Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Minh Ánh |

Trong Nghị định, một số điều được quy định như: Bảo vệ các thành phần môi trường (nước, không khí, đất) và di sản thiên nhiên, đồng thời, nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo đó, Nghị định quy định chi tiết các nội dung của Luật Bảo vệ môi trường như: Bảo vệ các thành phần môi trường; Phân vùng môi trường: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

Bên cạnh đó, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, nông thôn và một số lĩnh vực cũng được nhắc đến.

Đặc biệt, việc quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định chi tiết trong Luật.

Nghị định cũng quy định cụ thể về bảo vệ các thành phần môi trường (nước, không khí, đất) và di sản thiên nhiên, trong đó, nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất.

Cụ thể, việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm, suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.

Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra, giám sát.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 11.1, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã tổ chức ký hết hợp đồng cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch. Đây là hợp đồng đầu tiên được ký kết sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030.

Thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam

Hạ Nguyên |

Ngày 9.1.2022 tại Hà Nội, Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam đã tổ chức Đại hội thành lập, nhiệm kỳ 2022-2027 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Xếp hạng bảo vệ môi trường: Hà Nội ở mức trung bình, TPHCM khá

Minh Ánh |

Trong danh sách xếp hạng bảo vệ môi trường năm 2020 ở các địa phường do Bộ TNMT công bố, có 5 địa phương đạt mức khá, 34 địa phương ở mức khá và 24 tỉnh, thành phố đạt mức trung bình.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

NGỌC DỦ |

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình.

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 11.1, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã tổ chức ký hết hợp đồng cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch. Đây là hợp đồng đầu tiên được ký kết sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030.

Thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam

Hạ Nguyên |

Ngày 9.1.2022 tại Hà Nội, Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam đã tổ chức Đại hội thành lập, nhiệm kỳ 2022-2027 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Xếp hạng bảo vệ môi trường: Hà Nội ở mức trung bình, TPHCM khá

Minh Ánh |

Trong danh sách xếp hạng bảo vệ môi trường năm 2020 ở các địa phường do Bộ TNMT công bố, có 5 địa phương đạt mức khá, 34 địa phương ở mức khá và 24 tỉnh, thành phố đạt mức trung bình.