Về nơi từng là thủ phủ lò gạch thủ công ở Phú Thọ

Tô Công |

Bờ sông Hồng qua huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đâu đâu cũng thấy những cánh đồng xanh tươi, sự bình yên trở lại khi những lò gạch thủ công đã không còn đỏ lửa.

Ký ức một thời

Dẫn PV đi thăm dãy chuồng trại chăn nuôi của mình trong những ngày giữa tháng 10 này, ông Trần Văn Khương, sống tại khu 7, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao hi vọng, Tết năm nay, các sản phẩm chăn nuôi của gia đình sẽ được giá như những năm trước.

Đối với ông Khương, cuộc sống giờ đây thật yên bình, gia đình ông và các hộ khác ở đây đều chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, ổn định đời sống.

Nhớ lại khoảng thời gian hơn 10 năm về trước, ông Khương kể lại, nơi đây từng là "thủ phủ" của những lò gạch thủ công, bản thân ông cũng từng là ông chủ của một lò gạch.

Sau khi dừng sản xuất gạch nung theo chủ trương của Nhà nước, gia đình ông đã chuyển sang chăn nuôi. Giờ đây, khi đời sống kinh tế đã ổn định, ông Khương không còn thấy tiếc nuối với nghề làm gạch dù trước đó là khoảng dài hụt hẫng.

 
Dọc theo bờ tả sông Hồng qua xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao có rất nhiều lò gạch bỏ hoang.

"Những làn khói nghi ngút, độc hại bao trùm các khu dân cư. Cùng với đó, tiếng ồn, bụi bặm cả ngày lẫn đêm và đâu đâu cũng thấy bùn đất, phế thải..., nơi đây thực sự đã từng rất ô nhiễm, dù việc sản xuất gạch thời điểm đó mang lại kinh tế khá giả" - ông Khương bồi hồi nhớ lại.

Theo tìm hiểu của PV, ngay từ năm 2004, UBND tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công trước năm 2010, đối với huyện Lâm Thao là trước năm 2007.

Tuy nhiên, thời điểm đó, đây là vấn đề nan giải vì chỉ tính riêng xã Thạch Sơn đã có tới 84 lò đốt gạch thủ công của 67 chủ hộ, hơn 2.000 lao động gắn bó với công việc sản xuất gạch (mỗi lò khoảng 25 lao động). Người dân có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, khi "miếng cơm manh áo" từ nhiều năm có nguy cơ bị mất đi.

Các lò gạch thủ công, lò gạch kiểu đứng liên hoàn ở xã Thạch Sơn từng là sinh kế của hàng ngàn người lao động.
Các lò gạch thủ công, lò gạch kiểu đứng liên hoàn ở xã Thạch Sơn từng là sinh kế của hàng ngàn người lao động.

Xóa bỏ lò gạch thủ công - hồi sinh "vùng đất chết"

Xã Thạch Sơn là xã có nhiều lò gạch thủ công nhất, có nhiều đơn từ khiếu nại nhất ở huyện Lâm Thao. Hàng loạt đơn từ của người dân đã được gửi đến các cấp, các ngành từ tỉnh cho đến Trung ương để kéo dài việc sản xuất gạch thủ công.

Cùng với đó, giá gạch trên thị trường năm 2008, 2009 tăng cao, sản xuất gạch có lãi lớn nên nhiều hộ cố tình kéo dài thời gian để kiếm lời, không tự giác chấp hành các văn bản đình chỉ của các cấp chính quyền.

Ngày 4.9.2008, UBND tỉnh Phú Thọ có Thông báo kết luận số 68/TB-UBND về "Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết đơn đề nghị của các hộ dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao”. Kết luận cho phép gia hạn thời gian đốt gạch đến 31.12.2008.

Đến ngày 3.7.2009, xã Thạch Sơn đã cơ bản xoá xong các lò gạch thủ công và đến tháng 7.2009, trên địa bàn huyện Lâm Thao đã xoá xong 142 lò gạch thủ công.

Sự hoang tàn của các lò gạch tại xã Thạch Sơn hiện tại.
Hoang tàn là điều dễ nhận thấy tại các lò gạch bỏ hoang ở xã Thạch Sơn.

