Mờ ám kinh doanh động vật hoang dã

ĐIỀU TRA CỦA HOÀNG DƯỠNG - TÂM AM |

Điều gì đang diễn ra trong nhiều trang trại nhân nuôi động vật hoang dã kín cổng cao tường ở khắp các tỉnh của nước ta? Nhiều con vật chưa hề được ghi nhận sinh sản trong nuôi nhốt, hoặc chửa đẻ “tắc bụp” mỗi năm một con non bé xíu, vậy mà với các trang trại gồm vài khoảnh ao xó vườn góc bếp tùm hụp thế kia, các ông bà chủ cứ tằng tằng “báo cáo sinh nở” rồi xuất bán cả tạ, cả nhiều tấn “hàng hoang dã” đi khắp trong và ngoài nước. “Nhập vai” để điều tra khắp trong Nam ngoài Bắc của PV Báo Lao Động, thì, hóa ra, quá nhiều trang trại móc nối với lực lượng cán bộ tha hóa để làm việc mờ ám, biến trang trại thành nơi trung chuyển, “hợp pháp hóa” động vật bắt ngoài tự nhiên hoặc nhập lậu từ nước ngoài về. Cứ “bơi” (thậm chí chỉ bơi trên giấy tờ!) qua trang trại, động vật đều biến thành thứ có “nguồn gốc”, được “xác nhận” để xuất sang Trung Quốc hoặc đi vào các nhà hàng. Thiên nhiên bị “chọc tiết” với tốc độ bạo liệt.

Bài 1: Chỉ “nói mồm” cũng mua được giấy phép buôn bán thú quý hiếm

 

Giữa thời cả thế giới sôi sục bảo vệ môi trường và hoang thú, Việt Nam cũng đã ký Công ước Cites để bảo vệ các loài động thực vật hoang dã nguy cấp từ rất sớm, người nào muốn mở trang trại, vận chuyển hay nhận nuôi con gì cũng phải xin... giấy đăng ký. Đó là một phương pháp quản lý khoa học, cần thiết, là quả đấm thép để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Tức là, bằng cách nào đó, để khi kiểm lâm, cảnh sát môi trường hay lực lượng chức năng đến kiểm tra, thấy con cầy hương, con rùa tiền tỉ hoặc con nhím, con tê tê trong nhà mình, thì mình có “bảo bối” chìa ra để chứng minh “nguồn gốc hợp pháp” của chúng.

 

 

Công khai quảng bá dịch vụ Làm giấy xuất xứ cho động vật hoang dã gây nuôi các loại trên mạng internet.

Chi cục Kiểm lâm TPHCM có lỗi không?

Tuy nhiên, nhiều chủ trang trại tiết lộ, cứ bỏ tiền ra là mua được giấy phép ngay. Có giấy rồi, muốn mang con vật về là vô tư. Ví dụ anh xin giấy được nuôi 10 con tê tê trong nhà, anh nuôi chán anh giết thịt hoặc bán sang Trung Quốc, cứ giữ cái giấy đó, lại bắt đâu đó chục con khác về nuôi. Giấy tờ chỉ là “chiêu bài”, là “bức bình phong” như kiểu niêu cơm Thạch Sanh thôi. Với tờ giấy nuôi 1 con cầy hương, nếu “khéo léo” các chủ trang trại có thể tiêu thụ dần cả vạn con cầy hương đem ra nhà hàng một cách hợp pháp.

Để thử nghiệm “bóc mẽ” chiêu trò này, chúng tôi làm cho mình một hồ sơ: Có trang trại ở Thường Tín, Hà Nội, muốn “mua giấy” để tự do đem động vật về trung chuyển rồi bán buôn kiếm lời. Chúng tôi lập một hòm thư điện tử mang tên Nguyễn Thanh Tâm để ngụy trang cho lý lịch của một “ông quan” muốn mở trang trại... Qua điện thoại, qua email, một anh chàng tên Nguyễn Minh Đ ở TPHCM ngay lập tức hứa sẽ cung cấp đủ các loại giấy tờ, hợp pháp hóa đủ loại con vật để “tống cổ” nó vào trong trang trại. Anh ta còn lên mạng quảng bá có nghề “làm lý lịch cho động vật”.

