Thầy thuốc Phan Thị Phượng - hội viên Hội Đông y Lạng Sơn - đang bốc thuốc cho bệnh nhân. |
Thuốc từ trong dân gian
Khi bước qua tuổi 40, cơ thể con người bắt đầu có dấu hiệu xâm lấn của tuổi tác, không kể nam hay nữ, căn bệnh thoái hóa khớp “gặm nhấm” sức khỏe người bệnh từng ngày. Đặc biệt, khí hậu các tỉnh phía Bắc thay đổi theo mùa, vào mùa đông người bệnh khớp phải chịu nỗi khổ không biết kêu ai.
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, người bệnh suốt đời phải chung sống với những cơn đau, đỏ, sưng và cứng khớp. Điều này tác động không nhỏ đến hệ thống dây chằng, cơ, gân và các mô xung quanh khớp.
Trong điều trị bệnh khớp, nhiều người thường mang tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, nhất là khi trên thị trường bày bán rất nhiều sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thuốc dạng viên nén, nhiều người vẫn không thoát được nỗi đau bị bệnh tật dày vò.
Thời gian gầy đây, xu hướng điều trị bằng thuốc nam được người bệnh đặc biệt quan tâm. Những vị thuốc như dây đau xương, dây chìa vôi… nhanh chóng “lên ngôi” và được bán rộng rãi trên mạng.
Theo Đông y, dây đau xương (tên khoa học là Caulis Tinosporae tomentosae) là một loại cây leo dài, có vị đắng, tính mát, có tác dụng chữa tê bại, xương khớp đau nhức do phong thấp, chân tay co rút…
Cây chìa vôi là một giống cây thân leo, thường mọc gần bờ suối hoặc những nơi ẩm ướt, rất dễ kiếm. Theo các tài liệu y học cổ, cây chìa vôi có tác dụng chữa nhiều bệnh phổ biến như phong thấp, đau xương, thoái hoá cột sống. Sử dụng lá tươi phải rửa thật kĩ, bởi trên bề mặt lá chìa vôi có lớp bột phấn gây ngứa. Muối sống sẽ có tác dụng khử chất ngứa này.
Nhiều bài thuốc gia truyền chữa bệnh khớp của người dân tộc phía Bắc nước ta có hiệu quả cao. |
Bài thuốc gia truyền xứ Lạng
Nhắc đến công dụng 2 vị thuốc nam trên, một thầy thuốc thuộc Hội viên Hội đông y Lạng Sơn cho biết, mỗi vị thảo dược đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Với dây đau xương hay cây chìa vôi tác dụng chung là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp rất tốt.
Do đó, khi 2 vị thuốc trên được sự bổ trợ của một vài vị thuốc nam khác, công dụng chữa thoái hóa khớp sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều. Đặc biệt, dây đau xương đã được thử nghiệm dược lý và dược lý lâm sàng xác minh hiệu lực chống viêm.
Để sử dụng dây đau xương và dây chìa vôi làm thuốc, sau khi hái về cần rửa sạch, lấy thân dây cắt ngắn thành từng đoạn dài 3-4 cm phơi hoặc sấy khô. Ngoài 2 vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái hóa khớp còn có thêm một vài vị thuốc nam khác như rễ đinh lăng, ngải cứu, lá lốt…
Mỗi ngày uống một thang thuốc sẽ giúp người bệnh nhanhh chóng thoát khỏi cơn đau nhức. Cách sử dụng khá đơn giản, sau khi cho thuốc vào nồi, đổ 3 bát nước đun sôi sắc nhỏ lửa, đến khi còn khoảng 1 bát đổ ra uống, ngày sắc uống 3 lần sau khi ăn, nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm.
Khác với Tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, trung bình người bệnh uống liên tục từ 1-3 tháng sẽ nhận thấy sự thay đổi xương khớp trong vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khuyến cáo phụ nữ có thai, đang cho con bú không được uống thuốc nam chữa thoái hóa khớp. Trong thời gian chữa trị cần kiêng các loại thịt như chó, ngan, cá mè và các chất cay, nóng.
Ở nước ta, nguồn nguyên liệu thuốc nam có nhiều nhất tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại đây, người dân tộc vẫn còn giữ được những bài thuốc gia truyền chữa bệnh khớp hay.
Điều đặc biệt, những vị thuốc gia truyền đều được thu hoạch trên các đỉnh núi cao Lạng Sơn. Hàng ngày, đồng bào người dân tộc Dao vào rừng sâu, núi cao hái thuốc từ cây cổ thụ đem về. Từ lá cây tươi, thầy thuốc mới chặt nhỏ phơi khô, bảo quản trong kho, tùy người bệnh mà bốc thuốc khớp, máu nhiễm mỡ hay mất ngủ.
Bài thuốc chữa đau xương khớp
Thầy thuốc Phan Thị Phượng - Hội viên Hội đông y Lạng Sơn
Phòng 2305 tòa nhà Usilk 101, khu đô thị Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 0986339776