“Đột kích” những chuyến xe đêm của công nhân: 20 năm chưa tròn một giấc ngủ

|

Nhiều lần cùng đi, cùng thức với các mẹ, các chị trên những chuyến xe xuyên đêm, tôi phần nào thấu hiểu những vất vả của những người phụ nữ ấy khi thức dậy từ 3 giờ sáng lên Sài Gòn làm việc, một mình gồng gánh nỗi lo cơm áo của gia đình. Nỗi vất vả ấy kéo dài gần 20 năm qua và có thể sẽ chẳng bao giờ dứt...

Bắt đầu từ năm 1997, chỉ với một chuyến xe chạy tuyến Đức Hòa – Hậu Nghĩa (Long An), đến nay, mỗi ngày Cty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân, TP.HCM) đã có 387 chuyến xe để đưa rước gần 20.000 công nhân từ các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và một số huyện xa của TPHCM lên Cty làm việc.

Nhiều lần cùng đi, cùng thức với các mẹ, các chị trên những chuyến xe xuyên đêm, tôi phần nào thấu hiểu những vất vả của những người phụ nữ ấy khi thức dậy từ 3 giờ sáng lên Sài Gòn làm việc, một mình gồng gánh nỗi lo cơm áo của gia đình. Nỗi vất vả ấy kéo dài gần 20 năm qua và có thể sẽ chẳng bao giờ dứt...

Nữ công nhân tranh thủ chợp mắt

15h30. Chuyến xe đưa đón nữ công nhân thai sản, có con nhỏ từ Cty PouYuen về Hiệp Hòa (Long An) chuyển bánh. Ngoài trời, trong xe đều nóng hầm hập. Xe chạy. Gió lùa qua các cửa sổ làm không khí trong xe đỡ ngột ngạt.

Vừa chạy vừa trả khách, gần 18 giờ, xe về tới trạm cuối tại thị trấn Hiệp Hòa (huyện Đức Hòa, Long An). Một vài người có chồng chờ sẵn từ lúc nào, một vài chị tự đi bộ về nhà. Tôi đi theo về nhà một nữ công nhân tên Vân để ngủ nhờ. Đi với chị được một đoạn chồng chị ra đón. Anh chạy chiếc xe Dream “Tàu” cũ mèm, chở theo đứa con trai đầu chừng hơn 2 tuổi. Vừa về đến nhà, đứa con trai đã ôm chầm lấy chân chị, một hai đòi bế. Vướng cái bụng bầu đã vượt mặt, chị đành phải cõng con trai trên lưng. Má ruột của chị ở Kiên Giang vừa lên mấy ngày, bà lên để chờ nuôi chị sinh nở. Đứa con cứ quấn lấy mẹ.


Cả ngày xa mẹ nên chiều về con trai chị Vân quấn lấy mẹ không rời

Chị kể, năm 2012, khi vừa hết thời gian nghỉ thai sản 4 tháng, chị đi làm lại. Lúc đi, con còn ngủ nên không biết thiếu má, chiều thấy má về, con trai tủi thân khóc cả buổi tối.

Bà ngoại trách vợ chồng chị “không cho con ăn nên thằng nhỏ gầy nhom”, chị Vân nói như thanh minh: “Cháu chỉ được bú sữa mẹ trọn vẹn trong 4 tháng đầu, sau con đi làm từ sáng sớm, chiều tối mới về nên…”, chị bỏ lửng rồi cho con đi tắm. Vì thương con, mỗi ngày đi làm về, chị hay mua bánh ngọt, đồ ăn vặt “để con ra mừng còn có cái mà cho, con khóc có cái mà dỗ, riết rồi quen. Con ăn vặt lại ít ăn cơm, ốm càng ốm”.

9 giờ tối, nồi cháo thịt bầm củ dền mới được chị nấu xong, múc ra bát, chị khuấy đều tay, thổi phù phù. Để đút được miếng cháo cho con trai, chị làm đủ trò, cõng con đi qua mấy nhà hàng xóm để “mỗi người dọa một tiếng”. 30 phút sau, chén cháo vơi đi hơn một nửa. 10 giờ đêm, chị cho con đi ngủ. Thằng bé quấy mẹ, khóc rấm rức. Chị ru con bằng mấy bài hát phát ra từ điện thoại của mình: “Đời công nhân”, “Nỗi lòng xa xứ”, “Chuyện đời công nhân”…

Tôi hỏi “chị nghe mấy bài chi buồn thế?”, chị bảo “Ở công ty đứa nào cũng lưu mấy bài này, nói đúng tâm trạng của mình, chứ nghe bài vui, không hợp”.

Gần 22h30 đêm, con trai chị mới chịu ngủ. Chị lén con dậy pha tô mì gói rồi húp vội vàng. Chị pha thêm bình sữa cho con rồi đi ngủ khi đã gần 23h. Hơn 3 giờ sáng, ánh đèn từ bếp hắc vào mặt, tôi vừa tỉnh giấc đã thấy chị lọ mọ pha sữa cho con, chuẩn bị đồ đạc đi làm.


Công nhân đón xe tại điểm Hiệp Hòa (Long An)

Hơn 4 giờ, tôi theo chị ra ngoài lộ. Hai chị em bật điện thoại làm đèn pin, tôi không quen đường, vài lần suýt rớt xuống con mương ven lộ. Ra tới điểm đón xe đã có hơn chục người đợi từ lâu. Kẻ đứng, người ngồi, khuôn mặt ai cũng còn ngái ngủ, có người tranh thủ nhai vội miếng cơm. 4 giờ 20 phút, xe đến đón. Mọi người ùa nhau lên xe, vị trí đã định sẵn, ai có ghế đó.

Suốt đường đi, tiếng còi, tiếng động cơ xe inh ỏi, gặp đoạn đường xấu, xe giật lên, người này ngả vào người kia nhưng tuyệt nhiên, mắt ai cũng nhắm nghiền.

Kỳ tới: Một năm cả 1000 giờ thiếu ngủ


TIN LIÊN QUAN

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Địa phương và nhà thầu "lệch pha", dự án nâng cấp QL19 qua Bình Định ì ạch

Xuân Nhàn |

Hạn hoàn thành (31.10.2024) tới gần, gói thầu XL-01 Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19), đoạn qua huyện Tây Sơn, Bình Định vẫn ngổn ngang do thiếu tiếng nói chung giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

Miễn học phí, điểm tựa cho học sinh vùng bão lũ Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quyết định miễn giảm 100% học phí cho học sinh của tỉnh Quảng Ninh là niềm vui lớn cho hàng nghìn gia đình.