Đừng để hoài bão của 600 trí thức trẻ phải dở dang

LÂM THỊ THỦY |

Cách đây gần 5 năm, Bộ Nội vụ đã triển khai dự án thí điểm tuyển chọn 600 tri thức trẻ tăng cường về làm Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã thuộc 63 huyện nghèo. Gần 600 thanh niên ưu tú, có trình độ đại học đã được xét tuyển và bố trí làm Phó Chủ tịch các xã vùng sâu, vùng xa. Thời gian qua, dự án đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, đủ để khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu về năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã thuộc các huyện nghèo.

Đội ngũ tri thức trẻ này đã có nhiều đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Việc tăng năng suất lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo; diện mạo thôn bản ngày càng đổi mới... Những thành quả đó sau gần 5 năm họ về công tác là một minh chứng thuyết phục. Hơn nữa, họ còn đem một luồng gió mới, làm thay đổi lề lối, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cấp xã ở địa phương theo hướng tốt hơn.

Tất cả các Phó chủ tịch xã trong dự án đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ít người trong số họ còn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong suốt thời gian của dự án, dư luận rất quan tâm và dõi theo đội ngũ trí thức trẻ này. Những phóng sự, những bài viết về họ đã tạo được niềm tin và quý trọng của người dân.

Những câu chuyện như: Cô kỹ sư nông nghiệp lăn lộn cùng bà con trên cánh đồng để hướng dẫn một giống cây trồng, vật nuôi mới; một kỹ sư kiến trúc quyết tâm thực hiện đề án “Xây dựng đường liên gia” ở một xã rất nghèo; hay chuyện một cử nhân tin học cố gắng đưa công nghệ thông tin đến từng thôn bản... là những chuyện chúng ta dễ dàng bắt gặp.

Chỉ những ai từng công tác tại vùng sâu vùng xa mới hiểu hết những thiệt thòi, những cống hiến của họ, mới thấy được những thành quả của họ đã phải trải qua bao khó khăn, rào cản.

Tuy nhiên, chuyện nảy sinh đến thời điểm này (dự án sắp kết thúc, các Phó chủ tịch xã sắp hoàn thành nhiệm vụ) đang làm dư luận quan tâm và lên tiếng.

Có lẽ khi tham gia dự án, chẳng ai trong số những tri thức trẻ này nghĩ đến một ngày mình bị rơi vào diện: khó bố trí việc làm. Họ đã đến với dự án với nhiều tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng một hoài bão: Đem tri thức đến những vùng sâu, vùng xa.

Thế nhưng thực tế, trong Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 của các xã nơi họ đang công tác, hơn 3/ 4 tong số họ không được bầu vào Cấp ủy.

Nghĩa là, những người này khó được quy hoạch chức danh gì trong bộ máy cán bộ, công chức của xã đó trong nhiệm kỳ. Họ không trúng cử không phải do họ không có năng lực, không được tín nhiệm mà chỉ do quan niệm của các địa phương, luôn xem các tri thức trẻ là người của dự án, đến rồi sẽ đi. Họ sẽ làm gì, đi đâu trong thời gian tới.

Công văn của Bộ Nội vụ gửi các địa phương nêu ý kiến về vấn đề này một cách mơ hồ: Ưu tiên xét tuyển các cán bộ trẻ đó vào công chức cấp huyện. Nhưng liệu mức độ ưu tiên dành cho đội ngũ tri thức trẻ này đến đâu?

Liệu có đủ để họ cạnh tranh với những loại ưu tiên khác của các thế hệ tốt nghiệp sau họ như: Bằng tốt nghiệp loại giỏi, có hộ khẩu địa phương, con em dân tộc thiểu số... Cánh cửa được tuyển dụng vào làm công chức cấp huyện đối với họ dường như quá hẹp.

Để theo đuổi gần 5 năm công tác ở các vùng điều kiện khó khăn; 600 tri thức trẻ đã bỏ lỡ biết bao cơ hội để tạo lập cơ nghiệp cho mình, biết bao cơ hội để tích lũy kiến thức, năng lực của bản thân.

Đúng ra, họ đã có thể vững vàng tham gia vào thị trường lao động ở những thành phố, những vùng có điều kiện thuận lợi. Tuy họ đã chuẩn bị cho mình một lối đi, một tâm thế để khởi nghiệp lại từ đầu nhưng phía trước họ còn quá nhiều khó khăn.

Nếu một ai trong số họ sau mấy năm cống hiến tài năng; sức trẻ; lại phải tay trắng trở về quê, thì dự án dẫu có thành công cũng để lại những dư âm buồn.

Với gần 600 tri thức trong dự án này, thiết nghĩ phải dành cho họ sự ưu đãi nhiều hơn chứ không chỉ là chế độ ưu tiên trong xét tuyển công chức.

Họ xứng đáng được đặc cách tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ tương đương, để họ được tiếp tục những hoài bão, cống hiến cho sự phát triển về kinh tê xã hội ở những địa phương, nơi họ đã gắn bó trong thời gian qua. Đừng để hoài bão của họ phải dở dang!

LÂM THỊ THỦY
TIN LIÊN QUAN

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.