Nơi duy nhất tại TPHCM vẫn còn duy trì nghề làm chổi đót hơn 6 thập kỉ

NGỌC ÁNH - KHÁNH LINH |

TPHCM - Nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Phú Thứ (Quận 6, TPHCM), những ngày này, các gia đình trong xóm vẫn đang tất bật với công việc làm chổi đót. Dù nghề này không còn "thịnh" như trước, nhưng không ai nỡ bỏ nghề vì sợ một ngày cái tên "Xóm chổi" sẽ mai một và không còn ai nhớ đến nữa.

Theo chỉ dẫn của những người dân trên đường Phạm Phú Thứ, không khó để chúng tôi tìm ra khu xóm nhỏ - nơi an cư của nhiều hộ gia đình vẫn còn gắn bó với nghề làm chổi. Ngay đầu con hẻm là những cửa hàng chuyên bán chổi và các vật phẩm gia dụng. Nhưng muốn tận mắt thấy được quy trình làm chổi, chúng tôi phải đi sâu vào bên trong.
Theo lời kể của người dân, nghề bó chổi xuất hiện ở khu vực Bình Tiên vào khoảng đầu thập niên 1960 do những lưu dân từ Quảng Ngãi mang vào. Họ tập trung thành từng nhóm quanh chợ Bình Tiên, đường Phạm Phú Thứ và đường Phạm Văn Chí (Quận 6, TPHCM), cứ thế, “món nghề” này được hình thành và duy trì cho đến hiện tại.
Trước hiên nhà của mỗi gia đình là hình ảnh bận rộn, “luôn tay” của những người thợ làm chổi. Theo quan sát, có khoảng chục hộ với nhiều nhân công đang tất bật các công đoạn để ra chiếc chổi hoàn thiện vào những ngày giáp Tết.
Theo chỉ dẫn của những người dân trên đường Phạm Phú Thứ, không khó để chúng tôi tìm ra khu xóm nhỏ - nơi an cư của nhiều hộ gia đình vẫn còn gắn bó với nghề làm chổi. Trước hiên nhà của mỗi gia đình là hình ảnh bận rộn, luôn tay của những người thợ làm chổi. Theo quan sát, có khoảng chục hộ với nhiều nhân công đang tất bật các công đoạn để ra chiếc chổi hoàn thiện vào những ngày giáp Tết.
Theo lời kể của người dân, nghề bó chổi xuất hiện ở khu vực Bình Tiên vào khoảng đầu thập niên 1960 do những lưu dân từ Quảng Ngãi mang vào. Họ tập trung thành từng nhóm quanh chợ Bình Tiên, đường Phạm Phú Thứ và đường Phạm Văn Chí (quận 6,TPHCM), cứ thế, “món nghề” này được hình thành và duy trì cho đến hiện tại.
Để sản xuất được một cây chổi cần phải trải qua nhiều công đoạn và tốn nhiều công sức. Sau khi nhập nguyên liệu về từ mối lại, người thợ sẽ chọn ra những bông đót chất lượng rồi cột thành từng bó lớn. Nguyên liệu chính làm chổi là cây đót được thu mua vào đầu tháng giêng đến tháng hai Âm lịch ở các tỉnh Tây Nguyên như Kom Tum, Gia Lai.
Sau khi đã chọn được nguyên liệu chất lượng, các bó đót sẽ tiếp tục trải qua khâu chọn lọc. Người thợ sẽ phải lựa ra những cây đót có kích thước giống nhau và gom thành từng bó nhỏ.
Sau khi đã chọn được nguyên liệu chất lượng, các bó đót sẽ tiếp tục trải qua khâu chọn lọc. Người thợ sẽ phải lựa ra những cây đót có kích thước giống nhau và gom thành từng bó nhỏ.
Sau đó, khoảng hơn 20 bó nhỏ sẽ được quấn lại với nhau để tạo thành bó lớn, gọi là bó chổi thô. Theo chia sẻ của nhiều người thợ, từ công đoạn đầu tiên cho đến lúc có được bó chổi thô sẽ đều do thợ nữ thực hiện vì đó là công việc khá nhẹ nhàng, không cần phải dùng nhiều sức.
Sau đó, khoảng hơn 20 bó nhỏ sẽ được quấn lại với nhau để tạo thành bó lớn, gọi là bó chổi thô. Theo chia sẻ của nhiều người thợ, từ công đoạn đầu tiên cho đến lúc có được bó chổi thô sẽ đều do thợ nữ thực hiện vì đó là công việc khá nhẹ nhàng, không cần phải dùng nhiều sức.
Công đoạn khó hơn và đòi hỏi nhiều sức hơn sẽ được các thợ nam thực hiện vì phải đảm bảo các bó chổi được kết lại với nhau thật chắc chắn.
Công đoạn khó hơn và đòi hỏi nhiều sức hơn sẽ được các thợ nam thực hiện vì phải đảm bảo các bó chổi được kết lại với nhau thật chắc chắn. Ông Trương Văn Hải (55 tuổi, thợ làm chổi) cho biết, ông đã làm công việc này đến nay đã được hơn 30 năm, dù nghề đang dần mai một nhưng vì đây là công việc từng giúp ông nuôi được cả gia đình nên ông vẫn gắn bó đến tận bây giờ.
Các bỏ chổi nhỏ sau khi được bện lại với nhau.
Các bỏ chổi nhỏ sau khi được bện lại với nhau.
Công đoạn cuối cùng là quấn cán chổi. Theo ông Hải, khi các bó chổi nhỏ đã được bện lại với nhau chắc chắn thì lúc quấn cán chổi cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Công đoạn cuối cùng là quấn cán chổi. Theo ông Hải, khi các bó chổi nhỏ đã được bện lại với nhau chắc chắn thì lúc quấn cán chổi cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Để kích thước của chổi đót được đều nhau, người thợ sẽ phải trải qua công đoạn chặt tề.
Để kích thước của chổi đót được đều nhau, người thợ sẽ phải trải qua công đoạn chặt tề.

