Loạt công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hoàn thành năm 2023

HỮU CHÁNH |

Cầu Vĩnh Tuy 2, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu vượt chữ C... là những công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hoàn thành trong năm 2023.

Cuối tháng 8, TP Hà Nội tổ chức khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai dài 3,5 km, rộng 19,25 m với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng, sau 2,5 năm thi công.
Cuối tháng 8.2023, TP Hà Nội tổ chức khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai dài 3,5 km, rộng 19,25 m với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng.
Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1/2021 với mục tiêu hoàn thành sau 3 năm (song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hoàn thành năm 2010). Điểm đầu cầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu rộng hơn 19 m, 4 làn xe.  Sau khi hoàn thành giai đoạn hai, cầu Vĩnh Tuy (gồm Vĩnh Tuy 1 và 2) có mặt cắt ngang 40 m với 8 làn ôtô.
Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1.2021 với mục tiêu hoàn thành sau 3 năm (song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hoàn thành năm 2010). Điểm đầu cầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu rộng hơn 19 m, 4 làn xe. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy (gồm Vĩnh Tuy 1 và 2) có mặt cắt ngang 40 m với 8 làn ôtô.
Cầu Vĩnh Tuy 2 đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 vốn thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Cầu Vĩnh Tuy 2 đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 vốn thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Dự án tuyến đường nối tiếp đường phía đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh được khởi công từ năm 2019, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Đường dài 1,9 km, mặt cắt ngang 30 m với 4 làn xe, đi qua nhiều khu đô thị Ao Sào, khu đô thị Đồng Tàu, Thịnh Liệt, Louis City...
Dự án tuyến đường nối tiếp đường phía Đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh được khởi công từ năm 2019, chính thức đưa vào khai thác vào ngày 10.11. Dự án dài 1,9 km, mặt cắt ngang 30 m với 4 làn xe, đi qua nhiều khu đô thị Ao Sào, khu đô thị Đồng Tàu, Thịnh Liệt, Louis City... do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư.
Hạng mục đầu tư chủ yếu gồm: Cống ngang đường, hệ thống thoát nước mưa và nước thải, hè đường, cây xanh, chiếu sáng, hào kỹ thuật, cấp nước...
Trong tổng kinh phí đầu tư hơn 500 tỉ đồng, có khoảng 100 tỉ đồng dành cho xây lắp, số còn lại chủ yếu dành cho đền bù, giải phóng mặt bằng và một số hạng mục liên quan. Phần lòng đường thuận tiện lưu thông cho 4 làn xe, trải thảm nhựa, sơn phản quang. Đèn điện chiếu sáng và cây xanh được trồng mới dọc tuyến.
Phần lòng đường thuận tiện lưu thông cho 4 làn xe, trải thảm nhựa, sơn phản quang. Đèn điện chiếu sáng và cây xanh được trồng mới dọc tuyến.
Dự án được kỳ vọng giảm tải cho luồng xe từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Vành đai 3 vào trung tâm Hà Nội.
Được khởi công năm 2018 với tổng đầu tư hơn 340 tỷ đồng từ ngân sách, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài rộng 28-30 m, trong đó lòng đường 15 m, vỉa hè mỗi bên 7-7,5 m. Các hạng mục được xây mới đồng bộ gồm hào tuynel kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng, cấp thoát nước.
Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài khởi công năm 2018 với tổng đầu tư hơn 340 tỉ đồng từ ngân sách, chính thức thông xe sáng 17.1. Tuyến đường rộng 28-30 m, trong đó lòng đường 15 m, vỉa hè mỗi bên 7-7,5 m. Các hạng mục được xây mới đồng bộ gồm hào tuynel kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng, cấp thoát nước.
Để thực hiện dự án, chính quyền đã thu hồi gần 20.000 m2 của 16 tổ chức và 69 hộ dân ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Để thực hiện dự án, chính quyền đã thu hồi gần 20.000 m2 của 16 tổ chức và 69 hộ dân ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Tuyến đường nhằm kết nối vành đai 1, đường Phạm Ngọc Thạch, nút Chùa Bộc - Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng đi ra nút giao Cầu Giấy, góp phần giảm tải giao thông cho vành đai 1 (đê La Thành - Voi Phục) và vành đai 2 (Láng - Cầu Giấy).
Tuyến đường nhằm kết nối Vành đai 1, đường Phạm Ngọc Thạch, nút Chùa Bộc - Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng đi ra nút giao Cầu Giấy, góp phần giảm tải giao thông cho Vành đai 1 (Đê La Thành - Voi Phục) và Vành đai 2 (Láng - Cầu Giấy).
Cầu vượt chữ C nối phố Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) thông xe sáng 30.6 sau hơn 21 tháng thi công. Cầu dài hơn 300 m, rộng 9 m, vốn đầu tư 150 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách TP Hà Nội. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 6.2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19 cùng khó khăn trong việc di chuyển công trình ngầm khiến dự án bị chậm tiến độ.
Cầu vượt chữ C nối phố Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) thông xe sáng 30.6.2023 sau hơn 21 tháng thi công. Cầu dài hơn 300 m, rộng 9 m, vốn đầu tư 150 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách TP Hà Nội. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 6.2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19 cùng khó khăn trong việc di chuyển công trình ngầm khiến dự án bị chậm tiến độ.
Công trình nhằm nâng cao năng lực giao thông qua ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc lâu nay. Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, thành phố sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch, tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.
Theo thiết kế, cầu vượt kết cấu thép lắp ghép, trực thông dạng chữ C theo hướng từ Chùa Bộc đến Phạm Ngọc Thạch, tổ chức giao thông hai chiều. Các phương tiện bị cấm đi lên cầu gồm: xe thô sơ và người đi bộ; ôtô tải, xe khách; xe buýt, các loại xe máy kéo, xe máy thi công chuyên dùng, các loại phương tiện có chiều cao quá 3,5 m.
Công trình nhằm nâng cao năng lực giao thông qua ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc lâu nay. Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, thành phố sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch, tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.
Công trình nhằm nâng cao năng lực giao thông qua ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc lâu nay. Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, thành phố sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch, tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.
HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hai dự án chống ùn tắc gần 1.200 tỉ ở Hà Nội sẽ hoàn thành trong năm 2024

HỮU CHÁNH |

Xây dựng cầu vượt thép Mai Dịch, mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm là 2 dự án có tổng vốn gần 1.200 tỉ đồng được ngành giao thông Hà Nội phấn đấu hoàn thành trong năm 2024.

Dự án chống ùn tắc hơn 800 tỉ đồng ở Hà Nội sau 4 năm thi công

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Khởi công cuối năm 2019, Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đến nay đạt khoảng 70% khối lượng, dự kiến về đích vào quý II/2024.

Hà Nội hơn 10 năm chống ùn tắc giao thông bằng cầu vượt thép

HỮU CHÁNH |

Phương án xây cầu vượt thép ở các nút giao đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, giúp giải quyết những "điểm đen" ùn tắc ở Hà Nội.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.