Axit uric cao có nên ăn dọc mùng, nấm, rau mầm hay không?

Thùy Dung (T/H) |

Người có axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ các món ăn từ dọc mùng, nấm hay rau mầm để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Người axit uric cao không nên ăn nấm

Nấm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong thành phần của nấm có nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là B2, B3, B5, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và sức khỏe da.

Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có khả năng cung cấp kali, phốt pho, selen và đồng. Thành phần ergothioneine và glutathione trong một số loại nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư và mãn tính.

Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng purin trong nấm cũng ở ngưỡng cao, ước tính có khoảng 488mg purin trong mỗi 100g nấm. Vì vậy, những bệnh nhân mắc gout có người có axit uric cao nên hạn chế sử dụng các món ăn từ nấm trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày bởi có thể làm gia tăng biểu hiện bệnh.

Rau mầm không tốt cho người có axit uric cao

Rau mầm là nguyên liệu phổ biến trong các món salad. Thành phần dinh dưỡng trong các loại rau mầm là khác nhau song nó vẫn chứa lượng lớn protein, folate, magie, phốt pho, mangan và vitamin C, K... Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, người có nồng độ axit uric cao không nên sử dụng loại rau này quá thường xuyên.

Lý do là bởi hàm lượng purin trong các loại rau mầm đều tương đối cao. Ví dụ, hàm lượng purin trong giá đỗ là 200mg/100g, rau mầm từ đậu nành là 180mg/100g... Chưa kể, hiện nay, có nhiều loại rau mầm được phun các loại thuốc kích thích tăng trưởng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều.

Ăn rau mầm quá nhiều có thể làm tăng axit uric. Đồ họa: Thùy Dung
Ăn rau mầm quá nhiều có thể làm tăng axit uric. Đồ họa: Thùy Dung

Axit uric cao không nên ăn rau dọc mùng tưởng xuyên

Rau dọc mùng thường xuất hiện phổ biến trong nhiều món ăn dân dã như canh chua dọc mùng, bún dọc mùng, dọc mùng muối chua… Tuy nhiên, việc ăn dọc mùng quá thường xuyên có thể khiến cho các bệnh nhân gout xuất hiện các hiện sưng đau khớp.

Trong 100g dọc mùng có chứa khoảng 100mg purin, khi được nạp vào cơ thể với số lượng lớn, các purin nhanh chóng chuyển hóa thành axit uric, thúc đẩy các biểu hiện bệnh xuất hiện ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, theo Đông y, dọc mùng có tính nóng nên có thể trở thành nguyên nhân của các triệu chứng sưng, đau nhức khớp.

Thùy Dung (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Axit uric cao có nên ăn cá chép không?

Trà My |

Bệnh nhân có nồng độ axit uric cao có thể ăn cá chép với liều lượng vừa phải và chế biến thích hợp. Cá chép chứa các acid béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa. Đồng thời, cá chép có chứa nhiều chất dinh dưỡng vi chất có lợi cho sức khỏe.

Bị axit uric cao có ăn lá tía tô hàng ngày không?

Thùy Dung (T/H) |

Nồng độ axit uric sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh biết cách sử dụng lá tía tô trong thực đơn hàng ngày.

Axit uric cao có nên ăn bún, phở không?

Trà My |

Người có axit uric cao chỉ nên ăn bún, phở với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bún, phở tươi còn chứa một lượng lớn mangan. Chất này khi đi vào cơ thể có khả năng hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm viêm trong cơ thể.

Mực nước Thủy điện Hòa Bình ra sao sau mưa lớn?

Minh Nguyễn |

Sau mưa lớn, mực nước ở hồ Thủy điện Hòa Bình tiếp tục dâng cao so với thời điểm đóng cửa xả lũ.

Một học sinh lớp 2 bị xe ôtô cán tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một phụ huynh lái xe ôtô bán tải đã vô tình cán tử vong một nữ học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Đắk Nông điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

PHAN TUẤN |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông vừa quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Thượng Hải hứng bão mạnh nhất 75 năm

Thanh Hà |

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải (Trung Quốc) sáng 16.9 với cường độ bão cấp 1, sức gió vượt qua cơn bão mạnh nhất tấn công thành phố này năm 1949.

Axit uric cao có nên ăn cá chép không?

Trà My |

Bệnh nhân có nồng độ axit uric cao có thể ăn cá chép với liều lượng vừa phải và chế biến thích hợp. Cá chép chứa các acid béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa. Đồng thời, cá chép có chứa nhiều chất dinh dưỡng vi chất có lợi cho sức khỏe.

Bị axit uric cao có ăn lá tía tô hàng ngày không?

Thùy Dung (T/H) |

Nồng độ axit uric sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh biết cách sử dụng lá tía tô trong thực đơn hàng ngày.

Axit uric cao có nên ăn bún, phở không?

Trà My |

Người có axit uric cao chỉ nên ăn bún, phở với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bún, phở tươi còn chứa một lượng lớn mangan. Chất này khi đi vào cơ thể có khả năng hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm viêm trong cơ thể.