Nối những bờ vui từ tấm lòng cựu chiến binh

SỞ HẠ |

Nếu có ai đó hỏi ông Sáu Trực (xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) một năm bỏ tiền nhà ra bao nhiêu để giúp người nghèo, hay xây cây cầu này, làm con lộ (đường) kia cho xóm nghèo xã Thiện Mỹ thì ông từ chối trả lời. Bởi bao nhiêu năm giúp lúa gạo, tiền nong nuôi trẻ mồ côi… có bao giờ ông tính toán đâu!

Trách nhiệm với làng quê mình là lẽ đương nhiên!

Như xây cầu làm lộ làng, hầu hết đều bắt đầu từ tận trong những cánh đồng sâu nối ngược về phía lộ lớn hoặc hướng về phía trung tâm chợ huyện. Chính quyền xã cho biết, không phải chỉ tập trung cho một con lộ làng mà là nhiều đoạn, nếu tính đủ có đến trên 10km. Những con lộ này là nơi ông thường đi ngang, thấy lầy lội, đứt đoạn khiến việc đi lại của bà con, nhất là học sinh khó khăn thì liền bỏ tiền nhà ra làm lại. Nếu có cầu khỉ tạm bợ, ông bỏ tiền xây lại thành cầu ximăng…

Ông Đặng Văn Kinh - Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh huyện Châu Thành - nhận xét: “Dù bất kỳ trong hoàn cảnh khó khăn nào, cựu chiến binh Nguyễn Văn Trực luôn phát huy và giữ vững phẩm chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ”. Người dân tại xã này nhắc về ông với tình cảm trân trọng và quý mến.

Càng làm có tiền, ông càng mở lòng vì xóm làng quê hương, vì bà con chòm xóm của mình. Mới đây, ông vừa xây xong cầu và làm đường cho xã gần 1 tỉ đồng… Về phần mình, ông Sáu Trực nhìn việc làm cao cả này một cách nhẹ nhàng, như là một phản xạ, một lẽ tự nhiên: “Tôi ra đời từ nơi này, con nhà nghèo mồ côi, nên thương yêu bà con nghèo, khốn khó và thấy trách nhiệm với làng quê mình là lẽ đương nhiên thôi”.

Đền đáp lại cuộc đời

Thật vậy, năm 1977, ông tham gia quân đội làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, ông trở về quê đoàn tụ với gia đình. Nhà ông lúc đó nghèo lắm, dựng tạm một ngôi nhà lá bên bờ kinh An Tập, rồi thuê đất ruộng trồng lúa. Để có tiền nuôi con ăn học, hai vợ chồng lao động cật lực, bất cứ công việc đồng áng cực nhọc như thế nào ai thuê gì cũng nhận làm…

Ngay trong thời điểm công việc trồng lúa ở đây phát triển, chắt bóp mãi rồi ông cũng mua được đôi trâu, ngoài cày ruộng nhà, ông còn nhận cày mướn… Lại dành dụm mua máy cày đẩy nhanh tốc độ vòng quay dịch vụ cơ giới trên đồng ruộng, rồi ông vét tất cả vốn liếng lên tận Cần Thơ tìm hiểu mua máy gặt đập liên hợp. Ông làm dịch vụ thu hoạch trên đồng mỗi khi đến mùa lúa chín… Thu nhập của vợ chồng ông tăng vượt bậc từ đó.

Có thêm tiền dư, ông chuyển sang đầu tư mở rộng đất canh tác… Đất đai được mở rộng, 2 vợ chồng ông cùng 6 người con sống sum họp, sung túc tại quê nhà, trong đó có 3 con là trẻ mồ côi được vợ chồng ông nhận làm con nuôi.

Ông cho rằng, gia đình ông được như ngày hôm nay, ngoài sự siêng năng cố gắng của hai vợ chồng còn có sự may mắn trong suốt mấy chục năm lập nghiệp. Nghĩa vụ đối với đất nước đã hoàn thành, trách nhiệm với gia đình cũng trọn vẹn, viên mãn, nhưng ông vẫn còn nỗi khát khao được đóng góp xây dựng làng xóm quê hương và cùng chung tay giúp đỡ bà con nghèo khó xung quanh mình.

“Bây giờ hai vợ chồng đã vượt qua ngưỡng tuổi 60 rồi, làm từ thiện xem như đền đáp lại cuộc đời đã cho mình quá nhiều may mắn…” - ông Sáu Trực tâm sự.

SỞ HẠ
TIN LIÊN QUAN

''Gian hàng 0 đồng'' của một lãnh đạo xã

Bảo Trung |

''Đồ đẹp lắm chú ạ, giống như trong shop trên thị trấn, lâu rồi tôi chưa sắm bộ quần áo mới nào. Đợt này may thật, vừa có đồ mặc mà lại không mất tiền...'', một phụ nữ dân tộc bản địa vừa lựa đồ, vừa phấn khởi nói.

12 năm thầm lặng tìm mộ liệt sĩ

Thuỳ Trang |

Gần 12 năm qua, chị Nguyễn Thị Tình (sinh năm 1970) - Đội trưởng Đội xác minh, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ tình nguyện tại Đà Nẵng - từng phải giấu gia đình, tự bỏ tiền túi để giúp nhiều gia đình tìm mộ liệt sĩ.

Trích lương hưu làm từ thiện để cám ơn cuộc đời

Kỳ Quan |

Lương hưu mỗi tháng 4 triệu đồng, cô dành ra 500 ngàn đồng để giúp đỡ người nghèo, người bị nạn… Thói quen giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng có được từ thời gian 13 năm cô làm công nhân và hơn 10 năm làm cán bộ Công đoàn. Cô làm từ thiện như là cách cảm ơn cuộc đời!

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Cole Palmer lập poker giúp Chelsea thắng Brighton 4-2

Nhóm PV |

Tối 28.9, Chelsea đã đánh bại Brighton 4-2 trong ngày thi đấu chói sáng của Cole Palmer ở vòng 6 Premier League.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Cháy lớn ở Hà Nội, 1 người tử vong

Tô Thế |

Đám cháy xảy ra ở huyện Hoài Đức (Hà Nội), thiêu rụi xưởng tái chế nhựa (diện tích khoảng 500m2), một phần xưởng giặt.

''Gian hàng 0 đồng'' của một lãnh đạo xã

Bảo Trung |

''Đồ đẹp lắm chú ạ, giống như trong shop trên thị trấn, lâu rồi tôi chưa sắm bộ quần áo mới nào. Đợt này may thật, vừa có đồ mặc mà lại không mất tiền...'', một phụ nữ dân tộc bản địa vừa lựa đồ, vừa phấn khởi nói.

12 năm thầm lặng tìm mộ liệt sĩ

Thuỳ Trang |

Gần 12 năm qua, chị Nguyễn Thị Tình (sinh năm 1970) - Đội trưởng Đội xác minh, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ tình nguyện tại Đà Nẵng - từng phải giấu gia đình, tự bỏ tiền túi để giúp nhiều gia đình tìm mộ liệt sĩ.

Trích lương hưu làm từ thiện để cám ơn cuộc đời

Kỳ Quan |

Lương hưu mỗi tháng 4 triệu đồng, cô dành ra 500 ngàn đồng để giúp đỡ người nghèo, người bị nạn… Thói quen giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng có được từ thời gian 13 năm cô làm công nhân và hơn 10 năm làm cán bộ Công đoàn. Cô làm từ thiện như là cách cảm ơn cuộc đời!