Người dân mang chiếu, dựng lều bạt chặn đường vào bãi rác lớn nhất Hà Nội

Phạm Đông - Tạ Quang |

Từ tối 23.10, nhiều người dân tại xã Hồng Kỳ và xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chặn đường vào 2 cổng của bãi rác Nam Sơn (Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn), khiến hàng trăm tấn rác bị ùn ứ.
Ngày 24.10, người dân hai xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp tục tập trung, căng bạt ngăn xe rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn). Đây là lần thứ hai trong năm nay người dân 2 xã dựng lều bạt ngăn xe vào bãi Nam Sơn, khiến hàng tấn rác ùn ứ phải di chuyển sang nơi khác.
Ngày 24.10, người dân hai xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp tục tập trung, căng bạt ngăn xe rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn). Đây là lần thứ hai trong năm nay người dân 2 xã dựng lều bạt ngăn xe vào bãi Nam Sơn, khiến hàng tấn rác ùn ứ phải di chuyển sang nơi khác.
Do đó, ngay từ tối 23.10 khi người dân bắt đầu chặn xe, lãnh đạo chính quyền xã Nam Sơn và Hồng Kỳ đã có mặt tại địa điểm ngăn xe để tuyên truyền, vận động người dân không chặn xe vào bãi rác. Tuy nhiên, do người dân bức xúc vì bãi rác quá tải, mùi hôi thối phát ra cùng sự chậm trễ giải quyết đến bù cho nên chưa đồng ý cho xe rác vào.
Ngay từ tối 23.10 khi người dân bắt đầu chặn xe, lãnh đạo chính quyền xã Nam Sơn và Hồng Kỳ đã có mặt tại địa điểm ngăn xe để tuyên truyền, vận động người dân không chặn xe vào bãi rác. Tuy nhiên, do người dân bức xúc vì bãi rác quá tải, mùi hôi thối phát ra cùng sự chậm trễ giải quyết đến bù cho nên chưa đồng ý cho xe rác vào.
Người dân mang chiếu ra để tiếp tục ngăn xe vào bãi Nam Sơn.
Người dân mang chiếu ra để tiếp tục ngăn xe vào bãi Nam Sơn.
Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Lý (thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn) cho biết, người dân chỉ yêu cầu sớm nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng để di dời khỏi khu vực bán kính 500m quanh bãi rác. Người dân địa phương biết việc chặn xe sẽ khiến rác thải trong nội thành ùn ứ, xuất hiện tình trạng nhiều điểm tập kết rác chưa được vận chuyển nhưng cũng không còn cách nào khác.
Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Lý (thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn) cho biết, người dân chỉ yêu cầu sớm nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng để di dời khỏi khu vực bán kính 500m quanh bãi rác. Người dân địa phương biết việc chặn xe sẽ khiến rác thải trong nội thành ùn ứ, xuất hiện tình trạng nhiều điểm tập kết rác chưa được vận chuyển nhưng cũng không còn cách nào khác.
Lần gần nhất người dân chặn xe rác cách đây 4 tháng, việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khiến người dân phải thường xuyên chịu cảnh hôi thối..
Lần gần nhất người dân chặn xe rác cách đây 4 tháng, việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khiến người dân phải thường xuyên chịu cảnh hôi thối..
Cũng theo ghi nhận, sau một đêm người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ chặn xe rác vào cổng Khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn, các xe chuyên chở rác hiện đã di chuyển đến địa điểm khác. Chỉ một vài xe chở rác đã vào bãi rác trước đó được người dân cho ra ngoài.
Cũng theo ghi nhận, sau một đêm người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ chặn xe rác vào cổng Khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn, các xe chuyên chở rác hiện đã di chuyển đến địa điểm khác. Chỉ một vài xe chở rác đã vào bãi rác trước đó được người dân cho ra ngoài.
“Chúng tôi rất bức xúc, đã kiến nghị nhiều lần đợi các cấp chính quyền giải quyết cho chúng tôi, song từ hồi tháng 7 tới giờ vẫn chưa thể giải quyết và hứa hẹn từ lần này tới lần khác. Nếu không có tiền đền bù, không sớm được di dời thì chúng tôi không biết phải làm gì, đi đâu cả” – bà Lý cho hay.
