Học trực tuyến kéo dài, phụ huynh và học sinh đều khổ

Lê Thanh Phong |

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu một thực tế hiện nay, “người lớn đã đi làm nhưng trẻ em vẫn chưa được đến trường”, và cho rằng sự thận trọng quá mức mà không tính đến thiệt thòi của học sinh và khó khăn của các gia đình có trẻ nhỏ học ở nhà.

Đó là nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sáng 10.11 rất được dư luận quan tâm. Bởi vì rất nhiều phụ huynh có con đi học đang phải xoay xở để giải quyết chuyện "con cái đi học, cha mẹ đi làm" sao cho hài hòa.

Báo Lao Động ngày 9.11 có bài "Công nhân mong con được đến trường từng ngày", phản ánh tình trạng nhiều công nhân  phải bỏ con nhỏ ở nhà để đi làm với tâm lý bất an.

Anh chị em công nhân đều có chung đề xuất, đó là chỉ khi con cái đến trường học hành thì cha mẹ mới yên tâm vào nhà máy lao động sản xuất.

Không chỉ là công nhân trong các khu công nghiệp, mà cán bộ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng, khổ sở vì không biết xử lý như thế nào chuyện học của con cái. Không thể toàn tâm toàn ý với công việc khi bỏ con ở nhà.

Đô thị có sự nguy hiểm của đô thị, nông thôn có rủi ro của nông thôn. Nhiều trẻ em bị đuối nước, có trường hợp trong nhà có mấy chị em cùng bị đuối nước. Đó là điều ai cũng lo lắng, nguy hiểm vì dịch chưa thấy, các mối nguy hiểm khác còn cận kề hơn.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, không vì lo lắng quá mức mà hạn chế học sinh trở lại trường.

Về chuyện trẻ em chưa tiêm vaccine, quan điểm của Bộ Y tế rất rõ ràng, đó là Việt Nam chỉ tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Trẻ từ 5 tuổi - 11 tuổi không thể đợi chờ có vaccine mới cho đến trường. Rủi ro ở lứa tuổi này không cao như ở người lớn.

Bộ trưởng nói như vậy, nhưng nhiều địa phương cũng rất thận trọng, chưa cho mở cửa trường.

Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng 11.11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm, hiện nay người lao động đang rất cần phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học. Vì đa phần công nhân có con nhỏ ở độ tuổi này.

Lo cho học sinh đến trường, chính là giải quyết một phần khó khăn cho người lao động, và cũng là giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực hiện nay.

Chưa kể, đang xảy ra hiện tượng bị chấn thương tâm lý, trầm cảm đối với trẻ em vì học trực tuyến kéo dài. Mở cửa trường sớm cũng là cách để điều trị các chứng bệnh tâm lý cho học sinh.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Học trực tuyến không bê nguyên giáo án bình thường vào giảng dạy

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, chương trình học trực tuyến không bê nguyên từ giáo án bình thường vào giảng dạy. Bộ đã ban hành văn bản xác định chương trình học cốt lõi theo hướng tinh giản để phục vụ dạy trực tuyến và dạy trên truyền hình.

Học tập trực tuyến đã gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực

NHÓM PV |

Sáng 11.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường Quốc hội.

Bộ trưởng Y tế: Không vì lo lắng quá mức mà hạn chế học sinh trở lại trường

Đặng Chung - Thiều Trang |

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các địa phương không vì lo lắng quá mức đối với dịch bệnh mà hạn chế việc cho học sinh trở lại trường, đặc biệt là trẻ em đầu cấp.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.