Thượng nguồn sông Hương - nơi yên nghỉ của Hoàng gia triều Nguyễn

Nguyễn Đắc Thành |

Lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn là một hệ thống công trình kiến trúc đặc biệt nằm trong quần thể di tích cố đô Huế - di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận từ năm 1993. Theo đánh giá của giới nghiên cứu, hệ thống lăng tẩm hoàng gia thời Nguyễn là bước phát triển vượt bậc trong lịch sử kiến trúc lăng mộ Việt Nam, đạt được những thành tựu rất lớn và hiếm có cả về quy hoạch, tổ chức không gian và nghệ thuật kiến trúc cảnh vật hóa.

Ở Đông Á rất hiếm có khu bảo tồn tốt như vậy

Trong Hội thảo Quốc tế về quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái - lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương; Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (BTDT) phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) tổ chức tại thành phố Huế, Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm BTDT cố đô Huế thông tin, mục đích của hội thảo là chia sẻ nghiên cứu của hai bên về những giá trị, đặc điểm và tiềm năng của cảnh quan văn hóa và môi trường lịch sử-sinh thái tại khu vực lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn gắn với lưu vực thượng nguồn sông Hương.

“Bảo tồn hệ thống di tích thời Nguyễn mang tính bền vững chỉ khi cảnh quan môi trường thiên nhiên được quản lý, khai thác một cách hợp lý và được bảo vệ một cách triệt để dựa trên luật pháp Việt Nam và các Công ước di sản Thế giới. Cảnh quan thiên nhiên luôn được xem là thành tố quan trọng trong cơ cấu không gian kiến trúc nói chung và không gian một di sản (vật thể) nói riêng. Đối với quần thể di tích cố đô Huế - khu di sản văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam thì yếu tố cảnh quan thiên nhiên lại càng có ý nghĩa quan trọng”- ông Hải chia sẻ.

Núi và sông đã tạo ra địa hình lưu vực sông Hương và ở đó các thành phố, thị trấn, làng mạc các khu định cư và các không gian linh thiêng như lăng tẩm hoàng gia và các đền thờ cổ xưa, ẩn trong các di tích quân sự nằm rải rác ở khu vực sông Hương.

“Đặc điểm và tiềm năng của cảnh quan văn hóa và hệ thống sinh thái lịch sử được thiết kế trong khu vực ngoại vi của các lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn - Nguyên lý thành phần và kỹ thuật “Khu bảo tàng lịch sử-sinh thái” ở khu vực sông Hương. Để có những khu vực bảo tồn tốt như vậy ở Đông Á là rất hiếm. Huế, là một thành phố cổ được hình thành theo thuyết Phong - Thủy của Trung Hoa, đã đưa ra một loạt các kỹ thuật môi trường, làm hồi sinh hệ thống thủy đạo và thân thiện với mọi khí hậu” - GS.TS Satoh Shigeru đến từ Viện nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Tokyo Metropolitan, Nhật Bản cho hay.

Xứng đáng để được công nhận di sản thế giới

Theo quan niệm của người xưa, vị trí địa lý của Huế không chỉ mang tầm quan trọng về mặt giao thông và phòng thủ mà còn mang ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Các cụm công trình kiến trúc quan trọng của Huế được quy hoạch dưới thời Nguyễn đều được thiết kế gắn liền với yếu tố cảnh quan phong thủy, đặc biệt là hồ nước (hoặc sông, suối..), núi án, núi chầu... Những hình ảnh và địa danh nổi tiếng của Huế đã đi vào thơ ca, nhạc họa cũng chính là những yếu tố phong thủy của kiến trúc cung đình Huế như sông Hương, núi Ngự Bình, cồn Hến, cồn Dã Viên… Những yếu tố phong thủy như: đồi, núi, sông, hồ,... hệ thống thủy đạo của mỗi khu lăng tẩm như một mạch nối những yếu tố phong thủy này, tạo thành cảnh quan văn hóa và hệ sinh thái đặc trưng của khu vực lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn và các công trình di tích lăng mộ gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương.

Đây là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và tinh thần phong phú, bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, thế giới tinh thần (quan niệm sống, tôn giáo và tín ngưỡng), thủy lợi, hệ thống quản lý nước và các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống (sinh hoạt cộng đồng, lễ hội...) đều được lồng ghép vào cảnh quan văn hóa lưu vực sông Hương. Hệ thống thủy đạo và môi trường sinh thái lịch sử được thiết kế và bố trí tại lưu vực thượng nguồn sông Hương, có chức năng đặc biệt quan trọng hiện đang được quản lý và duy trì bởi chính quyền và người dân địa phương.

Ông Phan Thanh Hải cho rằng cụm lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương là một khu vực có giá trị to lớn về nhiều mặt, xứng đáng để được công nhận là di sản Thế giới bởi những yếu tố đa dạng được lồng ghép một cách toàn diện và quy tụ quanh hệ sinh thái tự nhiên trải dọc theo sông Hương từ Kinh thành Huế đến các lăng tẩm hoàng gia và hệ thống làng mạc dân cư.

“Kết quả của hội thảo này sẽ được xem xét bổ sung vào hồ sơ tái đề cử Quần thể Di tích Huế với tiêu chí mới là Di sản Cảnh quan Văn hóa Thế giới. Một bước tiến nhằm bảo vệ toàn diện hơn các giá trị của di sản văn hóa Huế. Đây cũng là nỗ lực của Trung tâm nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung trong việc xây dựng hồ sơ tái đề cử nhằm một lần nữa vinh danh Quần thể Di tích Huế là di sản Cảnh quan Văn hóa Thế giới theo khuyến nghị của UNESCO và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong những năm gần đây” - ông Hải nói.

Ông Furukara Naoaki - Trợ lý giáo sư, giảng viên Đại học Tokyo Metropolitan cho rằng di sản ở lưu vực sông Hương nơi có 4 lăng tẩm của vị vua đầu tiên được thiết kế nằm trong một khu vực bao quanh bởi màu xanh của núi đồi, mỗi khu lăng đều có hệ thống thủy đạo (hồ, sông) gần đó; các ngôi mộ và làng mạc lân cận đã tạo ra một cảnh quan văn hóa và một hệ sinh thái độc đáo. Những nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ đặc điểm cảnh quan văn hóa và sẽ có phương pháp bảo tồn cần thiết của các di sản này.

Nguyễn Đắc Thành
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.