Trò chuyện với PV Báo Lao Động, ông Lê Quang Vinh - Chủ tịch HĐND xã Thạch Sơn (cựu Chủ tịch UBND xã) nhớ lại: "Có thể nói, việc xóa bỏ lò gạch thủ công ở xã Thạch Sơn giống như một "cuộc cách mạng", khó khăn chồng chất, đã không ít lần chính quyền phải thực hiện cưỡng chế".

Theo ông Vinh, sau khi xóa bỏ toàn bộ lò gạch thủ công, năm 2009, xã đã quy hoạch khu Môm Dền (nay là khu 7) được chuyển đổi sang đốt gạch kiểu đứng liên hoàn (theo đúng tiêu chuẩn chuyển giao công nghệ của trường Đại học Bách khoa và Bộ Xây dựng) để các hộ dân tiếp tục phát triển việc sản xuất gạch, lúc đó, chỉ có 9 hộ tham gia.

"Năm ấy, mỗi lò đốt gạch kiểu đứng liên hoàn được xây dựng tiêu tốn gần 1 tỉ đồng, hoạt động khá tốt, nhiều năm sau đã tăng lên khoảng 22 lò. Nhưng đến năm 2017, khi Nhà nước tiếp tục có chủ trương xóa bỏ loại hình sản xuất gạch này thay bằng lò gạch không nung, 3 năm sau, địa phương đã hoàn toàn xóa bỏ các lò gạch" - ông Vinh chia sẻ.

Các lò gạch bỏ hoang nằm giữa các cánh đồng, vườn cây xanh là những gì còn lại sau “cuộc cách mạng” tại xã Thạch Sơn.
Các lò gạch bỏ hoang nằm giữa các cánh đồng, vườn cây xanh là những gì còn lại cho đến nay.

Thời gian sau đó, chính quyền huyện Lâm Thao nói chung và xã Thạch Sơn nói riêng đã nhanh chóng triển khai việc hoàn thổ và cải tạo đất để phát triển kinh tế nông nghiệp.

Cùng với đó, tổ chức các buổi tư vấn giải quyết việc làm, tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, và hỗ trợ các hộ dân bắt tay vào nghề mới, ổn định đời sống.

Riêng đối với các lò gạch kiểu đứng liên hoàn vẫn còn tồn tại đến ngày nay (hợp đồng đến 2030), các chủ lò chủ yếu sử dụng để phục vụ chăn nuôi, nông nghiệp và nhiều mục đích khác để phục vụ gia đình.

Đến nay, nhiều năm đã trôi qua, những ngày khó khăn nhất đã ở phía sau, đời sống, kinh tế người dân đã cơ bản ổn định, vùng đất chết năm nào đã được chính tay người dân hồi sinh.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

"1 đồng chia 7 người" và nỗi trăn trở của xóm lò gạch cũ ở Cần Thơ

HỒ THẢO |

Cần Thơ - Ở xóm lò gạch cũ, tiền công mỗi viên gạch thành phẩm của những phu gạch được chia ra cho cả đội 7 người. Thu nhập bữa có bữa không, vì cuộc sống mưu sinh, họ cố bám víu lấy nghề, dẫu biết thời hoàng kim chỉ là ký ức khi làng nghề đang dần mai một.

Nhu cầu vẫn cao, lò gạch nung thủ công "cạn" nguyên liệu

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Mặc dù Chính phủ đã ban hành quy định về lộ trình sử dụng vật liệu xây dựng không nung dần thay thế gạch nung. Thế nhưng thực tế hiện nay, nhu cầu của người dân khi xây dựng nhà ở chủ yếu vẫn ưu tiên dùng gạch nung nên lò gạch nung vẫn tồn tại.

Lò gạch ô nhiễm khu dân cư, Chủ tịch huyện Trảng Bom nói không có khuất tất

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Người dân sinh sống gần lò gạch Tôn Hưng tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, phản ánh tới Báo Lao Động về tình trạng ô nhiễm khói bụi và ô nhiễm tiếng ồn. Dù những năm qua vẫn chưa xử lý dứt điểm được tình trạng ô nhiễm này, song bà Vũ Thị Minh Châu – Chủ tịch huyện Trảng Bom cam kết rằng chính quyền không có vấn đề gì khuất tất.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.