Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 2: Khẩn trương cứu hộ, nhưng không rối

Dương thị Như Hà (từ Nepal) |

Khu Thamel không hư hại lớn như tưởng tượng. Giá vẫn như cũ, có điều không còn nhiều khách du lịch ở đây. Một số khách du lịch đang ở lại thì trở thành tình nguyện viên luôn. Số khác thì cứ ở khách sạn và đi lòng vòng chụp hình, chứ bây giờ chưa có nhiều tour trek, leo núi, chèo thuyền...

Đến thủ đô Kathmandu lúc nửa đêm. Tôi ngủ không được, sáng nay dậy sớm và lang thang xem tình hình thế nào. Các khu phố ở thủ đô Kathmadu khá an toàn, vì ở đây nhà khá kiên cố hoặc mới xây chưa lâu. Dọc đường cũng thấy vài bức tường đổ vỡ, vài cái cột điện bị gãy nằm ngổng ngang dây điện, họ quấn tạm nó lại và cũng chưa sửa chữa gì nhiều. 

Tôi vừa đi vừa hỏi đường từ khu nhà tôi ở. Tôi được một người bạn sắp xếp cho ở chung nhà với một cặp đôi người Nepal gần cưới. Họ rất dễ mến và thân thiện, nhất quyết nhường phòng cho tôi và họ ngủ phòng khách.

Khu Thamel cũng không hư hại lớn như tưởng tượng (đây là khu phố tập trung nhiều khách du lịch như khu Bùi Viện của TPHCM). Tôi ghé một quán quen mà trước đây vẫn ghé, mua card điện thoại và ăn sáng. Giá vẫn như cũ, thức ăn cũng không có gì phong phú hơn, có điều không còn nhiều khách du lịch ở đây. Một số khách du lịch đang ở lại thì trở thành tình nguyện viên luôn. Số khác thì cứ ở khách sạn và đi lòng vòng chụp hình, chứ bây giờ chưa có nhiều tour trek, leo núi, chèo thuyền...

Một khu phố tại Kathmandu sẵn sàng đổ sập bất cứ lúc nào

Tối hôm qua trên chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Kathmandu, tôi thấy đến 99% là người Nepal. Thấy họ bồn chồn mà thương ghê! Chắc họ lo lắng lắm. Máy bay vừa chạm đất, mới hãm phanh, chưa kịp dừng, đã thấy hơn 300 người trên chuyến bay vội vàng tháo dây an toàn, đứng dậy mở khoang hành lý. Thấy thế anh tiếp viên phải vội vàng nói qua loa bằng tiếng Nepal luôn. Thế là họ ngồi yên mà cứ chồm chồm nhìn ra phía cửa sổ xem thành phố có điện không? Có gì thảm hại không? Tôi cũng có suy nghĩa giống họ.

Trong 3 tiếng ngồi chờ lấy hành lý, tôi làm quen được 1 nhóm thiện nguyện đến từ Indonesia, các bạn ấy không xin visa volunteer (tình nguyện viên). Ở cửa sân bay có một bàn dành cho tình nguyện viên đến đăng ký. Tôi nghĩ tôi phải trình bày nhiều giấy tờ, rồi giấy giới thiệu của tổ chức nào đó, rồi hàng hoá và trang thiết bị phục vụ cho việc tôi đăng ký làm tình nguyện viên. Thấy vậy thôi là ngán rồi. Nên lơ qua và khai là visa du lịch cho lẹ, đỡ mất công bị đuổi về vì đi với tư cách cá nhân, mà không có nhiều đóng góp nữa. 

Cổng phụ của hoàng cung Nayraynhiti vừa được dọn dẹp sau khi bị đổ sập

Quay lại với nhóm bạn Indonesia. Họ không tin tôi là người Việt, rồi không tin tôi đi một mình. Nhóm này là một nhóm trên diễn đàn, kiểu như Trái Tim Việt Nam vậy. Các bạn ấy tự tổ chức và đi, cũng lấy visa du lịch. Các bạn đến Gorkha, nơi tâm điểm của trận động đất. Các bạn này đến với mục đích giúp xây lại nhà. Tối hôm qua khi đáp máy bay xuống thì các bạn đi xe Jeep về đó luôn. Sáng nay khi tôi gửi thư hỏi thăm thì các bạn nói đã về làng và chiều nay sẽ leo vài ngọn núi để đến nơi khác cao hơn để giúp. Thật sự cảm động trước tấm lòng của các bạn ấy. 

Sáng nay, tôi đến địa điểm nhận việc. Khi tôi đến thì thấy rất nhiều bạn đang tập trung tại căn lều trước sân. Tôi được dẫn vào một phòng rất đẹp như của một sếp lớn trong công ty. Ông ấy đứng dậy và chào tôi 3 ngón, sau đó bắt tay trái (kiểu chào và bắt tay của Hướng đạo). Ông ấy giới thiệu và hỏi tôi từ đâu đến. Tôi đưa thư mời, trình bày về lý do muốn đến để giúp và xin được gia nhập với các nhóm thiện nguyện, góp phần giúp đỡ người dân Nepal sau trận động đất. Họ đồng ý với mong muốn của tôi. Nhưng để được đi xuống các vùng bị nặng hơn và vùng sâu hơn thì tôi cần chờ 1-2 ngày nữa, sẽ có một nhóm Bangladesh và Ấn Độ đến rồi tôi tham gia với nhóm đó. 

