Thanh Hóa: Người đàn ông bỏ phố lên núi nuôi cá tầm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 1 thập kỷ, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh dựng lán, xây bể nuôi cá tầm. Đây được xem là một mô hình nuôi cá tầm duy nhất ở xứ Thanh, mỗi năm mô hình này giúp ông Sâm thu về cả tỉ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

 
Núi Pù Rinh (thuộc bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được biết đến là nơi có khí hậu ôn hòa, với nền nhiệt thấp và thuận lợi cho việc nuôi các loại cá, đặc biệt là cá ở những vùng ôn đới. Ảnh: Q.D
Năm 2009, sau khi khảo sát thực địa, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa nhận thấy khu vực chân núi Pù Rinh là địa điểm thích hợp. Sau đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án thử nghiệm nuôi cá xứ ôn đới tại đây. Cùng với đó là động viên, hỗ trợ gia đình ông Hà Khắc Sâm triển khai nuôi thử nghiệm mô hình này. Ảnh: Q.D
Năm 2009, sau khi khảo sát thực địa, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa nhận thấy khu vực chân núi Pù Rinh là địa điểm thích hợp. Sau đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án thử nghiệm nuôi cá xứ ôn đới tại đây. Cùng với đó là động viên, hỗ trợ gia đình ông Hà Khắc Sâm triển khai nuôi thử nghiệm mô hình này. Ảnh: Q.D
Đến năm 2010, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã quyết định “rời phố” lên núi Pù Rinh xây dựng mô hình nuôi cá. Ảnh: Q.D
Đến năm 2010, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh xây dựng mô hình nuôi cá tầm. Ảnh: Q.D
Ban đầu, ông Sâm cho xây 3 bể nuôi, với tổng diện tích khoảng 300 m2, và cho ngăn đoạn suối nhỏ để dẫn nước về các bể. Chi phí đầu tư ban đầu khoảng gần 3 tỉ đồng. Các loại cá ông chọn nuôi là cá hồi, các tầm, cá trắng châu Âu. Ảnh: Q.D
Ban đầu, ông Sâm cho xây 3 bể nuôi, với tổng diện tích khoảng 300 m2, và cho ngăn đoạn suối nhỏ để dẫn nước về các bể. Chi phí đầu tư ban đầu khoảng gần 3 tỉ đồng. Các loại cá ông chọn nuôi là cá hồi, cá tầm, cá trắng châu Âu. Ảnh: Q.D
Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí thất bại, đến nay ông nhận thấy cá tầm là loài cá thích hợp nhất để nuôi và phát triển tại đây. Ảnh: Q.D
Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí thất bại, đến nay ông nhận thấy cá tầm là loài cá thích hợp nhất để nuôi và phát triển tại đây. Ảnh: Q.D
Sau hơn 1 thập kỷ, gia đình ông Sâm đã phát triển từ 3 bể lên tới 9 bể nuôi, với hàng chục nghìn con cá tầm (cả cá thịt và cá giống). Ảnh: Q.D
Sau hơn 1 thập kỷ, gia đình ông Sâm đã phát triển từ 3 bể lên tới 9 bể nuôi, với hàng chục nghìn con cá tầm (cả cá thịt và cá giống). Ảnh: Q.D
Hiện nay, giá cá tầm bán tại trang trại khoảng 250.000 đồng/1kg. Mỗi năm, gia đình ông Sâm xuất bán khoảng 15 tấn cá, với tổng doanh thu hơn 1 tỉ đồng. Ngoài ra, tại đây cũng giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động chính và nhiều lao động thời vụ. Ảnh: Q.D
Hiện nay, giá cá tầm bán tại trang trại khoảng 250.000 đồng/1kg. Mỗi năm, gia đình ông Sâm xuất bán khoảng 15 tấn cá, với tổng doanh thu hàng tỉ đồng. Ngoài ra, tại đây cũng giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động chính và nhiều lao động thời vụ. Ảnh: Q.D
Được biết, ngoài việc nuôi cá tầm thịt, gia đình ông Sâm còn có cá tầm giống để nuôi kế đàn và cung ứng cho người dân khi có nhu cầu nuôi. Ảnh: Q.D
Được biết, ngoài việc nuôi cá tầm thịt, gia đình ông Sâm còn có cá tầm giống để nuôi kế đàn và cung ứng cho người dân khi có nhu cầu nuôi. Ảnh: Q.D
Được biết, ngoài việc nuôi cá tầm thịt, gia đình ông Sâm còn có cá tầm giống để nuôi kế đàn và cung ứng cho người dân khi có nhu cầu nuôi. Ảnh: Q.D
Cũng theo ông Sầm, hiện tại ngoài việc nuôi cá tầm, ông cũng đã triển khai thêm việc đón khách đến thăm quan, du lịch công động và phục vụ ăn uống tại chỗ. Ảnh: Q.D
Cũng theo ông Sầm, hiện tại ngoài việc nuôi cá tầm, ông cũng đã triển khai thêm việc đón khách đến thăm quan, du lịch công động và phục vụ ăn uống tại chỗ. Ảnh: Q.D
Cũng theo ông Sâm, hiện tại ngoài việc nuôi cá tầm, ông cũng triển khai thêm việc đón khách đến thăm quan, du lịch công động và phục vụ ăn uống tại chỗ. Ảnh: Q.D
“Bản Năng Cát là địa điểm du lịch công động, nên những năm qua, nhiều du khách về đây cũng đến thăm mô hình trang trại của gia đình tôi. Tại đây, du khách được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ cá tầm, và các món đặc sản của núi rừng. Đặc biệt, cạch khu trang trại chừng vài trăm mét, du khách được thỏa sức hòa mình vào dòng thác 7 tầng đầy hoang sơ và mát lạnh”- ông Sâm chia sẻ.
“Bản Năng Cát là địa điểm du lịch công động, nên những năm qua, nhiều du khách về đây cũng đến thăm mô hình trang trại của gia đình tôi. Tại đây, du khách được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ cá tầm, và các món đặc sản của núi rừng. Đặc biệt, cạch khu trang trại chừng vài trăm mét, du khách được thỏa sức hòa mình vào dòng thác 7 tầng đầy hoang sơ và mát lạnh”- ông Sâm chia sẻ.
“Bản Năng Cát là địa điểm du lịch công động, nên những năm qua, nhiều du khách về đây cũng đến thăm mô hình trang trại của gia đình tôi. Tại đây, du khách được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ cá tầm, và các món đặc sản của núi rừng. Đặc biệt, cách khu trang trại chừng vài trăm mét, du khách được thỏa sức hòa mình vào dòng thác 7 tầng đầy hoang sơ và mát lạnh”- ông Sâm chia sẻ.

