Làng miến Cự Đà tất bật chuẩn bị hàng vào tết

LƯƠNG HẠNH |

HÀ NỘI - Những ngày cuối năm 2021, làng miến Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai đang tất bật chuẩn bị hàng cho dịp Tết Nguyên đán 2022.

Bà Nguyễn Thị Quyến (SN 1965) chủ một cơ sở làm miến nổi tiếng tại thôn Phú Diễn, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai phải thức dậy từ 4h sáng để chuẩn bị bắt đầu những mẻ bánh đầu tiên. Bà Quyến bắt đầu học làm miến từ năm 1989, tính đến nay đã được 32 năm.
Bà Nguyễn Thị Quyến (SN 1965) chủ một cơ sở làm miến nổi tiếng tại làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội phải thức dậy từ 4h sáng để chuẩn bị những khâu sản xuất bánh đầu tiên.
Để bắt đầu hàng cho dịp Tết 2022, bà Quyến đã “tăng tốc” làm miến bắt đầu từ tháng 10.2021 để kịp hàng cho khách.
Nghề làm miến tại đây đã có thâm niên hàng trăm năm. Sợi miến có đặc điểm rất riêng, thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn.
Chị Nguyễn Thị Nhu (SN 1988) một nhân công tại cơ sở của bà Quyến đang làm công đoạn phơi miến. Chị Nhu cũng làm miến được hơn 10 năm. Theo chị Nhu, nhìn ngoài công việc này có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công đoạn. Chị luôn phải hoạt động chân tay liên tục, không được nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, nghề này cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và chịu khó cao.
Chị Nguyễn Thị Nhu (SN 1988) một nhân công tại cơ sở của bà Quyến đang làm công đoạn phơi miến. Chị Nhu cũng làm miến được hơn 10 năm ở làng Cự Đà.
 
Theo chị Nhu, công việc này có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công đoạn. Chị phải hoạt động chân tay liên tục, không được nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, nghề này cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và chịu khó.

Các công đoạn làm miến đòi hỏi sự tỉ mẩn. Miến được làm từ củ rong diềng, say nhuyễn thành bột. Sau đó phải trải qua hàng loạt các công đoạn khác như hòa bột, tráng bột thành bánh, hấp chín, đem phơi, cán bánh thành sợi... Cuối cùng là đem phơi cho thật khô.
Các công đoạn làm miến đòi hỏi sự tỉ mẩn. Miến được làm từ củ dong riềng, xay nhuyễn thành bột. Sau đó phải trải qua nhiều công đoạn: Hòa bột, tráng bột thành bánh, hấp chín, phơi, cán bánh thành sợi... Cuối cùng là đem phơi cho thật khô.
 
Theo ghi nhận của PV, nhân công tại các cơ sở làm miến chủ yếu là những lao động ở độ tuổi trung niên.
Cơ sở sản xuất miến của bà Quyến có khoảng hơn 10 nhân công đều là người dân trong làng.Theo bà Quyến, dịp Tết Nguyên Đán đang đến dần, cơ sở của bà phải làm miến theo đặt hàng từ tháng 10.2021. Để có thể trả kịp hàng cho đơn vị đặt hàng, các nhân công tại cơ sở của bà phải làm việc liên tục từ 7h sáng đến 19h mỗi ngày.
Cơ sở sản xuất miến của bà Quyến có hơn 10 nhân công đều là người dân trong làng. Theo bà Quyến, dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, cơ sở của bà phải làm miến theo đặt hàng từ tháng 10.2021. Để có thể trả kịp hàng cho đơn vị đặt hàng, các nhân công tại cơ sở của bà phải làm việc liên tục từ 7h sáng đến 19h mỗi ngày.
Theo bà Quyến, thời điểm hiện tại, cơ sở của bà sản xuất mỗi ngày 1.500 tấn miến để bán khắp các tỉnh thành Việt Nam. Trung bình bán lẻ 1kg miến có giá 50.000 đồng.
Theo bà Quyến, thời điểm hiện tại, cơ sở của bà sản xuất mỗi ngày 1,5 tấn miến để bán khắp các tỉnh thành Việt Nam. Giá bán lẻ 1kg miến là 50.000 đồng.
Nằm cạnh làng Phú Diễn là làng Cự Đà. Ngôi làng nổi tiếng với 400 năm làm miến. Ông Trịnh Quốc Đức (SN 1954) đang nhận bó miến tại nhà. Đôi tay của người đàn ông già thoăn thắt cắt miến, cân miến để bó sao cho thật chuẩn và đẹp. Ông chia sẻ: “Về già không có việc gì làm thêm thì nhận để có đồng ra đồng vào“.
Ông Trịnh Quốc Đức (SN 1954) đang nhận bó miến tại nhà. Đôi tay của người đàn ông già thoăn thắt cắt miến, cân miến để bó sao cho thật chuẩn và đẹp.
Ngồi cạnh chồng, bà Đinh Thị Hiền (SN 1958) cũng đang cắt miến sao cho thật nhanh. Những ngày này, vợ chồng bà Hiền làm không xuể. Hai ông bà không tự sản xuất miến mà chỉ nhận bó miến tại nhà cho các cơ sở.
Ngồi cạnh chồng, bà Đinh Thị Hiền (SN 1958) cũng đang cắt miến. Những ngày này, vợ chồng bà Hiền làm không xuể. Hai ông bà không tự sản xuất miến mà chỉ nhận bó miến tại nhà cho các cơ sở. "Về già không có việc gì làm thêm thì nhận làm để có đồng ra đồng vào. Cứ làm xong 1 tạ miến tôi nhận được 200.000 đồng", bà Hiền cho biết.
LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

150 học viên tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn 2021

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 1.12, Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn Cục Công nghiệp an ninh (H08) phối hợp cùng BCH Công đoàn Cục Hậu cần (H07) - Bộ Công an tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2021.

Công dụng bất ngờ của miếng xốp lưới bọc hoa quả

Hải Ngọc (T/H) |

Miếng xốp lưới bọc hoa quả đã đem lại rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày.

Bí quyết đơn giản chọn miến ngon, không hoá chất ít người biết

Hải Ngọc |

Dưới đây là những bí quyết chọn miến ngon, không hóa chất mà các bà nội trợ nên lưu ý khi đi chợ.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.