Sắc màu lễ hội thả đèn nước ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH |

Tối 25.11, tại kênh Maspéro (Sóc Trăng) đã diễn ra hoạt động trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và phục dựng ghe Cà Hâu với sự tham gia của đại diện các chùa của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng. 20 chiếc đèn nước và 3 ghe Cà Hâu đồng loạt phát sáng đã khiến cho cả đoạn sông trở nên lung linh sắc màu. Đây là một trong những hoạt động của Lễ hội Oóc Om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 thu hút hàng nghìn người đến xem.

Trong chuỗi hoạt động Ok Om Bok-Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 từ ngày 25-26/11, trên sông Maspero - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôiprotip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu, thu hút hàng ngàn người đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Trong chuỗi hoạt động Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023, từ ngày 25-26.11, trên kênh Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu.
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước, mang đến những cảm giác đẹp mới lạ, phong phú của không gian nghệ thuật, hai bên bờ sông người dân địa phương và du khách cùng nhau ca hát, nhảy múa những vũ điệu của đồng bào Khmer, chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng.
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước đầy tính nghệ thuật. Chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng.
Bạn Thạch Tấn Đạt ở xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Là dân tộc khmer nên mỗi năm khi đến lễ Ooc - om -boc đều đến để xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc mà còn là dịp giới thiệu đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh“.
Bạn Thạch Tấn Đạt ở xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: "Là dân tộc Khmer nên mỗi năm khi đến lễ Oóc Om Bóc đều đến để xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc mà còn là dịp giới thiệu đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh“.
Ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Phòng văn hóa huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho biết đến với Lễ hội cách đây 1 tháng huyện đã sửa chữa 1 đèn và làm mới thêm 1 đèn nữa.  Mỗi chiếc đèn mang hình ảnh biểu tượng của ngôi Chùa với những chi tiết trang trí độc đáo, công phu, “đây là niềm tự hào và vinh dự của những đơn vị tham gia với mong muốn góp phần vào sự thành công của Lễ hội năm nay”, ông Trần Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Cù Lao Dung, nói.
Ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Phòng văn hóa huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho biết, cách đây 1 tháng huyện đã sửa chữa 1 đèn và làm mới thêm 1 đèn nữa. Mỗi chiếc đèn mang hình ảnh biểu tượng của ngôi Chùa với những chi tiết trang trí độc đáo, công phu. “Đây là niềm tự hào và vinh dự của huyện với mong muốn góp phần vào sự thành công của Lễ hội”, ông Dũng cho biết thêm.
Năm nay, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh sắc màu rực rỡ còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt.
Năm nay, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt.
Theo ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng việc trình diễn Lôiprotip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu nhằm bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer. Đây còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa-du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo ông Sơn Thanh Liêm - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng - việc trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu nhằm bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer. Đây còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa - du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Lễ hội Oóc Om Bóc náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng ĐBSCL.
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Óoc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo, nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh.
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Óoc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo. Nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh.
Đèn nước được mô phỏng theo giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế.
Đèn nước được mô phỏng theo giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế.
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua.
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua.
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày.
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày.
PHƯƠNG ANH - PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Trao quà cho đoàn viên, người lao động nghiệp đoàn ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Ngày 25.11, Liên đoàn Lao động thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn năm 2023.

Thêm nhiều phúc lợi đến cho đoàn viên, người lao động Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Sáng ngày 22.11, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị ký kết 2 bản thỏa thuận hợp tác về phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời triển khai hướng dẫn thực hiện cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Sóc Trăng mở hội chợ quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

PHƯƠNG ANH |

Tối 21.11, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền năm 2023. Hội chợ nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của tỉnh giới thiệu, quảng bá thương hiệu; các sản phẩm OCOP tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết phát triển sản xuất.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

|

Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Mực nước gần 61m, hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ 4 cửa

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với tổng lưu lượng xả xuống hạ du tăng từ 1.440 m3/giây - 1.490m3/giây, xả 4 cửa.

Nữ sĩ quan trẻ nhất tham gia gìn giữ hòa bình

Vương Trần |

Vừa tròn 23 tuổi, Trung úy Đỗ Thị Diệu Huyền là một trong những sĩ quan trẻ tuổi nhất đợt này tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích nhiều ngày tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích tại xã Kim Tân, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Trao quà cho đoàn viên, người lao động nghiệp đoàn ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Ngày 25.11, Liên đoàn Lao động thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn năm 2023.

Thêm nhiều phúc lợi đến cho đoàn viên, người lao động Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Sáng ngày 22.11, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị ký kết 2 bản thỏa thuận hợp tác về phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời triển khai hướng dẫn thực hiện cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Sóc Trăng mở hội chợ quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

PHƯƠNG ANH |

Tối 21.11, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền năm 2023. Hội chợ nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của tỉnh giới thiệu, quảng bá thương hiệu; các sản phẩm OCOP tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết phát triển sản xuất.