Có hai nhóm đối tượng đang tiếp tay cho "giặc" COVID-19

Lê Thanh Phong |

Trong trận chiến với đại dịch COVID-19 hiện nay, có hai loại nhóm đối tượng đang tiếp tay cho "giặc": Một là đưa người nhập cảnh trái phép, hai là trốn hoặc không chấp hành nghiêm chỉnh việc cách ly.

Rạng sáng 27.7, nhóm 5 người quốc tịch Trung Quốc sau khi đi thuyền nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Công an xác định 5 người này đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên gần 4 giờ bằng thuyền sang Lào Cai, dự định xuống Hà Nội để bay vào TPHCM.

Không có những người Việt Nam tiếp tay thì họ không thể nhập cảnh trái phép được. Những kẻ này không chỉ kiếm tiền phi pháp mà là phá hoại đất nước bằng cách tiếp tay cho dịch bệnh.

Cũng ngày 27.7, có 15 người ở khoa Ngoại Tiết niệu và 15 người ở khoa Tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm tim mạch tự ý bỏ Bệnh viện Đà Nẵng về nhà khi có lệnh cách ly. Họ không biết rằng, nếu họ bị bệnh, sẽ lây nhiễm cho người thân trong gia đình, cho hàng xóm láng giềng, và hậu quả thì không thể lường hết. Đây là nhóm người tiếp tay cho "giặc" COVID-19 vì thiếu hiểu biết.

Theo thông tin của Cục Hàng không Việt Nam, với gần 100 chuyến bay mỗi ngày, cần 4 ngày để giải tỏa khoảng 80.000 hành khách rời khỏi Đà Nẵng.

Không ai biết có bao nhiêu người trong 80.000 người này bị nhiễm dịch COVID-19, bao nhiêu người là F0, F1, F2...Nhưng các tỉnh, thành phố trong cả nước có thể kiểm soát được con số bao nhiêu người đến từ Đà Nẵng trong đợt này.

Phải làm thật nghiêm túc để nắm được con số cụ thể, vì đây là điều căn bản để phòng chống dịch tại mỗi địa phương. Nắm con số để làm gì, đó là bắt buộc cách ly tại nhà, đây là mệnh lệnh của thời chiến, không nói lôi thôi.

Cùng với cách ly là xét nghiệm, ai bị nghi nhiễm phải cách ly tập trung, ai bị nhiễm thì đưa vào bệnh viện điều trị, dứt khoát, quyết liệt. Chỉ có như vậy mới dập được dịch.

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" là "binh pháp" cực hay trong cuộc chiến chống giặc COVID-19, hãy áp dụng chước này ngay từ hôm nay, cho trận đánh mới.

Gõ từng nhà để tìm cho ra những người về từ Đà Nẵng, rà từng đối tượng để bắt họ phải chấp hành cách ly, không được bước ra khỏi nhà.  Ai không chấp hành sẽ sử dụng biện pháp mạnh hơn. "Chống dịch như chống giặc", không chấp hành lệnh thời chiến là xử lý theo quy định của "thời chiến".

Đừng quá lo mất dấu F0, làm nghiêm như vậy thì sẽ dập được dịch.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Triển khai ứng dụng "truy vết" người nghi nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng

LN - Thảo Anh |

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai Bluezone - ứng dụng "truy vết" người nghi nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng.

Giãn cách xã hội trên toàn TP.Đà Nẵng từ 0h ngày 28.7 theo Chỉ thị 19

Vương Trần- Long Trang |

Thủ tướng đồng ý thực hiện giãn cách xã hội trên toàn TP. Đà Nẵng theo Chỉ thị 19 ngày 24.4.2020 về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 với mức độ cao, thời gian thực hiện từ 0h ngày 28.7.

Bệnh nhân, người nhà tự ý bỏ về khi cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Ngày 27.7, Bệnh viện Đà Nẵng có báo cáo gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng về việc một số bệnh nhân, người nhà tự ý bỏ viện khi có lệnh cách ly.

Chưa phải là thời điểm tốt để lướt sóng chứng khoán

Gia Miêu |

Nhà đầu tư không nên sử dụng margin trong giai đoạn thị trường chứng khoán điều chỉnh sau khi không thể chinh phục ngưỡng 1.300 điểm.

Giá vàng hôm nay 5.10: Vàng nhẫn bán được giá hơn vàng miếng

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 5.10: Giá vàng nhẫn trơn tiếp tục tăng mạnh. Giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC.

Doanh nghiệp xây dựng trái phép 2.800m2 không bị xử phạt

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Công ty TNHH Kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản Tám Oanh (huyện Diễn Châu) xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2.

TPHCM xây cầu đi bộ gần 1.000 tỉ đồng nối Quận 1 - Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nối Quận 1 - Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn “nằm trên giấy”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Chương trình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân và NƠXH cho người có thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt với tổng số 5.573 căn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các dự án NƠXH tại Ninh Bình vẫn chỉ “nằm trên giấy”.