Bảo vệ rừng, mỗi năm Việt Nam có thể bán được hàng nghìn tỉ đồng từ... không khí

Thanh Hải |

Giá trị của rừng không chỉ có cây gỗ, động thực vật, dược liệu quý hiếm, là giữ đất, nước, là trầm tích văn hóa, không gian sinh tồn của con người... mà nay còn có thể "bán không khí", lấy tiền tỉ qua tín chỉ carbon.

Phát biểu trên báo laodong.vn sáng 8.9, TS Nguyễn Linh Ngọc - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, nước ta có khoảng 14,7 triệu hécta rừng, độ che phủ 42%. Rừng Việt Nam có tiềm năng tạo ra khoảng 50 - 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tương đương với hấp thụ cả trăm triệu tấn CO2 từ khí quyển. Nếu xuất khẩu tín chỉ carbon thành công thì nguồn thu có thể lên đến hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách toàn cầu. Để giảm phát thải nhà kính, các nền kinh tế trên thế giới đã thiết lập thị trường trao đổi carbon giữa các bên phát thải ra môi trường và bên có rừng. Sáng kiến này có từ năm 2015, tại Hội nghị COP 21 về Biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Nam Phi.

Dù hiện nay, việc triển khai thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam còn chậm, song tiềm năng rất lớn.

Ở Quảng Nam, chỉ riêng Vườn Quốc gia Sông Thanh, đã có hơn 75.000ha, với hệ sinh thái rừng gần như nguyên vẹn, là đai rừng tự nhiên liền mạch lớn nhất miền Trung. Theo đề án bán thí điểm tín chỉ carbon, năng lực hấp thụ CO2 của rừng Sông Thanh, trung bình mỗi năm, chủ rừng có thể thu hàng chục tỉ đồng. Đây sẽ là nguồn kinh phí rất lớn để chi trả cho gần 300 nhân viên giữ rừng chuyên trách.

Quảng Nam hiện có gần 500.000ha rừng, độ che phủ hơn 60%, trung bình mỗi năm rừng Quảng Nam sẽ tạo được cả 1 triệu tín chỉ. Nếu giao dịch thành công, tỉnh này có thể thu hàng trăm tỉ đồng, lớn hơn nhiều so với thu từ các dịch vụ môi trường rừng.

Vì thiếu ngân sách cho lực lượng bảo vệ rừng mà hiện khắp nơi cả nước, kiểm lâm bỏ việc vì thu nhập thấp, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên. Thiếu tiền thì lực lượng mỏng. Không đủ người nên công tác bảo vệ rừng không hiệu quả. Các địa phương đã loay hoay mãi vẫn chưa có lời giải cho vấn nạn này.

Tuy vậy, phải xác định ngay rằng, giá trị của rừng là rất lớn, nhiều tiềm năng, có thể khai thác trong tương lai. Mở ra thị trường bán tín chỉ carbon là thêm cơ hội khai thác giá trị từ rừng. Cho nên phải đặt mục tiêu bảo vệ, tái tạo và phát triển rừng là ưu tiên, trên hết.

Lâm tặc lén hạ vài khối gỗ đã lãnh án tù, kiểm lâm để mất rừng bị kỷ luật, mất việc, thậm chí bị truy tố. Nhưng có nhiều nơi "xóa" cả trăm, cả ngàn hecta rừng để làm các dự án hồ thủy lợi, sân golf, trồng trọt chăn nuôi... rồi không phát huy hiệu quả, bỏ hoang phí, thì không có ai chịu trách nhiệm. Hoặc nếu có người phải trả giá bằng án tù do sai phạm, thì rừng cũng đã bị hủy hoại, khó phục hồi được.

Nhu cầu về một thị trường chuyển nhượng tín chỉ carbon chất lượng cao sẽ ngày càng được quan tâm. Rừng Việt Nam sẽ phát huy được tác dụng là bể chứa carbon tự nhiên lớn nhất, đem lại nguồn tài chính bền vững cho người dân và đất nước. Biến đổi khí hậu khó lường, Việt Nam là quốc gia dễ chịu tổn thương, nên bảo vệ rừng, trước mắt còn bảo vệ sự bình yên, phát triển bền vững cho chính mình.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông tạo sinh kế cho người dân vùng đệm tham gia giữ rừng

Phan Tuấn |

Nhận thức được tầm quan trọng của người dân trong việc giữ rừng nên Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Khó khăn bủa vây công tác giữ rừng ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Hiện nay, người làm công tác giữ rừngĐắk Lắk gặp phải rất nhiều khó khăn như việc lâm tặc liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ, lương bổng thấp và còn bị quy kết trách nhiệm nên rất nhiều người lao động đã bỏ việc, còn đơn vị chủ rừng thì tìm không ra nhân lực thay thế.

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

CLB Nam Định hòa đội Thái Lan tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định có thêm 1 điểm sau trận hòa 0-0 trước Bangkok United ở lượt trận thứ 2 tại Cúp C2 châu Á 2024-2025 tối 2.10.

Đắk Nông tạo sinh kế cho người dân vùng đệm tham gia giữ rừng

Phan Tuấn |

Nhận thức được tầm quan trọng của người dân trong việc giữ rừng nên Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Khó khăn bủa vây công tác giữ rừng ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Hiện nay, người làm công tác giữ rừngĐắk Lắk gặp phải rất nhiều khó khăn như việc lâm tặc liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ, lương bổng thấp và còn bị quy kết trách nhiệm nên rất nhiều người lao động đã bỏ việc, còn đơn vị chủ rừng thì tìm không ra nhân lực thay thế.