Sợ anh ta ba hoa rồi làm giả giấy tờ, vu oan cho việc cấp giấy khống của Kiểm lâm TPHCM, chúng tôi đã bay vào khu vực mà anh ta sinh sống. Anh ta đưa chúng tôi đến trang trại Thanh Long. Và tiền trao cháo múc, đại diện một tổ chức bảo tồn đã vào vai “đệ” của “ông chủ” Nguyễn Thanh Tâm (nhà báo hóa trang) đến lấy giấy, tham quan trang trại. Giấy Đ cấp có dấu đỏ hẳn hoi, có chữ ký của chủ trang trại Nguyễn Thanh Long và Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM bấy giờ (tháng 7.2014) là ông Nguyễn Đình Cương. Đã 2 năm vào vai, đi khắp nhiều trang trại cả nước, đến giờ chúng tôi vẫn chưa hiểu nổi: Tại sao với cái tên giả, địa chỉ giả, không có trong tay một động vật hoang dã nào ngoài sâu bọ trong vườn cảnh trên sân thượng nhà mình, vậy mà những người “nhập vai” vẫn mua được đủ loại giấy tờ với dấu triện đàng hoàng. Giấy viết rõ: “Trại nuôi động vật hoang dã Thanh Long” ở P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TPHCM”, rồi Chi Cục trưởng kiểm lâm TPHCM ký, triện đỏ vào, ở góc trái ghi rõ địa chỉ ảo của chúng tôi: “Căn cứ biên bản kiểm tra số... ngày... của Chi cục Kiểm lâm TPHCM, Kiểm lâm TPHCM xác nhận số lượng 6 (sáu) con cầy vòi hương (tên khoa học...) và 6 con nhím xuất bán đến ông Nguyễn Thanh Tâm, địa chỉ thôn Sâm Xuyên, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Thời gian vận chuyển... Chi Cục trưởng Nguyễn Đình Cương (đã ký)”. Tất nhiên, cơ quan chức năng có cái lý của mình, họ có lỗi hay không, chúng tôi tạm chưa bình luận ở đây vội. Nhưng rõ ràng, chúng tôi không mua động vật, cũng chẳng có trang trại hay con vật nào, vậy mà chúng tôi lại có trong tay cái giấy vận chuyển và giấy xuất bán một lũ cầy, lũ nhím lẽ ra phải được quản lý chặt chẽ kia. Và còn rành mạch trong giao dịch với chúng tôi, đối tượng tên Đ cũng như gia đình trang trại Thanh Long đã nói toạc tất cả ra việc “mua giấy” ra sao, làm bậy thế nào, tuồn động vật vào... bàn tiệc ra sao.

Ở trang trại động vật hoang dã nằm... trên mây

Dù thế nào thì rõ ràng là chúng ta đã có một quy trình quá hổng, và đó là nguyên nhân để thiên nhiên Việt Nam cũng như các nước lân cận bị tàn sát qua con đường nhập lậu rồi hợp pháp hóa (trước khi bị tàn sát) trong các trang trại dạng này. Thậm chí, qua điều tra, chúng tôi còn biết, Ngô Minh Đ đã lên mạng Internet, quảng bá mình có thể “làm giấy xuất xứ cho động vật hoang dã gây nuôi các loại”, gồm 12 loại, với tê tê, nhím, cầy, lợn rừng, trĩ... Chúng tôi cũng phỏng vấn Lê Văn S, một đối tượng chẳng nhận nuôi chăm sóc buôn lậu con gì cả, anh ta chỉ làm nghề “chạy” và buôn bán giấy phép kể trên. Các “lái buôn giấy phép” này cũng bày cho chúng tôi cách mượn ĐVHD từ các trang trại khác về nhốt ở khu của mình để báo cáo “tăng đàn” do sinh đẻ của động vật, rồi mời kiểm lâm đến ghi nhận, ghi nhận xong thì... trả lại cho trại bạn. Hầu hết họ tiết lộ về phương pháp dùng tiền “bôi trơn” việc cấp giấy quá cẩu thả cho các cá thể động vật... tưởng tượng, để thả vào các trang trại... nằm trên mây.

Sau khi có “lá bùa” với giá chỉ vẻn vẹn 3 triệu đồng cho việc hợp pháp hóa việc nuôi hoặc giết động vật hoang dã trong nhà mình, Ngô Minh Đ xui chúng tôi lên rừng bắt hoặc nhập lậu hoặc muốn làm gì thì làm. Kiểm lâm sẽ phát cho chúng tôi một cuốn sổ theo dõi di biến động của đàn cầy, đàn nhím. Cứ khai bừa. Cứ “bôi trơn” một tí là mọi chuyện sẽ “đầu xuôi đuôi lọt”.

