Chuyện những phu cam nối nhau lên đồi cõng cam xuống núi

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Thời điểm này, những phu cam tại Phù Lưu (Hàm Yên) lại nối nhau lên đồi cõng cam xuống núi. Những gánh cam trĩu nặng trên vai mang cả những ước vọng về một vụ mùa bội thu của bà con nông dân.
 
Cứ độ tháng 10 hàng năm, những phu cam tại Phù Lưu lại nhộn nhịp thu hoạch cam từ những vườn đồi về bãi tập kết. Công việc vất vả nhưng đem lại thu nhập xứng đáng cho người lao động.
 
Công việc của những phu cam bắt đầu từ 5 giờ sáng đến nhá nhem tối. Mỗi lượt thu cam về, cả người và ngựa cõng trên lưng hơn 2 tạ cam.
 
Để vượt những con đường khúc khuỷu, dốc đứng cheo leo, những phu cam phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để lên vườn. Hành trình cõng cam xuống núi lại thêm phần vất vả khi đường trơn trượt, lầy lội.
 
Mỗi ngày, các phu cam đều cõng 4 đến 5 chuyến. Để thu hoạch hết một vườn cam phải mất 2 - 3 tuần. Cứ xong vườn này lại đi thu hoạch những vườn khác cho đến khi hết vụ.
 
Anh Hoàng Văn Hiệp (Bản Ban, Phù Lưu) cho biết: "Đến nay đã làm phu cam được gần 10 năm. Công việc tuy vất vả nhưng thu nhập cũng xứng đáng. Trung bình một ngày anh kiếm được từ 500.000 đến 600.000 đồng. Tính tổng cả vụ cam một năm cũng thu nhập được khoảng trên dưới 60 triệu đồng".
 
Theo anh Hiệp, niềm vui lớn nhất của những phu cam là quả cam được giá. Nếu được mùa mất giá thì các chủ vườn cũng không mấy mặn mà với trồng cam. Khi đó việc thu cam cũng chẳng có mà làm.
 
Các phu cam thường đi theo cặp. Một người có nhiệm vụ thu cam, một người vận chuyển cam xuống núi.
 
Một vườn cam vài ha thường thuê từ 8 - 9 phu. Mỗi ngày cả người và ngựa vận chuyển được khoảng 9 đến 10 tấn cam.
 
Sau khi di chuyển về bãi tập kết, những quả cam được phân loại rồi lái buôn trực tiếp đến thu mua. Giá cam năm nay dao động từ 7.000 đến 10.000 nghìn tuỳ từng loại.
 
Anh Hoàng Văn Năm, một phu cam tại Phù Lưu cho hay: "Để một quả cam đến tay người tiêu dùng phải trải qua bao nhiêu quá trình, nắng mưa vất vả. Cũng chỉ mong cam giá ổn định để cuộc sống của tất cả mọi người tốt hơn".
 
Mỗi chú ngựa thường thồ được khoảng 1.5 tạ cam. Vì đường dốc đứng, trơn trượt nên ngựa là phương tiện vận chuyển hợp lý nhất.
 
Ông Đỗ Đình Quý - Phó chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết: "Trước đây khi sản lượng cam lớn, chủ vườn thuê cả những phu cam từ Hà Giang, Yên Bái sang để thu hoạch. Nhờ có những vườn cam sành, cam Vinh, cuộc sống của những người nông dân cũng bớt vất vả".
Phùng Minh
TIN LIÊN QUAN

Thu về tiền tỉ nhờ trồng cam trên vùng đất vườn đồi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đời sống được nâng lên rõ rệt cho người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc).

Nhiều dân vùng biên giới ở Quảng Nam thoát nghèo nhờ cây cam tuyết

Thanh Chung |

Quảng Nam - Hàng nghìn gốc cam quý hiếm có tuổi đời hàng trăm năm vừa được Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam phát hiện và công bố ở vùng biên giới huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Người dân và chính quyền chọn cam tuyết là cây trồng chủ lực, tạo thu nhập ổn định cho người dân.

Rác thải "vây" thủ phủ cam ở Yên Bái

Văn Đức - An Trịnh |

Yên Bái – Quanh khu vực hai con suối Ngòi Lao và Ngòi Phà, thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn luôn trong tình trạng rác thải bủa vây, ngập ngụa.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.