“Chúng tôi rất bức xúc, đã kiến nghị nhiều lần đợi các cấp chính quyền giải quyết cho chúng tôi, song từ hồi tháng 7 tới giờ vẫn chưa thể giải quyết và hứa hẹn từ lần này tới lần khác. Nếu không có tiền đền bù, không sớm được di dời thì chúng tôi không biết phải làm gì, đi đâu cả” – bà Lý cho hay.
Một số công nhân cũng đã có mặt tại các lều lán để vận động, thuyết phục nhưng người dân vẫn không đồng ý cho xe vào. Họ yêu cầu sớm nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng để di dời khỏi khu vực bán kính 500m quanh bãi rác.
Một số công nhân cũng đã có mặt tại các lều lán để vận động, thuyết phục nhưng người dân vẫn không đồng ý cho xe vào. Họ yêu cầu sớm nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng để di dời khỏi khu vực bán kính 500m quanh bãi rác.
Gia đình ông Nguyễn Minh Đài (thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn) phải phơi hết bát đũa, dụng cụ sinh hoạt ra nắng để tránh ruồi nhặng.
Gia đình ông Nguyễn Minh Đào (thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn) phải phơi hết bát đũa, đồ dùng sinh hoạt ra nắng để tránh ruồi nhặng.
Những lần trước người dân chặn xe rác do chỉ có mùi hôi thối nhưng lần này có rất nhiều ruồi, muỗi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Không những vậy, nhiều gia đình quá gần bãi rác còn phải mắc màn khi ăn cơm, mua nhiều vỉ ruồi mà vẫn không ăn thua.
Những lần trước người dân chặn xe rác do chỉ có mùi hôi thối nhưng lần này có rất nhiều ruồi, muỗi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Không những vậy, nhiều gia đình quá gần bãi rác còn phải mắc màn khi ăn cơm, mua nhiều vỉ bẫy ruồi mà vẫn không ăn thua.
Những vỉ ruồi được người dân sử dụng liên tục để hạn chế ruồi muỗi. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm, bãi rác Nam Sơn bị chặn. Lần trước đó vào giữa tháng 7.2020, bãi bị chặn trong 5 ngày, thành phố phân luồng rác lên bãi Xuân Sơn (Sơn Tây) và các bãi tạm nhưng nhiều nơi trên địa bàn rác vẫn ùn ứ.
Những vỉ ruồi được người dân sử dụng liên tục để hạn chế ruồi muỗi. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm, bãi rác Nam Sơn bị chặn. Lần trước đó vào giữa tháng 7.2020, bãi bị chặn trong 5 ngày, thành phố phân luồng rác lên bãi Xuân Sơn (Sơn Tây) và các bãi tạm nhưng nhiều nơi trên địa bàn rác vẫn ùn ứ.
Khu vực các hộ dân chịu ảnh hưởng trong bán kính 500m. Năm 2019, người dân Sóc Sơn ba lần chặn xe vào bãi rác Nam Sơn khiến khu vực nội đô bị ùn ứ rác. Chính quyền Hà Nội nhiều lần đối thoại với người dân tháo gỡ vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng ở khu vực. Cuối tháng 1.2020, thành phố tiếp tục có văn bản yên cầu huyện Sóc Sơn đẩy nhanh phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Khu vực các hộ dân chịu ảnh hưởng trong bán kính 500m quanh bãi rác. ông Nguyễn Quang Hòa - Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết, xã đang họp khẩn để giải quyết việc này. Trước việc người dân phản ứng với tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng chậm, tối qua, chính quyền địa phương đã vận động nhưng người dân vẫn tiếp tục chặn bãi.
Phạm Đông - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Người dân lại chặn bãi rác Nam Sơn, xe chở rác không thể ra vào

Phạm Đông - Tạ Quang |

Bắt đầu từ tối 23.10, người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ lại dựng lều bạt ngăn xe vào bãi rác Nam Sơn, khiến các xe rác không thể ra vào.

Kiểm điểm trách nhiệm chậm tiến độ GPMB dự án mở rộng bãi rác Nam Sơn

Nguyễn Hà |

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng dự án mở rộng bãi rác Nam Sơn.

4 ngày sau thông xe vào bãi rác Nam Sơn, Hà Nội vẫn ngồn ngộn rác thải

NGỌC ANH - GIANG ĐÔNG |

Những bãi rác dài dằng dặc, những núi rác khổng lồ vẫn ngày ngày bốc mùi hôi thối bao quanh Hà Nội, dù đây đã là ngày thứ 4 sau khi bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) hoạt động bình thường trở lại...

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.