Nhiều chợ ở Cần Thơ thoi thóp, tiểu thương chắt chiu tiết kiệm từng đồng

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Trước thực trạng buôn bán ế ẩm, vắng khách, hàng hoá tồn đọng, các tiểu thương tại một số chợ thuộc trung tâm TP Cần Thơ phải chắt chiu từng đồng để trang trải cuộc sống.

Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại một số chợ truyền thống ở trung tâm TP Cần Thơ, nhiều tiểu thương rơi vào tình cảnh bế tắc vì buôn bán ế ẩm, vắng khách, hàng hóa tồn đọng, hàng loạt các gian hàng đóng cửa, một số tiểu thương phải dời địa chỉ hoặc treo bảng sang lô, sang ki ốt,…
Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại một số chợ truyền thống ở trung tâm TP Cần Thơ, nhiều tiểu thương rơi vào tình cảnh bế tắc vì buôn bán ế ẩm, vắng khách, hàng hóa tồn đọng, hàng loạt các gian hàng đóng cửa, một số tiểu thương phải dời địa chỉ hoặc treo bảng sang lô, sang ki ốt,…
Cụ thể, tại chợ An Cư (quận Ninh Kiều), mặc dù đã được xây dựng cách đây khoảng 10 năm nhưng đến nay chợ này còn rất ít người thuê gian hàng, ki ốt.
Cụ thể, tại chợ An Cư (quận Ninh Kiều), mặc dù đã được xây dựng cách đây khoảng 10 năm nhưng đến nay chợ này còn rất ít người thuê gian hàng, ki ốt.
Mỗi tháng mất gần 6 triệu đồng để chi trả cho nhiều khoản tại chợ, bà Trần Thị Thủy (51 tuổi, tiểu thương bán hàng nước ở chợ An Cư) - chia sẻ, hiện bà không dám thuê người bán vì số lượng khách của bà giảm khoảng 70% so với trước, buôn bán bếp bênh.
Mỗi tháng mất gần 6 triệu đồng để chi trả cho nhiều khoản tại chợ, bà Trần Thị Thủy (51 tuổi, tiểu thương bán hàng nước ở chợ An Cư) - chia sẻ, hiện bà không dám thuê người bán vì số lượng khách của bà giảm khoảng 70% so với trước, buôn bán bếp bênh.
“Bây giờ, ngày nào bán nhiều nhất được 500.000 đồng cả vốn lẫn lời. Để xem từ giờ tới Tết lượng khách có khá hơn không, nếu không thay đổi thì tôi buộc phải thuê mặt bằng ở ngoài để bán, dù tiền mặt bằng lớn hơn nhưng có khách vẫn bán được đồng ra đồng vào”, bà Thủy ngán ngẩm lắc đầu.
“Bây giờ, ngày nào bán nhiều nhất được 500.000 đồng cả vốn lẫn lời. Để xem từ giờ tới Tết lượng khách có khá hơn không, nếu không thay đổi thì tôi buộc phải thuê mặt bằng ở ngoài để bán, dù tiền mặt bằng lớn hơn nhưng có khách vẫn bán được đồng ra đồng vào”, bà Thủy ngán ngẩm lắc đầu.
Thuê kiốt bán đồ gia dụng 10 năm ở chợ An Cư, bà Tuyến – cho rằng, chợ vắng vì nằm trong góc khuất khiến nhiều người chưa biết tới. “Mỗi tháng tôi mất 3 triệu đồng tiền thuê ki ốt nhưng bán không đủ tiền trả tiền thuê mặt bằng. Do đó, tới tháng 12.2023 là hết hợp đồng, tôi đang cân nhắc xem có nên thuê tiếp để kinh doanh hay không, chứ tình hình này kéo dài sợ không cầm cự nổi”, bà Tuyến nói.
Thuê ki ốt bán đồ gia dụng 10 năm ở chợ An Cư, bà Tuyến – cho rằng, chợ vắng vì nằm trong góc khuất khiến nhiều người chưa biết tới. “Mỗi tháng tôi mất 3 triệu đồng tiền thuê ki ốt nhưng bán không đủ tiền trả tiền thuê mặt bằng. Do đó, tới tháng 12.2023 là hết hợp đồng, tôi đang cân nhắc xem có nên thuê tiếp để kinh doanh hay không, chứ tình hình này kéo dài sợ không cầm cự nổi”, bà Tuyến nói.
Đi sâu vào bên trong gian hàng khu rau – củ - quả, lác đác chỉ có 2-3 hàng cá và rau nhưng cũng không có người mua.
Đi sâu vào bên trong gian hàng khu rau – củ - quả, lác đác chỉ có 2-3 hàng cá và rau nhưng cũng không có người mua.
