Kỳ 1:

Dấu hiệu bất thường ở Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng: Nhập nhèm mô hình công - tư

Nhóm Phóng viên |

Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng là bệnh viện duy nhất hiện nay trên cả nước không phải bệnh viện công cũng không phải tư. Mục tiêu ban đầu của chính quyền Đà Nẵng là huy động các nguồn từ thiện, giúp phụ nữ nghèo được điều trị bệnh kịp thời, nhưng đến nay, cả mô hình lẫn quá trình hoạt động đều không theo hướng đó.

Đầu tư công, nhưng hoạt động mô hình khác

Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng được thành lập với tư cách pháp nhân là Cty TNHH MTV, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Bệnh viện có tổng kinh phí đầu tư 76 tỉ đồng, nhưng lại được huy động từ nhiều nguồn. Từ ngân sách của thành phố là 35 tỉ đồng, 2,3 tỉ đồng do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Đà Nẵng vận động hội viên và các tổ dân phố đóng góp. Số còn lại hơn 39,6 tỉ đồng được cho là do Hội Bảo trợ Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh Đà Nẵng (Hội BTPNTE) vận động các nhà hảo tâm tài trợ (trong đó có 4,5 tỉ đồng vốn lưu động).

Hầu hết tài sản là đất đai, nhà cửa, cơ sở thiết bị… do Hội BTPNTE mua sắm và chuyển giao cho bệnh viện sử dụng, nhưng chủ sở hữu lại là Hội BTPNTE. Điều này chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014. Dù hoạt động như một doanh nghiệp nhưng bệnh viện lại phải làm nhiệm vụ là miễn, giảm viện phí cho phụ nữ nghèo. Số tiền này được trích từ doanh thu của Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng chuyển về cho Hội BTPNTE, sau đó căn cứ vào thực tế số lượt phụ nữ nghèo đến khám và điều trị tại bệnh viện hằng năm để chuyển ngược về cho bệnh viện quyết toán.

Giá viện phí cao

Bác sĩ Nguyễn Thị Lợi - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng cho biết: “Chủ trương giá dịch vụ ở bệnh viện phải luôn luôn thấp hơn Bệnh viện Hoàn Mỹ 10% cùng thời điểm”. Nhưng, thực tế lại khác, giá viện phí ở đây lại khá cao. Bảng giá viện phí của Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng năm 2016 cho thấy rất ít dịch vụ thu bằng hoặc thấp hơn, còn lại đều cao hơn từ 10 đến 20 lần so với giá ở một bệnh viện công lập (do BHYT quy định) và cao gấp đôi so với Bệnh viện tư Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

Ví dụ dịch vụ chụp thận xuôi dòng qua ống dẫn lưu là 83.000 đồng/lần (theo BHYT) thì ở Bệnh viện phụ nữ Đà Nẵng có giá 800.000 đồng/lần, gấp gần 10 lần. Dịch vụ này thì ở Bệnh viện tư Hoàn Mỹ cũng chỉ 668.000 đồng/lần.

Dịch vụ chọc dò nước ối trong chuẩn đoán trước sinh ở bệnh viện công chỉ 481.000 đồng/lần (theo BHYT) thì ở Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng có giá đến 2.000.000 đồng/lần, hơn gấp gần 5 lần. Giá ngày giường bệnh loại III tại bệnh viện công lập là 38.000 đồng/ngày, trong khi tại Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng thì là 400.000 đồng/ngày, hơn gấp 10 lần… Vì thế, doanh thu hoạt động kinh doanh chính của bệnh viện giai đoạn 2009 - 2015 tăng bình quân hơn 28%/năm.

Thu nhập của người lao động ở đây cũng cao hơn hẳn các bệnh viện công lập. Mặc dù báo lỗ, Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng đã dành 38% doanh thu thực hiện trong tháng để chi cho quỹ tiền lương. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là hơn 10,4 triệu đồng/người/tháng và có người lên đến 55 triệu đồng/người/tháng. Theo báo cáo quyết toán tài chính năm 2015, số dư khoản chi có tính chất khen thưởng phúc lợi của bệnh viện lên đến hơn 583 triệu đồng.

Một điều khó hiểu nữa là mặc dù công suất bệnh viện chỉ có 50 giường nhưng đơn vị lại tuyển dụng hơn 100 lao động. Trong khi thực hiện định mức lao động theo Thông tư liên bộ số 08 của Bộ Y tế dành cho bệnh viện chuyên khoa hạng 2 như Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng thì với công suất 50 giường bệnh tương ứng chỉ 1,1 - 1,4 lao động/giường bệnh. Như vậy, tại Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng, số lao động dôi dư chiếm đến gần một nửa, tạo thành gánh nặng tiền lương và các chi phí khác.

Một nghịch lý là Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng đang “ăn nên làm ra” với thu nhập của người lao động cao ngất ngưởng, nhưng liên tục báo lỗ. Trong 4 năm đầu hoạt động, bệnh viện lỗ 7,6 tỉ đồng (riêng trong 2 năm 2009 và 2010, bệnh viện lỗ đến hơn 6,9 tỉ đồng).

Từ năm 2013 đến năm 2015, bệnh viện kinh doanh có lãi hơn 2,4 tỉ đồng nhưng không đủ bù đắp cho khoản lỗ phát sinh trước đó nên lỗ luỹ kế đến 31.12.2015 còn hơn 5,2 tỉ đồng. Trên thực tế, nếu loại trừ khoản thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh chính của bệnh viện lỗ trên 10 tỉ đồng.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Lũ quét sạch cửa nhà, nợ nần đè nặng lên vai người còn sống

NHÓM PV |

Trận lũ quét lịch sử xảy ra vào cuối tháng 7 tại xã biên giới Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tạo gánh nặng nợ nần trên vai những người may mắn sống sót.