Phát hiện bụi trong không khí "đầu độc" ADN

Theo khoahocphattrien.vn |

Kết quả quan trắc bụi mịn ở Việt Nam gần đây đã phát hiện bụi PM1.0, thậm chí cả bụi nano (≤ 0,1µm). Loại bụi này có thể vượt qua mọi hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp, bít các lỗ trao đổi ôxy ở phế nang, tác động đến cấu trúc DNA.

Bụi nano được phát hiện như thế nào?

Tại hội thảo về ô nhiễm không khí vừa diễn ra, ông Nguyễn Văn Thùy - Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - chia sẻ: "Các trạm quan trắc của Việt Nam đã phát hiện bụi PM1.0, nhỏ hơn bụi PM2.5 đã được biết đến. Đây là loại bụi mới quan trắc được, thế giới vẫn đang nghiên cứu. Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn cho loại bụi này".

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2016, tại nội thành của các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, 20% số ngày trong năm có lượng bụi PM10, PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

Cũng theo ông Thùy, số liệu quan trắc cho thấy, nồng độ bụi tại các đô thị thường vượt 2-3 lần so với QCVN, tập trung chủ yếu ở các trục giao thông lớn và đô thị loại 1.

Theo Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, trong quý I.2017, Hà Nội có 37 ngày có nồng độ PM2.5 trong 24h vượt ngưỡng cho phép của QCVN (50µm/m3) và 78 ngày vượt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 25µm/m3. Con số tương tự ở TPHCM lần lượt là 6 và 78 ngày.

PGS.TS Nghiêm Trung Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội - cho biết: "Bụi PM1.0 thực tế đã được quan trắc thấy từ lâu. Về mặt nguyên tắc, bụi PM10 và PM2.5 đều chứa bụi PM1.0. Vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm là bụi nano. Ở Việt Nam, chúng tôi đã quan trắc được bụi nano trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, để kết luận, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu thêm".

Khoảng 10 năm trước, các nhà khoa học thế giới cho rằng bụi nano không nguy hiểm vì nó bé như phân tử khí, theo luồng hít thở vào phổi rồi đi ra. Tuy nhiên, giờ họ đã có cách nhìn khác.

PGS.TS Dũng cho biết thêm: "Bụi càng bé thì tổng diện tích bề mặt riêng càng lớn, càng hấp phụ nhiều chất ô nhiễm. Bản thân các hạt bụi này đã độc, lại giống như con thuyền mang theo nhiều chất ô nhiễm khác".

PGS.TS Dũng đưa ra một phép so sánh: "Một trong các khâu vất vả khi nghiên cứu bụi nano là lấy mẫu bụi để cân. Chúng tôi dùng cân có giới hạn phát hiện là 1µg (1 phần triệu gram). Nếu như các đồng nghiệp ở Nhật Bản cần 3 ngày đến 1 tuần mới lấy đủ lượng bụi để cân thì ở Việt Nam chúng tôi chỉ cần khoảng 1 ngày".

Sự nguy hiểm của bụi nano 

ThS.BS Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo cộng đồng - cho biết, ông và đồng nghiệp từng nghiên cứu về ô nhiễm tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam và nhận thấy ung thư là nguyên nhân của khoảng 1/3 số ca tử vong mỗi năm.

"Chúng tôi tìm hiểu mới biết trong xã có 2 nhà máy ximăng và 2 mỏ đá. Khi đặt máy đo nồng độ bụi PM10, PM2.5 thì kết quả đáng báo động. Mỗi năm ở đây chỉ có khoảng 1-2 tuần chất lượng không khí đảm bảo".

Theo Ths.Bs An, các loại bụi mịn như PM2.5, PM1.0 hay nhỏ hơn đặc biệt nguy hiểm vì không bị ngăn chặn bởi lông mũi, dịch nhầy ở mũi và phế quản. Nó "ngang nhiên" đi vào phế nang, bít các lỗ trao đổi ôxy ở đây, khiến trẻ em dễ viêm phổi, người già dễ bị bệnh tim mạch, đột quỵ... Khẩu trang không bảo vệ được con người trước bụi mịn vì chỉ ngăn được loại bụi thô, kích thước lớn.

ThS Vũ Xuân Đán - Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TPHCM - cảnh báo: "Bụi càng mịn càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp. Nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc DNA, bởi sự mất cân bằng ôxy khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA. Các hóa chất trong bụi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni và chất aldehyde có thể cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây ung thư phổi".

Các nguồn cơ bản gây ra bụi là hoạt động giao thông, xây dựng, dân sinh, nông nghiệp, làng nghề và sản xuất công nghiệp. Để "chữa bệnh" cho không khí, phải chữa từ căn nguyên chứ không thể chữa triệu chứng: Cần tập trung vào nguồn gây ô nhiễm mới xử lý được tận cùng, không phải thải ra rồi mới tìm cách xử lý.

Theo khoahocphattrien.vn
TIN LIÊN QUAN

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Nhiều người dân ở TPHCM mòn mỏi chờ cấp sổ hồng

Bảo Chương |

TPHCM - Khó có mấy ai hiểu được hết nỗi khổ của những người mua chung cư và mòn mỏi chờ có sổ hồng.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Lúc lên hương, khi thảm hại vì "thả nổi" chiết khấu xăng dầu

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu "đứng ngồi không yên" trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị doanh nghiệp đầu mối "bóp" chiết khấu xăng dầu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.