Còn tại chợ Cái Khế (còn được gọi là Trung tâm thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều), chỉ có người bán ngồi bấm điện thoại hoặc tán gẫu, lâu lâu có một vài khách ghé qua nhưng cũng không mua gì.
Còn tại chợ Cái Khế (còn được gọi là Trung tâm thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều), chỉ có người bán ngồi bấm điện thoại hoặc tán gẫu, lâu lâu có một vài khách ghé qua nhưng cũng không mua gì.
Quan sát cho thấy, rất nhiều ki ốt đã bị trả hay di dời về địa chỉ khác.
Quan sát cho thấy, rất nhiều ki ốt đã bị trả hay di dời về địa chỉ khác.
Là tiểu thương bán vải lâu năm tại chợ Cái Khế, bà Đỗ Thị Thu Hương (68 tuổi) cho biết, khu này có gần 100 lô nhưng có đến hơn 50 tiểu thương phải đóng cửa do chịu không nổi. Một số người có cơ sở khác thì họ dời đi, còn nhiều người không có cơ sở nào phải bám víu vào đây, vốn liếng đổ vào đây, nợ nần ở đây nên không bỏ được, phải đeo tới chết.
Là tiểu thương bán vải lâu năm tại chợ Cái Khế, bà Đỗ Thị Thu Hương (68 tuổi) cho biết, khu này có gần 100 lô nhưng có đến hơn 50 tiểu thương phải đóng cửa do chịu không nổi. Một số người có cơ sở khác thì họ dời đi, còn nhiều người không có cơ sở nào phải bám víu vào đây, vốn liếng đổ vào đây, nợ nần ở đây nên không bỏ được, phải đeo tới chết.
Theo bà Hương, bây giờ nếu mà sang lô được cho ai là bà sang luôn để được ở nhà cho khoẻ, khỏi phải ra ngồi mòn mỏi ngóng khách, lại còn phải đóng thuế nhà nước, thiếu nợ nần. Nhưng ngặt cái là bây giờ treo bảng sang lô cũng không sang được, cho thuê người ta cũng không thuê.
Theo bà Hương, bây giờ nếu mà sang lô được cho ai là bà sang luôn để được ở nhà cho khoẻ, khỏi phải ra ngồi mòn mỏi ngóng khách, lại còn phải đóng thuế nhà nước, thiếu nợ nần. Nhưng ngặt cái là bây giờ treo bảng sang lô cũng không sang được, cho thuê người ta cũng không thuê.
“Trước đây tôi còn thuê nhân viên trẻ phụ giúp, nhưng bây giờ ngừng thuê. Mọi việc từ dọn hàng, xếp hàng tôi đều tự làm hết, dù gần 70 tuổi nhưng cũng không dám thuê thêm ai. Sáng sớm dậy nấu cơm đem theo để trưa ăn, không dám mua cơm bên ngoài, thậm chí còn không dám mua từng ly nước hay gói xôi. Vì buôn bán ế ẩm không có tiền nên buộc phải chắt chiu từng đồng”, bà Hương ngậm ngùi.
“Trước đây tôi còn thuê nhân viên trẻ phụ giúp, nhưng bây giờ ngừng thuê. Mọi việc từ dọn hàng, xếp hàng tôi đều tự làm hết, dù gần 70 tuổi nhưng cũng không dám thuê thêm ai. Sáng sớm dậy nấu cơm đem theo để trưa ăn, không dám mua cơm bên ngoài, thậm chí còn không dám mua từng ly nước hay gói xôi. Vì buôn bán ế ẩm không có tiền nên buộc phải chắt chiu từng đồng”, bà Hương ngậm ngùi.
Gồng gánh chịu lỗ mỗi tháng 7 triệu đồng để duy trì sạp vải hơn một năm nay, anh Huỳnh Quốc Cường (tiểu thương tại chợ Cái Khế) cho hay, thời buổi này người ta chuộng mua đồ trên mạng hơn, không còn ai ra chợ nữa. Nếu ngày xưa khách mối của anh 10 người thì nay chỉ còn 1 người. Hiện anh cũng chỉ biết ráng cầm cự được ngày nào hay ngày đó, nếu đường cùng quá thì cũng phải đóng cửa.
Gồng gánh chịu lỗ mỗi tháng 7 triệu đồng để duy trì sạp vải hơn một năm nay, anh Huỳnh Quốc Cường (tiểu thương tại chợ Cái Khế) cho hay, thời buổi này người ta chuộng mua đồ trên mạng hơn, không còn ai ra chợ nữa. Nếu ngày xưa khách mối của anh 10 người thì nay chỉ còn 1 người. Hiện anh cũng chỉ biết ráng cầm cự được ngày nào hay ngày đó, nếu đường cùng quá thì cũng phải đóng cửa.
YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG
TIN LIÊN QUAN

