Nguyên nhân khiến cơn ho dai dẳng, mất ngủ cả đêm

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH) |

Ho dai dẳng gây khó chịu, đặc biệt nếu ho nhiều vào ban đêm. Đôi khi, cơn ho có thể trầm trọng hơn vì một số lý do như chất nhầy ở trong cổ họng (đờm) hoặc các chất khác có từ môi trường. Nó sẽ gây kích ứng mũi và cổ họng, khiến cơn ho kéo dài và trầm trọng hơn.

Ho về đêm liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn

Tiến sĩ, Bác sĩ Radhika Banka - chuyên gia tư vấn hô hấp (Bệnh viện PD Hinduja & MRC, Mahim, Mumbai, Ấn Độ) - cho biết, ho về đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cũng cản trở việc nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể.

Cũng theo vị chuyên gia, ho thường là một phản xạ phòng thủ giúp cơ thể loại bỏ chất nhầy và các chất gây kích ứng, khó chịu khỏi cổ họng, khí quản và phế quản.

Ho về đêm là tình trạng ho xảy ra vào cuối ngày do nhiều nguyên nhân dẫn đến. TS. Banka thông tin, hiện tượng này thường liên quan tới một số bệnh lý tiềm ẩn ở tim, phổi hoặc đường hô hấp.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể dẫn đến việc ho về đêm. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể là do đốt than, đốt nhang, nhang muỗi, tường ẩm ướt dẫn đến nhiễm nấm...

Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây ho về đêm có thể chia làm 3 phần: hô hấp, không hô hấp và toàn thân.

Các nguyên nhân hô hấp phổ biến nhất gây ho mạn tính bao gồm: chảy nước mũi, nhiễm trùng và hen suyễn, các yếu tố môi trường như hút thuốc (cả chủ động và thụ động).

Các nguyên nhân về hô hấp

Giãn phế quản, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh xơ nang, bệnh phổi kẽ (ILD), khối u phổi nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh sarcoidosis (u hạt - là bệnh lý u hạt không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể đặc biệt là phổi), bệnh lao...

Các nguyên nhân không liên quan đến hô hấp

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nhồi máu phổi, ho tâm lý...

Trong một số trường hợp rất hiếm có rối loạn nhịp tim, phình động mạch chủ, hội chứng Tourette (còn được gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bệnh nhân bị co giật) và thiếu vitamin B12 có thể là những yếu tố gây ho về đêm.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh hen suyễn dạng ho, GERD và hội chứng ho do đường hô hấp trên (UACS) chiếm 90% các trường hợp ho về đêm.

Cách kiểm soát cơn ho về đêm

Việc kiểm soát các cơn ho về đêm thường phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ho.

TS. Banka khuyên rằng, nên giữ khoảng cách ít nhất hai giờ giữa bữa tối và giờ ngủ đối với bệnh nhân mắc bệnh thuộc trường hợp GERD. Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng histamine (là một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh cho não, tủy sống và tử cung) và thuốc thông mũi thường có tác dụng tốt đối với tình trạng chảy nước mũi sau.

Tuy nhiên, các trường hợp này cần phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu cơn ho có liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào về tim hoặc phổi.

Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý và đặt bệnh nhân đúng tư thế trên giường là những khía cạnh quan trọng trong cần lưu ý và thực hiện để giảm cơn ho hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn đang có thói quen sử dụng thuốc lá, bạn nên từ bỏ để giúp giấc ngủ, sức khỏe của bản thân và người thân được cải thiện.

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH)
TIN LIÊN QUAN

Khàn tiếng, ho dai dẳng, khó nuốt - có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp

Hương Giang (Theo Healthline) |

Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất, chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Bệnh tiến triển chậm và có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm.

Thoát khỏi cơn ho dai dẳng trong 5 phút với những cách sau

Hương Lê (Theo Women’s Health) |

Để thoát khỏi cơn ho dai dẳng, bạn có thể tham khảo những cách sau.

Ho hậu COVID-19 có thể kéo dài bao lâu và phải làm gì khi ho dai dẳng?

THẢO ANH - MINH QUANG |

Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người đã mắc phải những triệu chứng kéo dài và trong đó ho là một trong những dấu hiệu điển hình. Theo các bác sĩ điều trị tình trạng ho hậu COVID-19 có thể kéo dài đến 3 tháng và cần được đánh giá đúng nguyên nhân để ứng phó, xử trí phù hợp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Khàn tiếng, ho dai dẳng, khó nuốt - có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp

Hương Giang (Theo Healthline) |

Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất, chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Bệnh tiến triển chậm và có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm.

Thoát khỏi cơn ho dai dẳng trong 5 phút với những cách sau

Hương Lê (Theo Women’s Health) |

Để thoát khỏi cơn ho dai dẳng, bạn có thể tham khảo những cách sau.

Ho hậu COVID-19 có thể kéo dài bao lâu và phải làm gì khi ho dai dẳng?

THẢO ANH - MINH QUANG |

Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người đã mắc phải những triệu chứng kéo dài và trong đó ho là một trong những dấu hiệu điển hình. Theo các bác sĩ điều trị tình trạng ho hậu COVID-19 có thể kéo dài đến 3 tháng và cần được đánh giá đúng nguyên nhân để ứng phó, xử trí phù hợp.