Uống cà phê, khám phá hầm ngầm tuyệt mật của lính Biệt động Sài Gòn

Anh Tú |

Ngay giữa trung tâm TPHCM, có một quán cà phê đặc biệt từng là địa chỉ nuôi giấu cán bộ; cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật... ra chiến khu của lính Biệt động Sài Gòn xưa. Tại đây, du khách vừa uống cà phê vừa tận mắt xem và trải nghiệm hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn "huyền thoại" năm xưa.

Quán cafe Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà ở số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM, nơi đây từng là di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn
Quán cafe Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà ở số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM, nơi đây từng là di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, căn nhà này do vợ chồng ông bà Đỗ Miễn xây dựng.
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, căn nhà này do vợ chồng ông bà Đỗ Miễn xây dựng.
Trước 1975, đây là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai) quản lý. Thời kỳ ấy, ông Đỗ Miễn cùng vợ bán cơm tấm cho những người lính Đại Hàn (Hàn Quốc) sang tham chiến ở cuộc chiến tranh Việt Nam
Trước 1975, đây là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn do ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai) quản lý. Thời kỳ ấy, ông Đỗ Miễn cùng vợ bán cơm tấm cho những người lính Đại Hàn (Hàn Quốc) sang tham chiến ở cuộc chiến tranh Việt Nam.
 
 
Bên ngoài là quán ăn nhưng bên trong lại là nơi nuôi giấu cán bộ; cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng, thuốc Tây… ra chiến khu. Đây là hình ảnh căn hầm ngầm dùng  để thoát ra ngoài khi gặp nguy hiểm, nằm phía bên dưới chiếc tủ quần áo.
Đằng sau bức tường bình thường này là căn hầm nổi cực kì độc đáo, được kẹp giữa vách hai căn nhà. Cả khi đứng dưới hay lên căn gác phía trên, cũng không thể nào phát hiện được “dấu hiệu bất thường” của căn hầm này.
Đằng sau bức tường bình thường này là căn hầm nổi cực kì độc đáo, được kẹp giữa vách hai căn nhà và chỉ có thể mở được từ phía trên gác nên cực kì khó nhận ra.
 
Theo ghi chép, ngày xưa lính biệt động sử dụng chỗ này để cất giữ thư từ và đồ dùng bí mật của mình. Dùng dây cột những chiếc lon chứa vật cần bỏ xuống và kéo lên khi cần. Nắp hầm “ngụy trang” bằng một miếng ván lót sàn sát tường trên căn gác".
Đây là vị trí  hộp thư chìm được ngụy trang nằm dưới một cây cột nhà phía bên trong nhà bếp. Khi kéo viên gạch kê cột ra sẽ thấy lòng hầm rất rộng, có thể chứa được tiền vàng, thư từ và cả súng ngắn. Vị trí này chỉ duy nhất chủ nhà biết, kể cả con cháu trong nhà cũng không
Ngoài hầm nổi độc đáo, phía bên dưới nhà bếp là khu vực hộp thư chìm, được ngụy trang nằm dưới một cây cột nhà. Khi kéo viên gạch kê cột ra sẽ thấy lòng hầm rất rộng, có thể chứa được tiền vàng, thư từ và cả súng ngắn. Vị trí này chỉ duy nhất chủ nhà biết, kể cả con cháu trong nhà cũng không biết.
 
Căn nhà hiện tại do ông Trần Vũ Bình (con ông Trần Văn Lai) quản lý. Từ tình yêu thương với những người lính Biệt động Sài Gòn nên anh Bình đã tự mày mò để phục dựng nguyên bản các căn hầm bí mật, hiện vật để làm di tích lịch sử kết hợp quán cà phê cho mọi người đến tham quan.
Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương từ thời Pháp, được ông Vũ Bình phục dựng lại rất kỳ công
Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương từ thời Pháp, được ông Vũ Bình phục dựng lại rất kỳ công.
 
Những đồ vật xa xưa: từ ly, tách, gạt tàn đến khăn trải bàn, máy may, điện thoại, máy chiếu phim nhựa...những tờ tiền mười xu hay những thứ đồ mà ông Miễn đã từng sử dụng... tất cả đều được lưu giữ nguyên bản.
 
 
Những  vật dụng gia đình  từ chiếc ti vi, điện thoại, đồ trang trí… trong căn nhà cũng đặt đúng vị trí như cách đây cả nửa thế kỷ.
Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ lễ 30.4: Bảo tàng, di tích ở TPHCM mở cửa trở lại

Đình Trường |

Sau thời gian tạm ngừng hoạt động để cách ly xã hội, các bảo tàng, di tích lịch sử trên địa bàn TPHCM đã chính thức mở cửa trở lại, đón khách tham quan vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Dàn diễn viên "Biệt động Sài Gòn" tái hợp sau hơn 30 năm tại "Ký ức vui vẻ"

Linh Chi |

Trong tập 15 của chương trình “Ký ức vui vẻ” mùa 2 vừa lên sóng, khán giả như vỡ òa khi thấy dàn diễn viên của bộ phim kinh điển phim “Biệt động Sài Gòn”.

Diễn viên đóng vai trùm tình báo "Biệt động Sài Gòn" qua đời vì bệnh nan y

Thảo Anh |

Nghệ sĩ Bùi Quang Thái thủ vai trùm tình báo Tư Chung của "Biệt động Sài Gòn" vừa qua đời vào tối 17.6 sau 3 năm chống chọi với chứng tai biến mạch máu não.

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn “nằm trên giấy”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Chương trình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân và NƠXH cho người có thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt với tổng số 5.573 căn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các dự án NƠXH tại Ninh Bình vẫn chỉ “nằm trên giấy”.

Hà Nội xử lý thực phẩm mất an toàn vệ sinh bủa vây cổng trường học

Lệ Hà |

Những loại thực phẩm được bày bán ở trước cổng trường luôn tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh.

Nhận định bóng đá Man City vs Fulham, vòng 7 Premier League

Chi Trần |

Dự đoán tỉ số trận Man City vs Fulham ở vòng 7 Premier League, diễn ra vào lúc 21h00 ngày 5.10.

Thêm 2 cơn bão làm nên lịch sử trong mùa bão 2024

Song Minh |

Bão Kirk và bão Leslie làm nên lịch sử trong mùa bão 2024 ở Đại Tây Dương.

Bộ GDĐT dự kiến điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến các địa phương có thể chọn thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên.

Nghỉ lễ 30.4: Bảo tàng, di tích ở TPHCM mở cửa trở lại

Đình Trường |

Sau thời gian tạm ngừng hoạt động để cách ly xã hội, các bảo tàng, di tích lịch sử trên địa bàn TPHCM đã chính thức mở cửa trở lại, đón khách tham quan vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Dàn diễn viên "Biệt động Sài Gòn" tái hợp sau hơn 30 năm tại "Ký ức vui vẻ"

Linh Chi |

Trong tập 15 của chương trình “Ký ức vui vẻ” mùa 2 vừa lên sóng, khán giả như vỡ òa khi thấy dàn diễn viên của bộ phim kinh điển phim “Biệt động Sài Gòn”.

Diễn viên đóng vai trùm tình báo "Biệt động Sài Gòn" qua đời vì bệnh nan y

Thảo Anh |

Nghệ sĩ Bùi Quang Thái thủ vai trùm tình báo Tư Chung của "Biệt động Sài Gòn" vừa qua đời vào tối 17.6 sau 3 năm chống chọi với chứng tai biến mạch máu não.