Hãy ứng xử công bằng với Đà Lạt

LÊ THANH PHONG |

Sau khi Đà Lạt công bố bản “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”, đã có nhiều ý kiến phản biện sôi nổi, tâm huyết, rất đáng được ghi nhận, xem xét và điều chỉnh.

Các nhà quy hoạch, các nhà quản lý cho đến các chuyên gia phản biện, ai cũng đau đáu nặng lòng với Đà Lạt, mong muốn Đà Lạt giàu hơn, đẹp hơn, đáng yêu hơn trong mắt du khách. Và, để góp ý xây dựng thuyết phục, trước hết hãy có cái nhìn thật công bằng với Đà Lạt.

Đó là, Đà Lạt đã bị ứng xử rất không công bằng, Đà Lạt bị bêtông hóa từ lâu rồi.

Quy hoạch mới đưa ra quá lớn, nên thu hút sự quan sát của đông đảo người dân, còn thực tế, những dự án, công trình lâu nay đã ngấm ngầm hủy hoại môi trường và cảnh quan Đà Lạt, từng cây thông, vạt thông, rừng thông đã biến mất, thay vào đó là nhà cửa, biệt thự.

Nhà thơ Thợ Rèn viết khi ông về thăm quê ở Thái Bình: “Mái bằng, mái bằng lại mái bằng/ Tôi đi như cá lạc trong đăng/ Năm mươi năm về thăm quê mẹ/ Cả làng là một cục ximăng”, nhưng nó như được viết ra cho Đà Lạt hôm nay.

Và hãy nhìn công bằng đi, khu Hòa Bình có đẹp không, có là khu vực thắng cảnh nổi tiếng không, nhà hát Hòa Bình có đẹp như cổ tích hay hiện đại không?

Xin mạnh dạn được thưa là không. Nhà hát Hòa Bình không phải là công trình kiến trúc độc đáo đại diện cho kiến trúc Đà Lạt, khu vực chung quanh, và phía dưới trước mặt chợ Đà Lạt nhếch nhác, nhà cửa, khách sạn xây dựng lộn xộn, thẩm mỹ kiến trúc kém, không tương xứng với một thành phố dễ thương như Đà Lạt.

Vậy thì cần phải chỉnh trang, xây dựng để có một trung tâm Đà Lạt đẹp hơn, tươm tất và hiện đại hơn. Đây là việc phải làm, là trách nhiệm của chính quyền TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng.

Tuy nhiên, chỉnh trang, xây dựng như thế nào để phát triển nhưng vẫn giữ được phong cách, hồn cốt của một thành phố cao nguyên, với hồ nước rừng thông, với những con phố đồi dốc quanh co dưới những rừng thông và công viên với “những nụ hoa bé bỏng, dịu dàng trong đám cỏ”.

Những công trình kiến trúc của Đà Lạt xưa luôn cố gắng phô diễn vẻ đẹp quyền quý cao sang của mình, nhưng vẫn giữ sự hòa thuận với thiên nhiên, kín đáo ẩn mình dưới những rặng thông. Người xưa ý tứ và thông minh, bởi vì họ biết những khối hình bêtông lớn sẽ xung đột với cảnh quan, xung đột ngay với chính tâm hồn của con người Đà Lạt.

Hãy chỉnh trang, xây dựng TP.Đà Lạt, nhưng phải ứng xử bình tĩnh và công bằng với thành phố mơ mộng này.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Có nên để một rạp Hòa Bình xập xệ giữa trung tâm Đà Lạt?

Thế Lâm |

Những ngày qua, dư luận đề cập nhiều về “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị – tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt” trong đó có hai công trình sẽ phải dỡ bỏ và di dời còn gây nhiều ý kiến chưa đồng thuận là rạp Hòa Bình và dinh Tỉnh trưởng.

Đừng bêtông hóa Đà Lạt!

THANH HẢI - HỮU LONG |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Đà Lạt; và ngay lập tức đã có nhiều ý kiến phản biện trái chiều.

Đóng cửa " Tuyệt tình cốc" Đà Lạt

Phú Sơn |

UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã ra thông báo về việc đóng cửa, rào chắn khu vực mỏ đá tại lô a, khoảnh 13, Tiểu khu 110, xã Lát, huyện Lạc Dương, được giới trẻ gọi là “Tuyệt tình cốc".

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Thanh Hóa sơ tán gần 3.000 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Do ảnh hưởng của mưa lũ, tỉnh Thanh Hóa đã sơ tán gần 3.000 hộ dân đến nơi an toàn.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.