Cận cảnh mặt đê Hữu Hồng (Hà Nội) nứt toác phải chắp vá nham nhở

Vương Trần - Kim Anh |

Tại khu vực trạm bơm Đan Hoài, đoạn K46 +160 đê Hữu Hồng hiện đang có dấu hiệu bị nứt toác, được chắp vá nham nhở. Bên cạnh đoạn đê bị nứt gãy này là công trình hố móng trạm bơm nước thô, thuộc Dự án xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng đi vào thi công.

Tuyến đê Hữu Hồng qua địa bàn huyện Đan Phượng là đê cấp 1, có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho huyện cũng TP Hà Nội. Tuyến đê vừa được Bộ NN&PTNT đầu tư xây dựng, nâng cấp đê kè, kết hợp đường giao thông từ K26+580 đến K32+000 và từ K40+350 đến K47+980; hoàn thiện và bàn giao cho Hà Nội vào tháng 12.2019.
Tuyến đê Hữu Hồng qua địa bàn huyện Đan Phượng là đê cấp 1, có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho huyện cũng như TP Hà Nội. Tuyến đê vừa được Bộ NN&PTNT đầu tư xây dựng, nâng cấp đê kè, kết hợp đường giao thông từ K26+580 đến K32+000 và từ K40+350 đến K47+980; hoàn thiện và bàn giao cho Hà Nội vào tháng 12.2019.
Hiện nay, mặt đê Hữu Hồng, đoạn qua huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang bị đứt gãy. Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng đi qua đây.
Hiện nay, mặt đê Hữu Hồng, đoạn qua huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang bị đứt gãy. Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng khi đi qua đây.
Theo bà Nguyễn Thị Hường (người dân xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng), từ cuối tháng 4.2021, đê sông Hồng, đoạn qua địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội bắt đầu có hiện tượng nứt và càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đến những ngày đầu tháng 5, vết nứt kéo dài đến 30m, sụt lún chênh lệnh đến 10-15cm.
Theo bà Nguyễn Thị Hường (người dân xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng), từ cuối tháng 4.2021, đê sông Hồng, đoạn qua địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội bắt đầu có hiện tượng nứt và càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đến những ngày đầu tháng 5, vết nứt kéo dài đến 30m, sụt lún chênh lệch đến 10-15cm.
Hiện nay, những vết nứt này đang được trám lại kèm theo hàng rào chắn trên đường. Mặt đường có dấu hiệu cong vênh.
Hiện nay, những vết nứt này đang được trám lại kèm theo hàng rào chắn trên đường, chiếm một phần đường của người tham gia giao thông.
Phía bên trong công trình đang thi công cũng có những nết nứt toác lớn.
Phía bên trong công trình đang thi công cũng có những vết nứt toác lớn.
Khu vực xuất hiện vết nứt này nằm sát với công trình của Nhà máy nước mặt sông Hồng đang thi công. Ngoài ra, một số hộ dân ở cận kề khu vực thi công của Nhà máy nước mặt sông Hồng cũng bị rạn nứt.
Khu vực xuất hiện vết nứt này nằm sát với công trình của Nhà máy nước mặt sông Hồng đang thi công.
Khu vực mặt đê kéo dài bị nứt toác được chắp vá nham nhở.
Khu vực mặt đê kéo dài bị nứt toác được chắp vá nham nhở.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đan Phượng, đoạn đê Hữu Hồng (K46+160) xảy ra sự cố nứt dọc mặt đê và mặt hành lang thượng lưu, kích thước vết nứt dài 25,8m, khe nứt rộng 0,5-4cm. Chiều sâu vết nứt đo thủ công khoảng 30cm.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đan Phượng, đoạn đê Hữu Hồng (K46+160) xảy ra sự cố nứt dọc mặt đê và mặt hành lang thượng lưu, kích thước vết nứt dài 25,8m, khe nứt rộng 0,5-4cm. Chiều sâu vết nứt đo thủ công khoảng 30cm.
Ngoài ra, một số hộ dân ở cận kề khu vực thi công của Nhà máy nước mặt sông Hồng cũng bị rạn nứt.
Ngoài ra, một số hộ dân ở cận kề khu vực thi công của Nhà máy nước mặt sông Hồng cũng bị rạn nứt.
Bà Nguyễn Thị Tâm (xã Liên Hà, Đan Phượng) băn khoăn: “Không biết họ thi công kiểu gì mà nứt toác cả đê sông Hồng, một số nhà dân ở gần cũng nứt. Mấy hôm trước họ đã tổ chức vá víu tạm nhưng chúng tôi sống sát đê vẫn lo lắm. Nhỡ may có sự cố, gây vỡ đê gây hậu quả nghiêm trọng thì ai chịu trách nhiệm? Sao lại cho thi công dự án nhà máy ngay sát chân đê?”.
Bà Nguyễn Thị Tâm (xã Liên Hà, Đan Phượng) băn khoăn: “Không biết họ thi công kiểu gì mà nứt toác cả đê sông Hồng, một số nhà dân ở gần cũng nứt. Mấy hôm trước họ đã tổ chức vá víu tạm nhưng chúng tôi sống sát đê vẫn lo lắm. Nhỡ may có sự cố, gây vỡ đê gây hậu quả nghiêm trọng thì ai chịu trách nhiệm? Sao lại cho thi công dự án nhà máy ngay sát chân đê?”. Trong ảnh, tấm biến chỉ dẫn các phương tiện giao thông trọng tải lớn hạn chế đi qua đoạn đê gần công trình Nhà máy đang thi công.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã đi kiểm tra sự cố nứt đê Hữu Hồng, đoạn K46+160, thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng). Lãnh đạo thành phố cho biết, sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục triệt để, hiệu quả, bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ 2021.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã đi kiểm tra sự cố nứt đê Hữu Hồng, đoạn K46+160, thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng). Lãnh đạo thành phố cho biết, sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục triệt để, hiệu quả, bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ 2021.