 Tác giả cùng đội thiện nguyện chuẩn bị ra hiện trường

Sau đó, tôi trình bày tôi và một số bạn ở Việt Nam có quyên góp số tiền nhỏ gửi cho nạn nhận động đất. Tôi vẫn đang tiếp tục nhận quyên góp, số tiền nhận được còn lại sẽ chuyển cho nạn nhân động đất ở Nepal sau. Giờ tôi gửi trước số tiền tôi đã nhận được trước ngày đi. Ông ấy khá vui và gửi lời cảm ơn tấm lòng của các bạn Việt Nam.

Sau khi gửi tiền xong, tôi được 1 anh hộ tống và giúp đỡ tôi đi lòng vòng tham quan, rồi đi mua mũ (tôi bị mất luôn ở Singapore trên xe bus). Anh ấy nói nếu hôm nay mệt có thể ở Văn phòng Hướng đạo Nepal nghỉ ngơi, mai sẽ có chuyến đi sớm đến nơi bị thảm hoạ gần Kathmandu, sáng đi và tối về. Còn chiều nay các bạn trong nhóm thiện nguyện có chuyến giúp ích dọn rác ở bến xe. Thấy tôi cũng rảnh, qua để giúp mà ngồi chơi cũng kỳ nên tôi đi luôn. Ở đâu cũng giống nhau, làm việc tốt thì không nề hà là việc gì và ở đâu. 

Dọn vệ sinh trên đường phố Kathmandu 

Vậy là tầm 1h trưa mọi người khởi hành, đến bến xe khoảng 30 phút (dọc đường có dừng chờ 5-10 phút). Đi ra khỏi thành phố mới thấy nhiều toà nhà sụp đổ hoặc bị lún sâu vào đất, rất nhiều đoàn cứu nạn đang làm nhiệm vụ. Đấy là tôi chưa đi xa, ngày mai đi xa hơn chắc còn thảm hơn. Mong là không còn nhiều người chết nữa. Còn việc cứu trợ họ đang khắc phục vì nhiều tuyến đường không vào được. 

Để đến được làng của người Nepal ở trên núi, nhiều nơi chỉ đi đường bộ là chính, không xe máy, xe thồ gì hết, cứ cuốc bộ về làng. Chính vì vậy khi động đất xảy ra, họ bị cô lập hoặc chôn vùi là điều khó tránh khỏi, chỉ mong nó ít xảy ra và đoàn cứu trợ sớm đến với người dân.

 Những nạn nhân vụ động đất vẫn sống trong các lều tạm.
Hiện tại ở Kathmdadu người dân vẫn sinh hoạt bình thường, không có xô đẩy, chen lấn, đánh nhau hay có biểu hiệu quá khích gì. Nếu bạn nào đi trekking mà còn mắc kẹt ở đây thì gia đình hoàn toàn yên tâm, vẫn có thể ăn nhà hàng, ngủ khách sạn và dùng wifi bình thường, các cửa hàng vẫn bán bình thường, tuy không dồi dào như trước đây thôi.

Một số người dân nghèo sống ở các nhà tạm bị sụp đổ, họ được tập trung về một bãi đất trống, dựng lều ở tạm đó, thức ăn và nước uống được cấp đầy đủ. Sân bay không còn tình trạng dựng lều chờ chuyến bên ngoài nữa, nhưng việc không đủ chuyến bay về là dĩ nhiên vì ai cũng muốn đổi vé về sớm nên ở cửa đi còn khá đông đúc. 

Hiện ngày nào cũng có dư chấn nhỏ như kiểu đang đi mà bị lún vậy.
Một trụ điện ngã đổ trên dường phố Kathmandu được ràng buộc tạm để sử dụng

 

Dương thị Như Hà (từ Nepal)
TIN LIÊN QUAN

Thông tin bán nhà ở xã hội Hạ Đình là lừa đảo

Nhóm phóng viên |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện UDIC cho biết thông tin bán nhà ở xã hội 214 Nguyễn Xiển, khu đô thị mới Hạ Đình, Hà Nội là sai lệch nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.

Thông tin chính thức vụ thân mật trong lớp học ở Long Biên

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip ở Long Biên ít kinh nghiệm quản lý lớp học và xử lý các tình huống xảy ra còn non kém.

Trực tiếp bóng đá Hoàng Anh Gia Lai 0-0 Đà Nẵng: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Đà Nẵng và Hoàng Anh Gia Lai tại vòng 4 LPBank V.League 2024-2025, diễn ra lúc 18h00 hôm nay (3.10).

Giải cứu bé 5 tuổi bị đối tượng tâm thần dùng dao kề cổ

Tô Công |

Phú Thọ - Lực lượng Công an huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ để giải cứu cháu bé 5 tuổi bị người đàn ông tâm thần dùng dao khống chế.

Bám trụ giữa bom rơi đạn lạc ở miền nam Lebanon

Bùi Đức |

Trong bối cảnh hàng nghìn người dân phải di tản vì chiến tranh khốc liệt ở miền nam Lebanon, vẫn có một người đàn ông ở lại để cưu mang những con vật bị bỏ rơi.

Bất cập thi học sinh giỏi cấp trường ở chuyên Lam Sơn

Xuân Hùng |

Thanh Hóa - Thay vì lên kế hoạch, công khai trước khi thi chọn học sinh giỏi cấp trường thì Trường chuyên Lam Sơn lại thực hiện theo kiểu "tiền trảm hậu tấu".

Truy tìm chủ đầu tư trồng cây còn nguyên bọc bầu ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Hà Nội - Liên quan đến việc nhiều cây xanh gãy đổ do bão ở Hà Nội vẫn còn nguyên bọc bầu, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đang "truy tìm chủ đầu tư".

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Cường Ngô |

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3.10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.