Hơn 364 nghìn thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học là điều bình thường

Hoàng Văn Minh |

Năm nay, cả nước có đến hơn 364 nghìn trên tổng số hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp đã không đăng ký xét tuyển đại học, chiếm tỉ lệ 35,5%.

Lý do các thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học là để tham gia giáo dục nghề nghiệp, du học, xuất khẩu lao động hoặc lao động trực tiếp...

Năm 2022, con số này là 325 nghìn với các lý do tương tự năm nay.

Thật ra, nếu các con số thống kê vừa kể, nếu là chục năm trước thì đúng là đáng báo động. Tuy nhiên ở thời điểm này thì lại là chuyện rất bình thường, thậm chí là mừng nhiều hơn lo bởi nhiều lý do.

Trước hết, việc thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học hoặc đăng ký xét tuyển có kết quả đỗ rồi nhưng “không thèm” nhập học là “thành quả” hay sự minh hoạ cho công cuộc đổi mới căn bản giáo dục, bắt đầu từ 10 năm trước – mô hình giáo dục phi đồng nhất, để phân biệt với mô hình giáo dục đồng nhất (uniform education system), hay còn gọi là “giáo dục đồng phục” trước đó.

Giáo dục phi đồng nhất, như Luật Giáo dục 2019 đã khẳng định, giáo dục phổ thông thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Ngoài chương trình giáo dục chung, thống nhất trong toàn quốc, còn có phần giáo dục địa phương về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế do từng địa phương biên soạn, ban hành..

Ngoài trường phổ thông bình thường và trung tâm giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp, hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông quốc tế... được triển khai ở nhiều địa phương. Nhiều trường trong số này đã xây dựng triết lý, sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu riêng, hướng đến đào tạo công dân toàn cầu…

Thí sinh bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn do tuyển sinh đại học và giáo dục nghề nghiệp cũng do các trường tự chủ với nhiều phương thức xét tuyển theo xu hướng của thế giới và đa dạng hóa giáo dục sau trung học…

Thứ nữa là bây giờ, vào đại học không phải là con đường duy nhất để có thể “đổi đời” hay tìm được một công việc có thu nhập tốt.

Đó là chưa nói đến, học đại học với mức học phí dao động từ 30 - 50 triệu đồng/năm/sinh viên như hiện nay là quá sức so với thu nhập của số đông người dân.

Trong khi ra trường, thực tế lại có rất nhiều người không xin được việc làm, thậm chí có người phải giấu bằng để đi làm công nhân…

Dĩ nhiên đổi mới giáo dục mới chỉ đạt được một vài thành quả bước đầu. Và chặng đường phía trước vẫn còn rất nhiều gian nan do nhiều công đoạn giáo dục cũng như thói quen của giáo dục đồng phục, “tư duy văn mẫu” đã ăn sâu đối với lớp lớp giáo viên và cả người dân.

Thậm chí có những đổi mới tưởng đã thành nếp, nhưng lâu lâu vẫn còn có những đề xuất kiểu đi ngược sự tiến bộ, muốn quay trở về với “giáo dục đồng phục” và độc quyền.

Như mới nhất có ý kiến cho rằng, cần có thêm một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngoài 4 bộ sách của các đơn vị xã hội hóa vì lo ngại việc sử dụng nhiều bộ sách dẫn đến sự thiếu thống nhất trong dạy và học trên phạm vi cả nước là một ví dụ.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

7 kiến nghị giáo viên gửi đến Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trước năm học mới

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng |

Ngày 15.8 tới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo. Lần đầu tiên trong lịch sử người đứng đầu ngành giáo dục có buổi nói chuyện và trao đổi, giải đáp những băn khoăn của giáo viên.

Giáo dục đại học cần gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

PHONG LINH |

Cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục đại học tại Cần Thơ cần gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố - đó là mong muốn của Bí thư Thành uỷ Cần Thơ trong chuyến thăm và làm việc với các đơn vị đào tạo đại học trên địa bàn vào chiều 10.8.

Chương trình, SGK mới được thực nghiệm như thế nào?

Bích Hà (thực hiện) |

Ngày 14.8 tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT). Việc biên soạn, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới... là những nội dung nhận được sự quan tâm. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xung quanh các nội dung này.

Hơn 6.000 câu hỏi của giáo viên gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

trà my |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn nhận được hơn 6.000 ý kiến từ giáo viên, giảng viên.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.