Sáng dọn hàng ra, 5h chiều mới có người mua ở chợ từng sầm uất nhất Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Dời địa chỉ, treo bảng sang lô, ngồi bấm điện thoại, người mua thưa thớt… là những gì phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được tại Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) - nơi từng được xem là chợ truyền thống sầm uất bậc nhất ở TP Cần Thơ.

Khu chợ vốn nhộn nhịp nhất Cần Thơ vắng tanh, có người cả tuần không bán được gì

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Từng là khu chợ truyền thống sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất ở TP Cần Thơ, nay Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Tiểu thương sáng dọn hàng ra rồi ngồi bấm điện thoại đợi đến chiều lại dọn về.

Cảnh hoang tàn của bệnh viện 1.700 tỉ đồng ở Cần Thơ sau 6 năm xây dựng

Tạ Quang |

Cần Thơ - Sau 6 năm xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (quy mô 500 giường), đến nay, dự án ước đạt khoảng 21% so với tổng giá trị khối lượng theo hợp đồng và đang phải tạm ngưng xây dựng gần 2 năm qua.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Man United thua đậm Tottenham ngay trên sân nhà

Nhóm PV |

Tối Chủ nhật, Man United thua 0-3 trên sân nhà trước Tottenham trong trận đấu mà Bruno Fernandes nhận thẻ đỏ từ cuối hiệp 1.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.

Sáng dọn hàng ra, 5h chiều mới có người mua ở chợ từng sầm uất nhất Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Dời địa chỉ, treo bảng sang lô, ngồi bấm điện thoại, người mua thưa thớt… là những gì phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được tại Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) - nơi từng được xem là chợ truyền thống sầm uất bậc nhất ở TP Cần Thơ.

Khu chợ vốn nhộn nhịp nhất Cần Thơ vắng tanh, có người cả tuần không bán được gì

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Từng là khu chợ truyền thống sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất ở TP Cần Thơ, nay Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Tiểu thương sáng dọn hàng ra rồi ngồi bấm điện thoại đợi đến chiều lại dọn về.

Cảnh hoang tàn của bệnh viện 1.700 tỉ đồng ở Cần Thơ sau 6 năm xây dựng

Tạ Quang |

Cần Thơ - Sau 6 năm xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (quy mô 500 giường), đến nay, dự án ước đạt khoảng 21% so với tổng giá trị khối lượng theo hợp đồng và đang phải tạm ngưng xây dựng gần 2 năm qua.