Để dân “mở hầu bao”

Hoàng Lâm |

Những con số Tổng cục Thống kê đưa ra hôm qua tuy không gây ngạc nhiên: Số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập lên tới 17,6 triệu người, chiếm 57,3% trong 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19.

Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ câu chuyện về bảng chi tiêu của một gia đình mùa COVID-19. Theo đó, tổng thu nhập của hai vợ chồng chỉ 6,5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng sau khi trừ các khoản chi tiêu: ăn uống, điện nước, tiền điện thoại, thuốc men, thăm hỏi thì hai vợ chồng vẫn để ra được…200.000 đồng. Giải pháp dễ hiểu và đơn giản là thắt chặt các loại chi tiêu.

Thế nhưng vấn đề đặt ra là, nếu gia đình nào cũng chọn phương án thắt lưng buộc bụng thì lại dẫn đến một hệ luỵ khác: Tiêu dùng hộ gia đình đang đóng góp một phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sức mua giảm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, ở thời điểm này, kích thích tiêu dùng nội địa là cần thiết, bởi sản phẩm, dịch vụ có được tiêu thụ mới quay trở lại tác động, đẩy mạnh sản xuất.

Song, việc kích cầu có hiệu quả hay không chính nằm ở khả năng chi trả của người dân. Người dân không có khả năng chi trả nhưng vẫn gia tăng mua sắm thông qua việc sử dụng kênh tín dụng tiêu dùng có thể dễ dẫn đến nợ xấu. Người dân không tiết kiệm, không có tích luỹ sẽ tác động đến nguồn lực đầu tư.

Thế nên, việc kích cầu phải nằm trong một tổng thể nhịp nhàng. Giải bài toán kiểu “con gà- quả trứng” này không dễ: Để kích thích sản xuất phải tăng mua nhưng muốn tăng mua thì phải có việc làm, phải có thu nhập…

Trong khi đó, phương án bơm tiền lại có nguy cơ gia tăng lạm phát, ảnh hưởng tới chỉ tiêu kiềm chế làm phát dưới 4% của Chính phủ.

Kích cầu tại chỗ đang được cho là giải pháp tối ưu khi tận dụng thị trường 100 triệu dân. Nhiều gói kích cầu khủng đang được triển khai ngay trong tháng 7 với mức giảm giá lên tới 40-50%. Nhưng để tăng sức mua, giảm giá là không đủ. Để dân “mở hầu bao” phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phải tăng được sức mua trong dân. Nhưng để làm được điều đó, nhưng trước hết, nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Phải có những chính sách đặc biệt, nhất là đối với những lĩnh vực mới, xu hướng sản xuất kinh doanh mới, xu hướng tiêu dùng mới để có chính sách đặc thù phù hợp, không thể bàn trên bàn giấy mà phải sát thực tiễn, phản ánh được hơi thở, yêu cầu của nền kinh tế và của người dân và doanh nghiệp”.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vực dậy nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước

Văn Nguyễn - Khánh Vũ |

Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 thậm chí còn sụt mạnh hơn nhiều mức giảm chung của cả nước. Nhiều chuỗi siêu thị, nhà cung cấp hàng hóa lớn trên thị trường chỉ đạt doanh số 50% so với trước đây và thực tế này cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Giá thịt lợn cao nhất gần 200.000 đồng/kg, sức mua giảm mạnh

Vũ Long |

Tiếp đà tăng ngày hôm qua, giá lợn hơi tại miền Bắc sáng nay (14.4) bất ngờ tăng mạnh ở tất cả các địa phương với mức tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg. Giá thịt lợn có loại lên đến gần 200.000 đồng/kg, sức mua giảm mạnh.

Giá thịt lợn giảm, sức mua tăng mạnh

LNA |

Trong tuần qua (từ ngày 23-26.02) tại các chợ bán lẻ, giá thịt lợn có dấu hiệu ổn định, dao động trong tuần từ 120.000 - 170.000 đồng/kg. So với tuần trước giảm 10.000 – 20.000 đồng/kg.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Vực dậy nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước

Văn Nguyễn - Khánh Vũ |

Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 thậm chí còn sụt mạnh hơn nhiều mức giảm chung của cả nước. Nhiều chuỗi siêu thị, nhà cung cấp hàng hóa lớn trên thị trường chỉ đạt doanh số 50% so với trước đây và thực tế này cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Giá thịt lợn cao nhất gần 200.000 đồng/kg, sức mua giảm mạnh

Vũ Long |

Tiếp đà tăng ngày hôm qua, giá lợn hơi tại miền Bắc sáng nay (14.4) bất ngờ tăng mạnh ở tất cả các địa phương với mức tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg. Giá thịt lợn có loại lên đến gần 200.000 đồng/kg, sức mua giảm mạnh.

Giá thịt lợn giảm, sức mua tăng mạnh

LNA |

Trong tuần qua (từ ngày 23-26.02) tại các chợ bán lẻ, giá thịt lợn có dấu hiệu ổn định, dao động trong tuần từ 120.000 - 170.000 đồng/kg. So với tuần trước giảm 10.000 – 20.000 đồng/kg.