áp đặt những điều kiện khắt khe và chọn lọc khách hàng kỹ hơn, khi đó những người này có thể phải tìm đến tín dụng đen thì càng phải chịu mức lãi suất vay cao hơn nữa.
Trong một báo cáo của mình chính NHNN cũng thừa nhận, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM và CTTC đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng vay tiêu dùng của CTTC khác với các NHTM về mức độ rủi ro. Để phù hợp với phân khúc khách hàng này, CTTC phải có sự khác biệt với NHTM về sản phẩm cho vay tiêu dùng, cách thức tiếp cận khách hàng, hồ sơ, quy trình, thủ tục cho vay, quản trị rủi ro...Do vậy, không ít ý kiến cho rằng với quy định của Bộ luật Dân sự 2015, khi chưa có hướng dẫn cụ thể sẽ thiếu công bằng cho các CTTC, khiến cả người cho vay và người đi vay đều thiệt.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, luật thể hiện sự cởi mở khi cho phép TCTD hoạt động theo luật chuyên ngành, bởi nền kinh tế không thể có trần lãi suất chung cho mọi hoạt động giao dịch. Hơn nữa, việc áp dụng trần lãi suất chung sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, nhất là đối với các CTTC cho vay tiêu dùng, bởi lãi suất của họ phải ở mức cao hơn hệ thống NHTM mới có đủ kinh phí để bù đắp rủi ro.
Đồng quan điểm, đại diện một số TCTD cho rằng, mức trần lãi suất 20%/năm nếu áp dụng đối với vay tiêu dùng sẽ gây khó cho cả ngân hàng lẫn CTTC. Bởi lẽ, đặc điểm của các tổ chức cho vay tiêu dùng chủ yếu  hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân, đa phần trong đó là khó đáp ứng được yêu cầu của các NHTM. Thủ tục vay vốn lại đơn giản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, hợp đồng lao động,… người tiêu dùng đã có thể dễ dàng được duyệt vay, nên nguy cơ rủi ro với các tổ chức này luôn tiềm tàng. Do phải cộng phần bù trừ rủi ro vào giá nên đương nhiên lãi suất của các tổ chức cho vay tiêu dùng, nhất là đối với CTTC sẽ cao, khó có thể đặt ngang hàng với các NHTM trong một quy định chung.
Hơn nữa, việc quy định trần lãi suất đối với cho vay dân sự nhưng lại không quy định đối với cho vay thương mại cũng làm nảy sinh sự thiếu công bằng đó. Tất nhiên, các loại hình cho vay nêu trên về bản chất là hoàn toàn khác nhau và cùng chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật Các tổ chức tín dụng. Điều luật này cho phép các TCTD linh hoạt trong việc định đoạt lãi suất, tạo ra động lực trong việc huy động nguồn vốn để cho vay, làm cho dòng vốn trong xã hội luân chuyển tích cực hơn.  

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.