KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19.5.1890-19.5.2018)

Một nhà có nhiều kỷ vật thiêng liêng về Bác Hồ

KỲ QUAN |

Cùng nhau đi qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ, vợ chồng ông Nguyễn Văn Nam - bà Chung Thị Gương ao ước đến ngày chiến thắng sẽ được gặp Bác khi Người vào thăm miền Nam, nhưng ước mơ đó đã không thành hiện thực. 

Dù vậy, ông và bà đã lưu giữ được nhiều kỷ vật thiêng liêng về Bác Hồ, thể hiện tình cảm của miền Nam luôn hướng về Bác.

Lễ truy điệu trong… lu

Sau Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, quân đội Mỹ và Sài Gòn phản công quyết liệt, lực lượng cách mạng phải rút về vùng sâu. Ông Sáu Nam vẫn tiếp tục bám lại địa bàn xã Tân Lân, nhưng vất vả ẩn náu tránh sự truy kích của đối phương. Xã Tân Lân bị bình định trở thành vùng trắng, các cán bộ cách mạng chủ yếu sử dụng hầm bí mật, nhờ sự che chở của người dân.

Ông Sáu Nam cùng hai đồng đội sống trong hầm bí mật làm bằng lu chứa nước loại lớn, ở ấp Nhà Trường. Ban ngày các cán bộ ẩn náu dưới hầm, tối đến đi tiếp xúc với dân, gây dựng lại phong trào cách mạng, trong sự rình rập của đối phương.

Trong hoàn cảnh ấy, bất ngờ ông Sáu Nam và đồng đội nhận được hung tin: Bác Hồ đã qua đời, đám tang đang được tổ chức ở Hà Nội. Suốt đêm ngày, loa “tâm lý chiến” của đối phương loan tin Cụ Hồ đã qua đời hòng làm lung lay ý chí chiến đấu của quân và dân miền Nam. Buổi tối một ngày tháng 9.1969, trong căn hầm bí mật là cái lu chứa nước có dung tích khoảng 1.200 lít chôn dưới đất, đã diễn ra lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dưới ánh sáng của chiếc đèn pin, 3 chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngồi đã trang nghiêm mặc niệm, ôn lại công lao và cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, rồi tuyên thệ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng… Trước mặt họ là chân dung Bác Hồ và cờ Tổ quốc bằng giấy đã bạc màu…

Sau ngày miền Nam giải phóng, về thăm lại chiến trường xưa, ông Sáu Nam thấy cái lu nước làm hầm bí mật vẫn còn nguyên vẹn, bị chôn vùi ngoài vườn. Ông đã xin phép chủ nhà và mướn người đào lên, đem về làm kỷ vật, sau đó trao tặng cho chủ nhà số tiền đủ để mua nhiều cái lu chứa nước khác. Sau khi ông Sáu Nam qua đời, theo lời kêu gọi của ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An, bà Gương vợ ông đã hiến tặng kỷ vật này cho Bảo tàng tỉnh Long An.

Một bức vẽ vô giá

Ông Sáu Nam có người bạn thân từ thời trẻ tên Nguyễn Văn Chấn. Khi ông Nam đi kháng chiến, ông Chấn thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ra trường, ông Chấn trở thành họa sĩ nổi tiếng và giàu có ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 9.1969, khi Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh đang long trọng diễn ra ở Hà Nội, các tờ báo ở Sài Gòn cũng đưa tin đậm, nhưng tuyệt nhiên không có tờ báo nào có lời lẽ xúc phạm đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Vốn rất ngưỡng mộ “Cụ Hồ”, ông Chấn theo dõi đầy đủ diễn biến lễ tang ở Hà Nội được báo chí trong và ngoài nước đưa tin khá kịp thời.

