Chất lượng sữa học đường bị thả lỏng?

LH |

Hàng trăm học sinh tại tỉnh Hậu Giang ngộ độc sau khi uống sữa pha sẵn phát cho trường học. Câu chuyện chất lượng sữa học đường một lần nữa lại được đưa ra.

Thiếu kinh phí, thiếu cơ chế khuyết khích người thực hiện, khó kiểm soát chất lượng sữa... là những yếu điểm được đưa ra tại nhiều hội thảo về sữa học đường.  

Từ tháng 7.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

Những khó khăn dẫn đến việc triển khai chậm trễ ngoài kinh phí, nguồn lực triển khai còn vướng nhiều ở khâu kiểm soát chất lượng sữa đưa vào trường học.

Một số tỉnh còn sử dụng sữa bột pha lại hoặc các loại sữa không rõ nguồn gốc cho sữa học đường, các trường học rất khó khăn trong việc nhận biết sữa học đường có đạt chuẩn hay không. Đơn cử như vụ ngộ độc sữa trong trường học ở Hậu Giang.

Để giải quyết khó khăn này, ngày 28.9.2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/BYT về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường. Theo đó, các sản phẩm sữa tươi đã được quy định trong Quy chuẩn quốc gia (QCVN 5-1:2010/BYT) được sử dụng trong chương trình sữa học đường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quy định tạm thời. Hiện chương trình sữa học đường đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành nhưng chất lượng nguồn sữa vẫn là bài toán nan giải.

Về phía Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm - đơn vị được giao nhiệm vụ đưa ra tiêu chuẩn và chứng nhận hợp quy với sản phẩm sữa - khẳng định: Thời gian tới sẽ bãi bỏ khái niệm sữa tiệt trùng để thay thế bằng hai khái niệm sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT).

Đây là quy chuẩn có khái niệm sữa tiệt trùng dùng để chỉ loại sữa dạng lỏng làm chủ yếu từ sữa bột nhập khẩu, tồn tại trong suốt 5 năm qua, khiến người tiêu dùng Việt Nam không phân biệt được các loại sữa trên thị trường.

Tên gọi này được dùng ghi lên hộp sữa bán ra khiến người dùng lâu nay không phân biệt được đâu là sữa tươi hay pha ra từ sữa bột, ảnh hưởng đến quyền được minh bạch thông tin, thiếu cơ sở lựa chọn đúng sản phẩm.

Bộ Y tế đã xây dựng chuẩn sữa học đường theo hướng sản xuất từ sữa tươi nguyên chất hoặc sữa tươi bổ sung các vi chất dinh dưỡng phù hợp với sự hấp thu của trẻ. Hy vọng sau khi Bộ Y tế ban hành quy chuẩn về sữa học đường, sẽ có chuẩn chung để sữa đủ điều kiện mới vào được trường học.

LH
TIN LIÊN QUAN

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.