Doanh nghiệp yêu nước là phải “làm ăn thật”

Hồng Quân (ghi) |

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - khẳng định với Lao Động: Đây là thời điểm để doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có ý tưởng, sáng tạo thực sự ghi điểm.

Doanh nghiệp sẽ bị quay lưng khi bất tín

Ông Lộc bộc bạch: Chúng ta đang có một cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đông đảo, tinh thần kinh doanh đang lan tỏa khắp nơi. Điều này có thể nhìn thấy từ kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ trong 2 năm liền, đó là số lượng thành lập mới đã vượt qua con số 125.000 doanh nghiệp/năm vào năm 2017, vượt xa con số được coi là vô cùng ấn tượng của năm 2016 với 110.000 doanh nghiệp thành lập mới. Nhiều thương hiệu của doanh nghiệp tư nhân đã không chỉ đứng bên cạnh mà còn nổi trội hơn những thương hiệu của nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước.

“Nhưng điều tôi muốn nhắc tới nhất là sự sẵn sàng của doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp nhận những cơ hội mà khu vực kinh tế Nhà nước lui chân. Năm 2006, khi Việt Nam tổ chức APEC 14, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam khá bị động trong vai trò là đối tác. Nhưng tại APEC 2017, dấu ấn của khu vực doanh nghiệp tư nhân rất rõ nét, từ việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự kiện tới việc tổ chức các hoạt động dành cho doanh nghiệp. Chính sự lớn mạnh hơn của khu vực tư nhân trong nước cũng đã hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài đến Việt Nam” - ông nói.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng: Động lực thúc đẩy hay có thể nói là ép buộc doanh nghiệp làm ăn dài hạn, bài bản, chuyên nghiệp chính là sự minh bạch, rõ ràng và cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh. Nếu mỗi năm doanh nghiệp phải mất tới 14 nghìn tỉ đồng, 30 triệu ngày công cho các lần kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng không nhiều thủ tục thực sự có ý nghĩa thực tế, thì sẽ không còn thời gian, công sức để tính toán đến các kế hoạch dài hạn.

Nếu các doanh nghiệp vẫn phải nỗ lực đáp ứng các điều kiện kinh doanh mang tính can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, như việc phải trình phương án kinh doanh cho cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt hay các điều kiện về số lượng đầu xe, cách thức bán hàng..., thì các doanh nghiệp sẽ không có động lực sáng tạo, tìm kiếm cách thức kinh doanh mới, hiệu quả hơn... VCCI cũng đã nhiều lần lên tiếng về tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn rất nhiều so với năng suất lao động cũng tác động bất lợi đến các kế hoạch cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khi cơ quan quản lý Nhà nước thiết lập cơ chế quản lý hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn thay vì điều kiện kinh doanh, nghĩa là áp dụng phương thức hậu kiểm, có sự tham gia của xã hội, cộng đồng thay vì tiền kiểm như hiện tại, doanh nghiệp buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển từ tìm cách thỏa mãn các điều kiện đầu vào sang việc quản lý, vận hành doanh nghiệp theo tiêu chuẩn và sự giám sát của không chỉ cơ quan quản lý Nhà nước mà cả cộng đồng, xã hội.

Lúc này, nếu doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩn, đánh mất uy tín, thị trường sẽ ngay lập tức có thái độ. Doanh nghiệp có thể bị phá sản, bị thị trường quay lưng khi làm ăn bất tín.

Làm ăn thật, bài bản, tuân thủ chuẩn mực

Một trong những trăn trở, đó là vài năm trở lại đây, mối lo hàng Việt Nam đang bị mất dần thị trường tăng lên khi hoa quả, hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN, nhất là Thái Lan đang đổ vào Việt Nam sau khi cộng đồng kinh tế AEC chính thức mở cửa..., Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN bày tỏ: Trong mối lo này, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam không thể vô can. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ họ đặt niềm tin.

Tại sao doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất được đinh vít, không thể trở thành nhà cung ứng của Samsung, Canon...? Vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất được đinh vít, nhưng đinh vít đó không theo chuẩn mực của các nhà sản xuất. Để làm được, doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ, hệ thống quản lý, đào tạo công nhân. Doanh nghiệp Việt thể hiện trách nhiệm với đất nước, thể hiện lòng yêu nước là phải làm ăn thật, làm ăn bài bản, uy tín và theo kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Doanh nghiệp không thể hội nhập nếu không tuân thủ các chuẩn mực của thế giới, của thị trường, của người tiêu dùng.

Sự tăng trưởng ấn tượng của doanh nghiệp Việt

Theo nghiên cứu mới được công bố của Nielsen - một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu (có trụ sở ở New York, Mỹ), tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nội địa tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.

Nielsen đã thực hiện một nghiên cứu với top 100 doanh nghiệp FMCG (hàng tiêu dùng) đang hoạt động tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – đây là những doanh nghiệp chiếm đến 85% tổng doanh số ngành hàng FMCG trong khu vực trong năm 2016. Nghiên cứu trên cơ sở quan sát và phân tích trên 4 ngành hàng lớn: Thực phẩm, nước giải khát, SP chăm sóc nhà cửa và SP chăm sóc cá nhân (không xét đến các sản phẩm nước uống có cồn và thuốc lá).

Theo đó, trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia (ĐQG) cho thấy sự trì trệ trong tăng trưởng khi chỉ đạt được 2% tăng trưởng giá trị (so với 5% trong năm 2014), thì các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng tích cực: 7% tăng trưởng giá trị (so với tỉ lệ 5% hai năm trước) và đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG.

Xét về thị phần, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành hàng thực phẩm và nước giải khát với tỉ lệ 69% và 45%, theo thứ tự tương ứng. Mặc dù các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn chiếm thị phần lớn trong ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì các doanh nghiệp nội địa đang hoạt động trong hai ngành này lại thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2016 với mức tăng 13% và 9% tương ứng (xem bảng)QUỲNH HOA - X.Q

 

Hồng Quân (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt

Duy Thiên |

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, so nước bạn Lào, chúng ta cũng chỉ đạt trên 80% so với năng suất của họ. Vì thế, để tăng trưởng kinh tế bền vững, mục tiêu lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải làm thế nào để nâng cao NSLĐ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam - về vấn đề này. Ông Tuấn cho biết:

Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa

Đức Thành |

Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.

Ham rẻ, nhiều doanh nghiệp Việt bị doanh nghiệp Thái lừa đảo

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp Thái Lan lừa đảo do tính chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.