Đã có thời “Tiền lẻ hơn thẻ thương binh”

đỗ phấn |

Chưa bao giờ từ khoá “Tiền lẻ” lại được người dân quan tâm đến nhiều như lúc này. Thường thì người ta quan tâm đến tiền lẻ là vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới. Thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội cúng bái kêu cầu.

“Tiền lẻ hơn thẻ thương binh” là tục ngữ vỉa hè ở Hà Nội vào quãng cuối những năm ’60 đầu những năm ’70 thế kỷ trước. Lúc ấy thương binh là một phần dân số không nhỏ của thành phố. Họ được gọi chung cho thương binh của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng tấm “thẻ thương binh” có rất nhiều ưu đãi xã hội. Đại khái đi tàu xe, cầu phà được miễn giảm giá vé. Xin học hay chữa bệnh cho bản thân hoặc gia đình mình đều được ưu tiên và miễn giảm tiền bạc.

Cuối cùng là ưu tiên ở mọi nơi mọi chỗ có công việc phải xếp hàng. Thời chiến tranh bao cấp là đỉnh cao của trật tự xếp hàng không phải vì văn minh nếp sống đô thị mới. Chỉ là có quá nhiều thứ thiếu thốn để phân phối buộc người ta phải xếp hàng để tạo ra một chút bình đẳng. Nhiều người chậm chân chỉ nhận được khái niệm bình đẳng ở chỗ được xếp hàng cùng với những người mua được hàng mà thôi. Mua được hay không là chuyện khác hẳn.

Nhiều người có thân nhân làm việc trong các cửa hàng lương thực thực phẩm hoặc bách hoá bán lẻ sẽ không bao giờ phải xếp hàng. Vài người láu cá móc ngoặc với nhân viên cửa hàng cũng mang được hàng hoá ra ngoài bán lại thu tem phiếu và tiền công xếp hàng. Lúc ấy gọi là bọn “phe phẩy”.

Thương binh dĩ nhiên chìa tấm thẻ ra là được ưu tiên ở mọi nơi mọi chỗ. Không hiểu vì lý do gì mà cũng chính lúc này tiền lẻ trở nên hiếm hoi một cách trầm trọng. Các quầy hàng mậu dịch luôn không có đủ tiền lẻ trả lại cho khách. Ngạc nhiên nhất chính là lúc này tờ tiền mệnh giá lớn nhất mới chỉ là 10 đồng. Sau nó là các tờ 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng và 5 hào, 2 hào, 1 hào. Phần còn lại là tiền xu rủng rẻng trong túi áo các bà đi chợ 2 xu, 5 xu.

Nếu tính tỉ lệ tiền lẻ theo định nghĩa là mệnh giá nhỏ dùng để tiêu vặt thì nó áp đảo so với tiền mệnh giá lớn. Không như bây giờ nếu tính từ 10 nghìn trở xuống là tiền lẻ thì chỉ có ba tờ tiền còn lưu thông thường xuyên là 5 nghìn, 2 nghìn và 1 nghìn. Tờ 500đ và 200đ hầu như chỉ dùng đi lễ đền chùa miếu mạo vào ngày lễ tết. Nhiều siêu thị trong phố người ta công nhiên không nhận và trả tiền 500đ và 200đ. Khách hàng thắc mắc có thể nhận được một cái kẹo thay vì trả lại 500đ. Cái kẹo này các bà nội trợ tốt nhất cũng chỉ nên mang về làm món nước hàng kho cá mà đừng cho cháu ăn.

Tiền lẻ thiếu nên các nhân viên mậu dịch buộc phải có cách vận hành khác. Họ tự ý đặt ra quy định ai có tiền lẻ được ưu tiên mua hàng trước cả thương binh. Dù rằng đã có nhiều người láu cá vặt mang khá nhiều tiền về nông thôn đổi ra tiền lẻ để mong nhận được ưu tiên ở thành phố thì tình hình vẫn là thiếu.

Nông thôn lúc ấy cũng hiếm cả tiền lẻ lẫn tiền chẵn. Nông dân phần lớn tự túc tự cấp. Nhiều nhà cả năm không tiêu đến tiền dù chẵn hay lẻ. Nhà nước phản ứng chậm chạp do tình hình biến động giá cả khó kiểm soát nên cũng không kịp in ra tiền lẻ mới. Tình hình “Tiền lẻ hơn thẻ thương binh” kéo dài đến hơn 2 năm mới tạm được vãn hồi trật tự.

’90, phong trào cúng bái đền phủ lên cao chưa từng thấy. Những địa danh nổi trội nhất lúc ấy có thể kể đến Đền Bà Chúa Kho trên Bắc Ninh, Đền Đông Cuông ở Yên Bái, Phủ Dầy và Đền Trần ở Nam Định. Đền các ông hoàng bà chúa rải rác trên khắp miền Bắc. Ngay ở Hà Nội cũng bắt đầu nhộn nhịp cúng bái ở Phủ Tây Hồ nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt. Mọi đền phủ đều có nghi thức cúng bằng tiền thật mệnh giá nhỏ đặt lên ban thờ và các tượng thánh.

Phong trào này về sau lan rộng sang cả các chùa chiền Phật giáo. Không khó để vào chùa nhìn thấy trong lòng ông tượng Phật Di Lặc là cả một đống tiền lẻ chất cao đến ngực. Vài ngôi chùa nổi tiếng phải thuê người vào thu nhặt và đếm suốt đêm không hết tiền lẻ. Nhưng lần này thì nhà nước đã nhạy bén cung cấp đủ tiền lẻ cho người dân. Những tập tiền mới in còn thơm mùi mực được phát hành đủ dùng cho những dịp lễ tết.

Vài tháng nay như một biến cố có tính dây chuyền. Tiền lẻ lại khan hiếm trên toàn quốc. Lần này không vào dịp cúng bái nào cả. Người ta đổ xô đi mua tiền lẻ để nộp phí giao thông ở các trạm BOT. Các chủ đầu tư BOT, ngành giao thông vận tải và cả cảnh sát giao thông đang rất đau đầu vì tình trạng ách tắc do kiểm đếm quá mất thời gian. Nhưng lần này xem ra thuốc chữa không đến từ phía Ngân hàng nhà nước bằng cách in thêm tiền lẻ. Cũng không đến từ phía những chế tài bởi không tìm đâu ra dấu hiệu phạm tội. Chỉ có một cách thôi. Phải lắng nghe xem cái túi tiền heo hóp của người dân đang muốn nói gì!

9-2017

đỗ phấn
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.