Vương Trần - Kim Anh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Khẩn cấp khắc phục sự cố nứt đê Hữu Hồng

NGuyễn Hà |

Chiều 14.5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã đi kiểm tra sự cố nứt đê Hữu Hồng, đoạn K46+160, thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng).

Sắp vào cao điểm mùa bão lũ, hệ thống đê điều ở Hà Nội hiện ra sao?

Thảo Anh - Hà Sơn |

Gần đây, tại Hà Nội đã xuất hiện sạt lở một vài công trình đê như đê Hữu Đáy (Mỹ Đức) và đê Hữu Hồng (Ba Vì). Sắp vào cao điểm mùa bão, việc cải tạo hệ thống đê điều phòng lũ tại Hà Nội liệu có đáp ứng được sự biến đổi cực đoan của khí hậu?

Bão lũ sắp dồn dập tấn công, đê điều tại Việt Nam có đủ sức chống lũ?

Thảo Anh - Hà Sơn |

Hệ thống đê điều góp phần rất lớn trong an toàn phòng lũ, đảm bảo an toàn dân sinh. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch ứng phó bài bản nên vẫn xảy ra tình trạng chạy theo sự cố, hỏng đến đâu, vá đến đấy. Giải pháp nào để đảm bảo an toàn đê điều khi mùa bão lũ sắp dồn dập?

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Số người bị vùi lấp vụ sạt lở trên QL2 có thể gia tăng

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn Km51 khiến 1 người tử vong, nhiều phương tiện và nhà dân bị vùi lấp.

Bà chủ Xuyên Việt Oil và những chiếc Patek Philippe đem biếu

Việt Dũng |

Ngoài những khoản tiền tỉ chi ra để hối lộ các cựu quan chức, Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Xuyên Việt Oil còn biếu những chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe.

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam giảm xả lũ

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Công ty Thủy điện Trị An giảm xả lũ do lưu lượng nước về hồ đang có xu hướng giảm.

Hà Nội: Khẩn cấp khắc phục sự cố nứt đê Hữu Hồng

NGuyễn Hà |

Chiều 14.5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã đi kiểm tra sự cố nứt đê Hữu Hồng, đoạn K46+160, thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng).

Sắp vào cao điểm mùa bão lũ, hệ thống đê điều ở Hà Nội hiện ra sao?

Thảo Anh - Hà Sơn |

Gần đây, tại Hà Nội đã xuất hiện sạt lở một vài công trình đê như đê Hữu Đáy (Mỹ Đức) và đê Hữu Hồng (Ba Vì). Sắp vào cao điểm mùa bão, việc cải tạo hệ thống đê điều phòng lũ tại Hà Nội liệu có đáp ứng được sự biến đổi cực đoan của khí hậu?

Bão lũ sắp dồn dập tấn công, đê điều tại Việt Nam có đủ sức chống lũ?

Thảo Anh - Hà Sơn |

Hệ thống đê điều góp phần rất lớn trong an toàn phòng lũ, đảm bảo an toàn dân sinh. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch ứng phó bài bản nên vẫn xảy ra tình trạng chạy theo sự cố, hỏng đến đâu, vá đến đấy. Giải pháp nào để đảm bảo an toàn đê điều khi mùa bão lũ sắp dồn dập?