Nhóm sinh viên chế tạo thiết bị hỗ trợ cứu nạn ngư dân

Phương Thế Ngọc |

4 sinh viên Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM) vừa chế tạo thành công thiết bị đeo tay hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn trên biển. Sáng chế này xuất sắc vượt qua 63 ý tưởng đến từ nhiều trường ĐH, CĐ trên toàn quốc để giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Monokon 2016.

Đau đáu câu chuyện ngư dân gặp nạn

Ý tưởng làm một thiết bị đeo tay hỗ trợ cho ngư dân bắt đầu từ chàng sinh viên Nguyễn Phú Cường (quê Đồng Tháp) - sinh viên năm 3 Khoa Kỹ thuật Máy tính, Trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG TPHCM. Đó là vào khoảng thời gian tháng 1.2016, Phú Cường đọc báo thấy có nhiều tin tức về những ngư dân gặp nạn trên biển, rồi mất tích rất khó tìm kiếm, gây thiệt hại lớn về cả vật chất lẫn tinh thần. Phú Cường tâm sự: “Xem những tin tức về những ngư dân gặp nạn, em thấy thương họ quá! Cuộc sống mưu sinh trên biển còn gặp quá nhiều khó khăn, em mong mình có thể làm một điều gì đó có thể giúp đỡ những ngư dân ấy. Và ý tưởng về thiết bị đeo tay hỗ trợ ngư dân trên biển ra đời”.
Nghĩ là bắt tay vào làm ngay, công việc đầu tiên của Cường là lên mạng tìm hiểu về tất cả các phương tiện, thiết bị đã được trang bị cho ngư dân khi đi biển. Trong quá trình tìm hiểu này, Phú Cường nhận ra một điều rất quan trọng: Với nhiều ngư dân họ đang thiếu một thiết bị để gắn trực tiếp lên người, giúp thông báo vị trí khi bị nạn cho các tàu cứu hộ.
“Tàu thuyền ra khơi được gắn khá nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng tất cả chỉ được gắn trên… tàu, mà chưa có thiết bị nào gắn trên từng ngư dân. Trong khi đó, em thấy hầu hết các tàu thuyền gặp nạn thì ngư dân thường phải rời khỏi thuyền, lênh đênh trên biển, lúc này những thiết bị hỗ trợ gắn trên tàu trở nên kém hiệu quả. Vì thế em muốn làm một thiết bị nhỏ, gọn nhẹ có thể gắn trên chính mỗi ngư dân, có thể phát ra tín hiệu khi bị nạn và các cơ quan cứu hộ có thể dễ dàng tìm kiếm” - Phú Cường chia sẻ.
Ý tưởng của Cường được chia sẻ với 3 thành viên trong nhóm Saviors gồm: Trần Thanh Toản (quê Đồng Tháp), Bùi Văn Xứng (quê Đắk Lắk) và Trần Hoàng Lộc (TPHCM) đều học chung lớp với Cường. Cả nhóm sau đó nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích rất lớn từ thầy cô Trường ĐH Công nghệ Thông tin. “Các thầy cô trong khoa Kỹ thuật Máy tính khuyến khích, tư vấn cho nhóm em rất nhiều. Nhờ đó, chỉ mất 2 tháng nhóm đã hoàn thiện được thiết bị này” - Hoàng Lộc cho biết.
Tuy nhiên, hai tháng vừa nghiên cứu, tìm tòi vừa bắt tay làm từng chi tiết, với 4 thành viên là quãng thời gian đầy thử thách. Nhóm gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó nhất là ở chuyện công nghệ sử dụng.
Thanh Toản cho biết, đầu tiên nhóm sử dụng LoRa (công nghệ truyền thông mới trên thế giới, có nhiều ưu điểm so với các loại công nghệ truyền thông phổ biến như Wifi hay sóng Bluetooth), tuy nhiên công nghệ này lại rất khó tìm được những thiết bị tương thích khác. Và khó khăn này khiến nhóm mất nhiều thời gian nhất, cuối cùng nhóm được sự giúp đỡ của phòng Lab LEAT thuộc Trường ĐH Nice Sophia Antipolis, Cty Abeeway là nơi sản xuất thiết bị Module giúp đỡ mới thành công.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu “ngốn” khá nhiều thời gian học của các thành viên, và nhóm phải chia nhau làm từng công đoạn một. Những ngày nghỉ cuối tuần trở thành những ngày thực nghiệm sản phẩm. “Chúng em phải sắp xếp thời gian học và thời gian làm để sản phẩm không bị gián đoạn. Rồi cuối tuần cả nhóm đi đến những địa điểm xa để thử nghiệm nhằm có số liệu chính xác nhất” - Văn Xứng nhớ lại.
Sản phẩm hoàn thành, cả nhóm đem đi dự thi cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Monokon 2016 tại Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và đạt giải Nhất. Ban giám khảo cuộc thi đánh giá rất cao ứng dụng cũng như ý nghĩa nhân văn của thiết bị này. Nhớ lại quãng thời gian bắt đầu nung nấu ý tưởng cho đến khi bắt tay vào làm, Phú Cường cười: “Có những lúc nhóm tưởng như bỏ cuộc, nhưng cả nhóm đều dặn nhau cùng cố gắng và đi đến thành công”.

Thiết bị hỗ trợ ngư dân của nhóm sinh viên. Ảnh: Phương Thế Ngọc

Mong thiết bị sớm đến tay ngư dân

Trên thực tế, có một số  thiết bị hỗ trợ cho ngư dân khi gặp nạn trên biển. Tuy nhiên, sản phẩm thiết bị đeo tay của nhóm Saviors có nhiều ưu điểm hơn: Ví dụ như tiêu thụ ít điện năng, có khả năng phát ra tín hiệu để kết nối với những trạm cơ sở, gọn nhẹ và chi phí sản xuất không quá cao.
Với thiết bị đeo tay nhỏ, gọn này những ngư dân khi gặp bất cứ tình huống khẩn cấp nào cũng có thể phát ra tín hiệu để các cơ quan tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Cường cho biết thêm, nhóm còn thiết kế một mạng lưới gồm nhiều trạm cơ sở LoRa đặt cố định hoặc di động trên biển (trên các hòn đảo, vùng đất liền ven biển hoặc trên tàu đánh cá, tàu tuần ngư…) để giúp xác định nhanh người bị nạn đang ở đâu và đưa ra phương án ứng cứu kịp thời.
Sáng chế của nhóm đã xuất sắc vượt qua 63 ý tưởng từ nhiều trường ĐH, CĐ trên toàn quốc để giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Monokon 2016. Đây là một kết quả xứng đáng với 4 chàng sinh viên trẻ tuổi, thế nhưng với họ niềm vui này chưa trọn vẹn. “Nhận được giải thưởng thì ai cũng vui vì công sức những ngày làm việc đã được ghi nhận, nhưng niềm vui ấy chỉ trọn vẹn khi sản phẩm của chúng em đến tay những ngư dân” - Phú Cường tâm sự.
Thiết bị hỗ trợ ngư dân của nhóm cũng đã được ĐHQG TPHCM lựa chọn làm món quà gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ Khai khóa ngày 3.10 vừa qua.
Hiện tại, nhóm sinh viên này đang tìm hiểu, nghiên cứu và hướng đến mục tiêu ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ truyền thông LoRa vào một số ứng dụng tiềm năng khác. Cả 4 thành viên đều đang ấp ủ sáng tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho cuộc sống hơn nữa. Như chính Phú Cường hy vọng: “Em chỉ mong sau này dù thành viên nào có làm gì thì cũng luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống”.  

Phương Thế Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.