Một cây chổi đót thành phẩm có giá bán từ 20.000 - 40.000 đồng. Thị trường chủ yếu tại TPHCM và một số tỉnh miền Tây.

Một cây chổi đót thành phẩm có giá bán từ 20.000 - 40.000 đồng. Thị trường chủ yếu tại TPHCM và một số tỉnh miền Tây.
Ngoài sản xuất chổi đót với kích thước thông thường, một số gia đình còn sản xuất thêm một vài sản phẩm chổi đót “mini” để khách hàng có thể sử dụng quét, lau dọn bàn thờ.
Ngoài sản xuất chổi đót với kích thước thông thường, một số gia đình còn sản xuất thêm một vài sản phẩm chổi đót “mini” để khách hàng có thể sử dụng quét, lau dọn bàn thờ.
Nghề chổi tuy không mang lại thu nhập dồi dào cho các thợ thủ công tại đây  nhưng lại là nguồn sống cho rất nhiều gia đình. Nhiều thợ thủ công trong làng chổi đót vẫn cần mẫn xé đót, níu giữ cái nghề mà cha ông để lại với quyết tâm “còn sức thì còn làm”.
Nghề chổi tuy không mang lại thu nhập dồi dào cho các thợ thủ công tại đây nhưng lại là nguồn sống cho rất nhiều gia đình. Nhiều thợ thủ công trong làng chổi đót vẫn cần mẫn xé đót, níu giữ cái nghề mà cha ông để lại với quyết tâm “còn sức thì còn làm”.
Bà Huỳnh Thị Kim Thảnh (60 tuổi, thợ làm chổi) cho biết, trong con hẻm này chỉ còn rất ít người vẫn gắn bó nghề làm chổi đót. “Nghề này cực nhọc, bụi bẩn, thu nhập không được bao nhiêu nên tôi không khuyến khích các cháu làm. Mà giờ cũng không có bọn trẻ nào theo nghề nữa. Chỉ còn lứa chúng tôi vẫn bám nghề, đến nay cũng phải 30 - 40 năm rồi“, bà Thảnh nói.
Bà Huỳnh Thị Kim Thảnh (60 tuổi, thợ làm chổi) cho biết, trong con hẻm này chỉ còn rất ít người vẫn gắn bó nghề làm chổi đót. “Nghề này cực nhọc, bụi bẩn, thu nhập không được bao nhiêu nên tôi không khuyến khích các cháu làm. Mà giờ cũng không có bọn trẻ nào theo nghề nữa. Chỉ còn lứa chúng tôi vẫn bám nghề, đến nay cũng phải 30-40 năm rồi“, bà Thảnh nói.
NGỌC ÁNH - KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề rèn 300 tuổi nổi tiếng ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Ra đời từ 300 năm trước, làng rèn ở xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những làng nghề rèn lâu đời nhất miền Trung. Sản phẩm của của nghề rèn được xuất bán trên khắp cả nước. Mỗi năm làm ra trên 200.000 sản phẩm các loại.

Về làng nghề làm miến ở Nam Định xem quy trình sản xuất công phu

Lương Hà |

Nam Định - Từ bao đời nay, thôn Phượng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực (trước kia, thôn có tên là Hiệp Luật, thuộc tổng Bái Dương) nổi tiếng với nghề làm miến, bánh đa, một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà chất quê.

Xóm chổi đót thủ công duy nhất ở TPHCM tất bật vào mùa Tết

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, xóm chổi thủ công tại Quận 6 nhộn nhịp hơn bao giờ hết, chuẩn bị hàng để bán dịp cuối năm.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Làng nghề rèn 300 tuổi nổi tiếng ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Ra đời từ 300 năm trước, làng rèn ở xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những làng nghề rèn lâu đời nhất miền Trung. Sản phẩm của của nghề rèn được xuất bán trên khắp cả nước. Mỗi năm làm ra trên 200.000 sản phẩm các loại.

Về làng nghề làm miến ở Nam Định xem quy trình sản xuất công phu

Lương Hà |

Nam Định - Từ bao đời nay, thôn Phượng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực (trước kia, thôn có tên là Hiệp Luật, thuộc tổng Bái Dương) nổi tiếng với nghề làm miến, bánh đa, một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà chất quê.

Xóm chổi đót thủ công duy nhất ở TPHCM tất bật vào mùa Tết

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, xóm chổi thủ công tại Quận 6 nhộn nhịp hơn bao giờ hết, chuẩn bị hàng để bán dịp cuối năm.