Thả muỗi sinh học chống sốt xuất huyết

L.Hà |

Đối phó với bệnh sốt xuất huyết (SXH), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cần mở rộng việc thả muỗi chứa tác nhân sinh học Wolbachia tại đất liền để hạn chế sự sinh sôi nảy nở của muỗi vằn truyền bệnh SXH.

Thời điểm này, số ca mắc SXH ở Hà Nội đã giảm 18%, nhưng vẫn còn 20% số gia đình vẫn có bọ gậy. Do vậy, các chuyên gia đánh giá dịch bệnh SXH ở Hà Nội giảm, nhưng chưa bền vững. Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu nhân rộng mô hình tại các địa phương sau thành công của việc thí điểm thả muỗi mang tác nhân Wolbachia tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang).

Vào tháng 8.2016, kết quả nghiên cứu thí điểm ứng dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia trên đảo Trí Nguyên đã được Bộ Y tế nghiệm thu về các mặt tính an toàn, khả năng ức chế virus Dengue của muỗi Wolbachia và sự ủng hộ của cộng đồng. Hiện nay "Dự án Hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam" đang xin phép các cấp có thẩm quyền để triển khai bước tiếp theo là thí điểm thả muỗi Wolbachia trên một khu vực thực địa hẹp ở thành phố Nha Trang đất liền, dự kiến từ cuối năm 2017. 

Bộ Y tế cũng yêu cầu, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu việc sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống SXH  nếu thành công dự kiến sẽ mang lại bước tiến mới cho công cuộc phòng chống SXH. Điều quan trọng nghiên cứu muỗi thả ở các khu vực khác có phù hợp không. Nếu tiếp tục thành công, dự kiến năm 2018 sẽ triển khai thả muỗi vằn phòng bệnh SXH trên toàn thành phố.

Cuối tháng 8.2017, lãnh đạo Bộ Y tế và đại diện một số Viện nghiên cứu đã có buổi làm việc cùng Giáo sư Scott O’Neil (Đại học Monash, Úc), Giám đốc Chương trình Loại trừ SXH toàn cầu  để bàn kế hoạch triển khai mở rộng thí điểm ứng dụng muỗi Wolbachia để phòng SXH ở một số địa phương khu vực phía Nam của Việt Nam trong những năm tới. 

Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn,… và cả một số loài muỗi thường đốt người (nhưng muỗi vằn truyền bệnh SXH thì lại không có vi khuẩn này). Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi chúng có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây bệnh SXH), từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền vi rút gây bệnh sang người.

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Quảng Bình còn 10 thôn chia cắt, không còn hộ dân bị ngập

CÔNG SÁNG |

Tính đến 10h ngày 21.9, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn 10 thôn, bản bị chia cắt, không hộ dân nào bị ngập.

Sở Y tế vào cuộc vụ bệnh nhân tử vong ở phòng khám

BẢO TRUNG |

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị xác minh ngay vụ việc 1 bệnh nhân tử vong sau khi thăm khám tại một phòng khám tư.

2 ôtô va chạm khiến 2 người đi xe máy tử vong

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 8 giữa 2 ôtô tải với 1 xe máy khiến 2 người trên xe máy tử vong.

Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khả năng từ tháng 10-12.2024, số cơn bão đổ bộ đất liền cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Sự kỳ lạ nhìn từ vụ Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học

Lan Anh |

Đại diện trường Đại học Ngoại thương đã xác nhận Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp trong bối cảnh cô vừa đăng quang cuộc thi sắc đẹp thứ 2 sau 10 năm.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên áp thấp nhiệt đới

Ngọc Vân |

Một vùng áp thấp ngoài khơi phía bắc Luzon, Philippines đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Igme vào chiều 20.9.