Áp lực học tập, nhiều trò giỏi đi điều trị... tâm thần

L.Hà |

Từng là con ngoan, trò giỏi, niềm tự hào của gia đình, nhà trường song thời gian gần đây, Đ. học hành giảm sút và có nhiều biểu hiện khác thường trong cuộc sống khiến cả gia đình lo lắng.

Mang bệnh từ áp lực học tập

Đưa con đến điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, bố mẹ em Trương Quang Đ. (16 tuổi, ở Trần Phú, Bắc Giang) không khỏi lo lắng.

Nhiều năm liền, Đ. là học sinh giỏi và dẫn đầu trong một lớp chọn. Nhưng 2 năm trở lại đây, gia đình thấy Đ. trở nên xa lánh, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, thường khép nép khi mọi người nói chuyện về việc học tập của em. Đ. lơ là và không muốn học nữa, Đ sợ đi học… Ngoài ra, Đ. còn có biểu hiện ăn kém, cơ thể gầy đi, ngủ hay gặp ác mộng, thường giật mình vào ban đêm. Cảm xúc của Đ. thay đổi, hay cáu giận vô cớ. Gia đình cho đó là sự thay đổi của tuổi học trò, nhưng đến khi thấy Đ. không muốn đến trường nữa thì bố mẹ mới tá hỏa đưa con đi khám.

Tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Đ. được các bác sỹ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc của trẻ em cần phải điều trị.

Cũng đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, em Lê Ngọc Q. (20 tuổi, Thanh Hóa) cũng từng rơi vào giai đoạn khủng hoảng do áp lực học tập. “Sau khi học xong phổ thông, em có nguyện vọng tu luyện nước ngoài. Do mong muốn quá mãnh liệt mà bản thân không đáp ứng được nên em đã bị rối loạn lo âu: Sợ hãi việc học, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm giác mệt mỏi “kiệt sức”, khó tập trung, đầu óc như trống rỗng, tính tình thay đổi, căng cơ, đi học thì xin cô về…”, Q. nhớ lại.

Xin đừng tạo áp lực cho con trẻ

TS Nguyễn Văn Dũng - Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – người trực tiếp điều trị cho những trường hợp trên chia sẻ: Ở độ tuổi dưới 22 tuổi, sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Do đó, các em rất dễ bị tác động về mặt tinh thần, nên cảm xúc và hành vi của đối tượng thanh thiếu niên này cũng thay đổi.

“Bệnh nhân Đ. từ nhỏ được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng, và luôn cho rằng đó là động lực để con mình cố gắng. Thời gian Đ. dành cho học tập quá nhiều, với nhiều áp lực cần vượt qua mà không nghỉ ngơi, tập luyện thể thao đã dẫn đến mắc bệnh rối loạn cảm xúc”, TS Dũng chỉ ra nguyên nhân.

Bên cạnh những trường hợp các em bị áp lực bởi bố mẹ, thầy cô, xã hội… tại Viện Sức khỏe tâm thần, còn có nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều em không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, còn dành nhiều thời gian chơi game, vào mạng Internet rồi đến gần ngày thi mới học dồn nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút. Để đối phó với việc thức đêm, các em lại lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ dung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.

TS Dũng khuyến cáo, rối loạn cảm xúc do áp lực thi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm. Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường, các bậc cha mẹ cần phải đưa các em đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Tránh thái độ kỳ thị và tự ý mua thuốc bên ngoài để uống hoặc cúng bái, tin tưởng vào các đấng siêu nhiên.

Điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến áp lực học tập tùy theo mức độ có phác đồ điều trị phù hợp. Những trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, hay bệnh nhân loạn thần cần phải điều trị nội trú. Phương pháp điều trị cần kết hợp các liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược.

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Cơ hội mới từ diễn đàn "Kết nối Doanh nghiệp - 2024"

Tường Minh |

Những thông tin và cam kết từ diễn đàn “Kết nối Doanh nghiệp - 2024” hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp Đà Nẵng những cơ hội phát triển mới.

Trắng tay sau sạt lở, hàng chục hộ dân phải dựng lán ở tạm

Khánh Linh |

Hòa Bình - Trước nguy cơ sạt lở đổ sập nhà, hàng chục hộ dân tại xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn phải dựng lán giữa cánh đồng ở tạm.

Mất khí đốt Nga, EU tê liệt tăng trưởng

Song Minh |

Việc Liên minh châu Âu (EU) từ chối mua năng lượng, khí đốt Nga đã làm tê liệt tăng trưởng kinh tế của khối này.

Cô gái có thói quen đi chân trần bị “vi khuẩn ăn thịt người”

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Một cô gái 33 tuổi bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore. Theo chia sẻ, bệnh nhân thường đi chân trần thể dục nên có thể là nguồn lây.

Trải nghiệm bắt ba khía ban đêm ở Mũi Cà Mau

Tạ Quang |

Cà Mau - Để bắt được ba khía, du khách tham gia trải nghiệm phải trang bị bao tay vải, thùng đựng, bẫy và đèn…

Lộ sai phạm về quản lý đất đai, thực hiện dự án tại Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện dự án, khai thác khoáng sản... tại Phú Yên.

Bắc Ninh chuyển công an vụ việc ở Công ty Giấy Thuận Thành

Vân Trường |

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra vụ việc tại Công ty Cổ phần Giấy Thuận Thành (Công ty Giấy Thuận Thành).