Quả đúng như kịch bản, khi chúng tôi đối thoại với lực lượng kiểm lâm TPHCM, thì cách quản lý ở địa phương cũng như nhiều nơi là còn khá nhiều kẽ hở. Trong cuộc làm việc trực tiếp, nói về những bất cập trong hệ thống trang trại ở địa phương, nói về nguy cơ có thể có của những kẻ cố tình làm càn rồi sinh ra những chuyện tai quái kiểu như chúng tôi đang vào vai. Và dĩ nhiên, họ bảo họ là rất chặt chẽ, chưa phát hiện ra trò “phù phép” kiểu đó, còn nếu phát hiện thì sẽ xử lý ngay. Thay vì nghe “bài ca” này, chúng tôi xin phép được xem các hồ sơ quản lý, và các kẽ hở để chúng tôi đã “mua” được cái giấy khống kia, thì lãnh đạo Kiểm lâm TPHCM thẳng thừng từ chối. Các hồ sơ đó, là thứ không phải ai cũng có thể xem được, kể cả anh là nhà báo, ông lãnh đạo chi cục nói.

Trước thái độ “giữ bí mật nghề nghiệp” một cách vô lý kể trên, chúng tôi thở dài nói với lãnh đạo Kiểm lâm TPHCM một câu vớt vát, trước khi buồn bã ra khỏi phòng làm việc của họ “nếu không có gì khuất tất, sao các anh phải giấu chúng tôi, khi tòa báo cử chúng tôi đi điều tra một cách chính danh vụ việc này nhỉ?”. Và, vẫn giữ vai là “mối hàng” từng bỏ tiền triệu ra mua “lệnh bài” tuồn động vật rừng vào nhà mình rồi “hóa kiếp” hoặc bán buôn cho thiên hạ hóa kiếp, nhóm PV đã có mặt tại Trang trại Thanh Long. Những gì họ nói ra, trùng khít với những gì mà suốt quá trình giao dịch họ đã thể hiện, cũng như tờ giấy vô lối mà chúng tôi đang có. Nó ngược lại với các “khẳng định” của kiểm lâm địa phương trong cuộc đối thoại với chúng tôi trước đó.

P.V (trong vai chủ trang trại): Ví dụ chúng tôi muốn mua thêm các giấy khống cho việc vận chuyển, nuôi nhốt con cầy hương, muốn lấy giấy để nuôi nhiều con khác nữa thì trang trại có cung cấp đủ được không?

- Người ở trại Thanh Long: Bao nhiêu cũng có. Nhưng bây giờ nói chung ký giấy tờ khó hơn. Bởi vì ông ba nuôi của anh Long là (lãnh đạo) kiểm lâm X, mà ông X về hưu cách đây vài tháng. Ông sau này mới lên, ông ấy lại sợ, ông lo giữ cái ghế. Ổng cho mấy thằng lính nó ký (thay) thế, rồi ổng mới ký sau cùng. Nên bây giờ chung chi (lót tay)...

 Đắt đỏ quá à?

- Nói thật là bây giờ người ta vẫn làm, làm ào ào (cấp giấy để các chủ trang trại “bán khống” cho người ngoài). Mình lên thì cũng vẫn lên thẳng phòng ông ấy thôi, nhưng mà dạng như mỗi cửa một chữ ký nháy nên mình phải tốn chi phí nhiều hơn. Cứ hình dung, tự dưng các ông ấy “đẻ” ra thêm hai ba thằng con ở dưới ấy. Ngày xưa mình chỉ có hai cửa... Thế nên, (“mua giấy” khống) con chồn thì nó rẻ hơn, còn con cheo thì nó mắc hơn. Bởi nó thuộc nhóm IIB, dưới (kém quan trọng và kém nguy cấp hơn so với) gấu và cọp một tí. Vài triệu đồng gì đó. Với những trang trại nhỏ nếu họ tới mua thì mình vẫn xuất giấy cho. Còn những khi họ có những nguồn hàng khác nữa thì họ cũng nhờ mình (mua “giấy”), mình lại xuất phép cho họ.

 Tê tê mình bán là của Campuchia đúng không, chúng tôi muốn “mua giấy” như các chỗ các anh chị, giá thế nào?

- Hàng bọn đó là nó nhập từ Mã-lai, Trung Quốc gì đó, thì nhìn con tê tê nó yếu lắm. “Giấy” để nuôi tê tê (giấy khống xuất bán từ trang trại) phải mua với giá đắt chứ, tê tê (có vai trò quan trọng, được bảo vệ ở cấp độ) ngang với gấu luôn mà.

Đặc biệt đáng choáng váng, là khi tiếp xúc với ông Ba H ở Củ Chi, một người hơn 20 năm làm trang trại, ông ta thẳng thắn: Muốn có “giấy” xuất hàng đi các nơi, muốn ghi con gì, bao nhiêu ký, cứ quy ra tiền, trả sòng phẳng, các ông kiểm lâm còn ký giấy, cho xe ôm mang đến nhà chủ trang trại. Khỏi phải đi lấy.

Vậy đâu là sự thật về những lời tâm sự của “người trong cuộc” kiểu này?

(còn nữa)

 

ĐIỀU TRA CỦA HOÀNG DƯỠNG - TÂM AM
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.