Tình cờ ông Chấn đọc tờ báo Nhân Đạo (của Đảng Cộng sản Pháp) có bài viết cảm động về Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo ảnh của Người. Là người chuyên về hội họa, ông Chấn đặc biệt chú ý đến bức ảnh đăng kèm bài báo, toát lên cái thần của một con người huyền thoại. Với tất cả lòng ngưỡng mộ, ông Chấn bỏ ra mấy ngày để vẽ một bức sơn dầu khổ 60cmx80cm họa lại bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Nhân Đạo. Xong, ông đường hoàng treo bức vẽ ấy ở nơi trang trọng trong phòng tranh của mình.

Bạn bè trong giới tới chơi nhà ông, đều thích thú bức vẽ chân dung Cụ Hồ. Thời ấy ở Sài Gòn, đó là việc làm hệ trọng, rất dễ vào tù, thậm chí đi Côn Đảo. Chỉ có ông Chấn với nhiều mối quen biết mới dám đường hoàng treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà. Nhưng rồi chuyện ấy cũng đến tai chính quyền quận 6, cảnh sát quận ập đến nhà tịch thu bức vẽ và mời ông về trụ sở làm việc. Để cho qua chuyện, ông Chấn phải bỏ ra số tiền tương đương 10 lượng vàng để lo lót. Ông còn được đem bức vẽ về nhà với điều kiện không được treo lên.

Sau ngày giải phóng, ông Sáu Nam từ chiến khu trở về, ghé Sài Gòn thăm bạn là ông Chấn. Nhìn bức chân dung Bác Hồ được treo trang trọng trong phòng khách, rồi nghe kể câu chuyện bạn mình vẽ bức chân dung Bác Hồ giữa Sài Gòn thời chiến tranh, ông Nam rất thích thú. Năm 1994, khi ông Nam chuẩn bị mừng thọ 70 tuổi, ông Chấn cầm tay bạn, nói: “Mừng thọ anh, tôi muốn tặng món quà kỷ niệm. Anh coi trong nhà tôi có thứ gì, nếu anh thích thì tôi tặng”.

Ông Nam nhìn khắp căn phòng trưng bày nhiều món đồ cổ quý hiếm, mắt ông dừng lại chỗ bức sơn dầu vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi nói: “Nếu anh tặng món này thì tôi nhận”. Ông Tư Chấn đăm chiêu hồi lâu rồi gật đầu. Sau đó ông Nam mướn một nghệ nhân chạm khắc khung hình bằng gỗ quý để lọng bức vẽ và treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Bây giờ, ông Nam đã qua đời, nhưng vợ và các con ông vẫn giữ bức vẽ ấy như một báu vật.

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng 7 thuộc cấp

NHÓM PV |

Thái Bình - Ông Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 7 đối tượng dưới quyền bị khởi tố, bắt tạm giam.

Bà Nguyễn Phương Hằng sẽ dừng livestream và tổ chức sự kiện

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trang tin của Khu du lịch Đại Nam thông báo, bà Nguyễn Phương Hằng dừng tổ chức sự kiện tại Đại Nam.

Israel tổng tấn công tại chiến trường lớn nhất Trung Đông

Bùi Đức |

Trong diễn biến mới nhất tại Trung Đông, quân đội Israel vừa thực hiện không kích lẫn tấn công bộ binh vào Dải Gaza khiến 32 người thiệt mạng.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Diễn biến mới vụ bức xúc vì các khoản thu ở Thanh Hóa

HÙNG DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến sự việc phụ huynh bức xúc về các khoản thu, Phòng GDĐT thị xã Nghi Sơn đã xác minh, kiểm tra và yêu cầu Hiệu trưởng rút kinh nghiệm.

Cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Trần Đình Văn

ANH HUY |

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1184 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

Giá vàng nhẫn đảo chiều, bật tăng mạnh

Khương Duy |

Đúng như dự báo, giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 chiều nay đảo chiều tăng theo thị trường thế giới.

Lượng mưa ở miền Bắc tháng 9 phá vỡ hàng loạt kỷ lục

NHÓM PV |

Tháng 9.2024, trên cả nước đã quan trắc được lượng mưa vượt giá trị lịch sử ở nhiều trạm khí tượng. Trong đó, trạm Láng (Hà Nội) vượt kỷ lục năm 1978.