Ông Trịnh Đức Hùng - Chủ tịch UBND xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) cho biết, mô hình nuôi cá tầm của gia đình ông Hà Khắc Sâm là mô hình làm kinh tế điển hình của xã, những năm qua, mô hình này đã phát huy được hiệu quả cao, thậm chí có năm thu hoạch sản lượng lên đến mười mấy tấn cá và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

“Hiện nay, thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình này, nên 1 hộ dân trong xã cũng đã làm theo và nuôi hơn 10 bể cá. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, động viên và sẵn sàng hỗ trợ các hộ dân, nếu có nguyện vọng học tập và nhân rộng mô hình này” - ông Hùng chia sẻ.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Khuôn viên nhà vườn cực "chill" của chàng thanh niên bỏ phố về rừng

Hương Mai |

Xuất phát từ việc bố mẹ quyết định "bỏ phố về rừng" vì sống ở Hà Nội bí bách, anh Trần Việt Anh đã cải tạo khu đất thành một khuôn viên với nhiều căn nhà cabin nhỏ xinh khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Nông dân miền Tây thành công với mô hình nuôi dê sinh sản và lấy sữa

PHONG LINH - VĂN SĨ |

Hậu Giang - Thời gian qua, khá nhiều nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng mô hình nuôi , tuy nhiên chủ yếu là nuôi dê lấy thịt. Phát triển độc đáo mô hình nuôi dê sinh sản và lấy sữa đã giúp cho đời sống kinh tế của nông dân tại Hậu Giang được ổn định hơn. 

Độc đáo mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong khi mô hình nuôi cua biển trong nhà còn khá mới lạ ở Việt Nam thì tại Ninh Bình đã xuất hiện những mô hình nuôi cua biển trong nhà, trong hộp nhựa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Hữu Long |

Khánh Hòa - Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Những món ăn giá bình dân hút khách ở Nam Định

Lương Hà |

Khám phá ẩm thực Nam Định, thực khách nhất định không thể bỏ lỡ những món ăn ngon, mức giá bình dân như: bánh mì pate, bún sung, phở 5.000 đồng,...

Chở 2 con qua cầu tràn, người mẹ bị nước cuốn trôi

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – 3 mẹ con chở nhau trên xe đạp điện đi qua cầu tràn bị nước cuốn trôi làm người mẹ tử vong.

Thêm 1 tỉnh Tây Bắc công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Minh Nguyễn |

Sau Hòa Bình, tỉnh Sơn La tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Khuôn viên nhà vườn cực "chill" của chàng thanh niên bỏ phố về rừng

Hương Mai |

Xuất phát từ việc bố mẹ quyết định "bỏ phố về rừng" vì sống ở Hà Nội bí bách, anh Trần Việt Anh đã cải tạo khu đất thành một khuôn viên với nhiều căn nhà cabin nhỏ xinh khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Nông dân miền Tây thành công với mô hình nuôi dê sinh sản và lấy sữa

PHONG LINH - VĂN SĨ |

Hậu Giang - Thời gian qua, khá nhiều nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng mô hình nuôi , tuy nhiên chủ yếu là nuôi dê lấy thịt. Phát triển độc đáo mô hình nuôi dê sinh sản và lấy sữa đã giúp cho đời sống kinh tế của nông dân tại Hậu Giang được ổn định hơn. 

Độc đáo mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong khi mô hình nuôi cua biển trong nhà còn khá mới lạ ở Việt Nam thì tại Ninh Bình đã xuất hiện những mô hình nuôi cua biển trong nhà, trong hộp nhựa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Hữu Long |

Khánh Hòa - Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.